TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34 - 38)

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM NAM

2.1.1. Quá trình thành lập và phát triển

Được thành lập ngày 26/4/1957 theo quyết định 177/TTg của Thủ tướng Chính phủ với tên gọi là Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Kiến Thiết là thực hiện cấp phát, quản lý vốn kiến thiết cơ bản từ nguồn vốn ngân sách cho tất các các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Nhiều cơng trình lớn, có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống sản xuất của nhân dân cả hai miền Nam Bắc, đã được xây dựng nên từ những đồng vốn cấp phát của Ngân hàng Kiến Thiết.

Ngày 24/6/1981, Ngân hàng Kiến Thiết Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Quyết định số 259-CP của Hội đồng Chính phủ. Nhiệm vụ chủ yếu của Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng là cấp phát, cho vay và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế thuộc kế hoạch nhà nước.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Quyết định số 401-CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng. Giai đoạn này, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, tự lo vốn để phục vụ đầu tư phát triển. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam còn đẩy mạnh và phát triển mạnh mẽ hơn nữa quan hệ hợp tác toàn diện về kinh tế, thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Lào. Ngồi ra, một trong những thành cơng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn này là củng cố và phát triển mơ hình tổ chức của hệ thống, hình thành và phân định rõ khối ngân hàng, khối công ty trực thuộc, khối đơn vị sự nghiệp, khối liên doanh, làm tiền đề quan trọng cho việc xây dựng đề án cổ phần hoá.

Từ 27/04/2012, ngân hàng chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) theo Giấy phép Thành lập do NHNN cấp và Giấy Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp vào ngày 27/4/2012.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức hoạt động

BIDV là một trong những ngân hàng có mạng lưới phân phối lớn nhất trong hệ thống các ngân hàng tại Việt Nam, chia thành hai khối, khối kinh doanh và khối sự nghiệp.

Khối kinh doanh của BIDV gồm 117 chi nhánh và sở giao dịch, trên 551 điểm mạng lưới, 1,300 ATM/POS tại 63 tỉnh/ thành phố trên toàn quốc, sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu khách hàng. Trong đó có 2 đơn vị chuyên biệt, một là ngân hàng chỉ định thanh toán phục vụ thị trường chứng khốn (Chi nhánh Nam Kì Khởi Nghĩa), và ngân hàng bán buôn, phục vụ làm đại lý ủy thác giải ngân nguồn vốn ODA (Sở Giao dịch 3). Tổng số cán bộ công nhân viên của toàn hệ thống là hơn 18.000 người.

Đầu tư tài chính: góp vốn thành lập doanh nghiệp để đầu tư các dự án, trong đó nổi bật là vai trị chủ trì điều phối các dự án trọng điểm của đất nước như: Công ty Cổ phần cho thuê Hàng không (VALC) Công ty phát triển đường cao tốc (BEDC), Đầu tư sân bay Quốc tế Long Thành…

Mạng lưới phi ngân hàng, gồm: Cơng ty cổ phần chứng khốn BIDV (BSC), Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm BIDV, Công ty Cho thuê Tài chính TNHH Một thành viên BIDV, Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản BIDV (BAMC), Công ty TNHH BIDV Quốc tế (BIDVI).

Hiện diện thương mại tại nước ngoài: Lào, Campuchia, Myanmar, Nga, Séc...

Các liên doanh với nước ngoài: Ngân hàng Liên doanh VID-Public (đối tác Malaysia), Ngân hàng Liên doanh Lào -Việt (với đối tác Lào), Ngân hàng Liên doanh Việt Nga-VRB (với đối tác Nga), Công ty Liên doanh Tháp BIDV (đối tác Singapore), Liên doanh quản lý đầu tư BIDV- Việt Nam Partners (đối tác Mỹ)…

Khối sự nghiệp của BIDV gồm Trường đào tạo cán bộ BIDV (BTC) và Trung tâm Cơng nghệ thơng tin (BITC).

2.1.3. Tình hình hoạt động từ năm 2009 đến 2012 2.1.3.1. Tổng tài sản của BIDV từ 2009 đến 2012 2.1.3.1. Tổng tài sản của BIDV từ 2009 đến 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.1 Tình hình tổng tài sản của BIDV giai đoạn 2009-2012

Nhìn chung, tổng tài sản của BIDV tăng lên qua các năm. Đặc biệt trong năm 2012, tổng tài sản tăng trưởng vượt trội, đạt 484,785 tỷ, tăng 19.5% tương đương 79,030 tỷ so với năm 2011. Mức tăng trưởng của tổng tài sản năm 2012 cao hơn mức thực hiện năm trước. Theo báo cáo thường niên 2012, BIDV liên tục giữ vững vị trí thứ 3 trên thị trường về quy mô tổng tài sản so với các ngân hàng thương mại.

2.1.3.2. Hoạt động huy động vốn từ 2009 đến 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có

giá của BIDV, giai đoạn 2009-2012

Huy động vốn từ tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá của BIDV có sự tăng trưởng đáng kể, đạt 331,116 tỷ, tăng 35% tương đương 86,278 tỷ so với năm 2011, cao hơn so với tăng trưởng bình qn của tồn hệ thống. Mức tăng trưởng huy động vốn năm 2012 đạt mức cao nhất trong 4 năm, giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn và đảm bảo

296,432 366,268 405,755 484,785 2009 2010 2011 2012 TỔNG TÀI SẢN 203,298 251,924 244,838 331,116 - 100,000 200,000 300,000 400,000 2009 2010 2011 2012

an toàn thanh khoản của hệ thống. Trong đó, tiền gửi cá nhân có mức tăng trưởng lớn nhất, 36%, góp phần chuyển dịch cơ cấu huy động vốn theo hướng tăng tính ổn định của nguồn vốn. Trong năm 2012, BIDV đầu tiên phát hành trái phiếu kỳ hạn 2-3 năm, với khối lượng 3,030 tỷ và 6,300 tỷ chứng chỉ tiền gửi dài hạn.

2.1.3.3. Hoạt động sử dụng vốn từ 2009 đến 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.3 Tình hình hoạt động sử dụng vốn của BIDV giai đoạn 2009-2012

Tổng dư nợ cho vay khách hàng trước dự phòng rủi ro đạt 339,924 tỷ đồng, tăng trưởng 15.6% so với năm trước. Mức tăng này nằm trong giới hạn quản lý và cho phép của NHNN, phù hợp với nền kinh tế và điều kiện môi trường kinh doanh.

Mức tăng trưởng tín dụng ở các năm gắn với việc kiểm sốt chất lượng tín dụng, trong việc đáp ứng vốn cho các khu vực ưu tiên, các cơng trình trọng điểm quốc gia, cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn theo chỉ đạo của chính phủ.

2.1.3.4. Lợi nhuận của BIDV từ 2009 đến 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên BIDV các năm 2009, 2010, 2011, 2012)

Biểu đồ 2.4 Tình hình lợi nhuận trước thuế của BIDV giai đoạn 2009-2012

206,402 254,191 293,937 339,924 2009 2010 2011 2012 DƢ NỢ CHO VAY KHÁCH HÀNG TRƢỚC DPRR 2009 2010 2011 2012

LỢI NHUẬN TRƯỚC

THUẾ 3,605 4,626 4,220 4,325 - 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000

Trong bối cảnh kinh tế Mỹ và châu Âu vướng vào cuộc khủng hoảng nợ công năm 2011, Việt Nam cũng không tránh khỏi những ảnh hưởng trái chiều. Thị trường tài chính tiền tệ trong nước đối mặt trước những khó khăn, thách thức lớn, như lạm phát hai con số, thị trường chứng khoán sụt giảm, bất động sản đóng băng. Trước tình hình đó, BIDV cũng chịu những tác động bất lợi. Lợi nhuận trước thuế đang trên đà tăng trưởng cao trong năm 2010 với tốc độ 28.32%, đột ngột giảm 8.77% và dừng ở mức 4,220 tỷ tại năm 2011, và chỉ đạt mức tăng rất nhẹ 2.48% ở năm tiếp theo. Nguyên nhân của mức tăng thấp trên là do năm 2012, BIDV phải gia tăng trích lập dự phịng rủi ro để đảm bảo an toàn hoạt động, cũng như nhiều lần giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các doanh nghiệp khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 34 - 38)