Thực trạng cung ứng dịch vụ thẻ tại BIDV giai đoạn 2009-2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)

2.2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ THẺ TẠI BIDV

2.2.3. Thực trạng cung ứng dịch vụ thẻ tại BIDV giai đoạn 2009-2012

2.2.3.1. Quy mô các loại thẻ đƣợc phát hành tại BIDV

Bảng 2.1: Số lượng các loại thẻ BIDV phát hành từ năm 2009- 2012: Năm Năm Loại thẻ 2009 2010 2011 2012 TỔNG SỐ LƢỢNG THẺ 1,616,927 2,734,663 3,577,598 4,926,515 Thị phần 8.3% 8.6% 8.47% 8.97% - Thẻ VISA Flexi 1,500 8,000 14,000 22,500 Tỷ lệ 0.09% 0.29% 0.39% 0.46% - Thẻ VISA Precious 4,800 9,000 15,000 18,000 Tỷ lệ 0.30% 0.33% 0.42% 0.37% - Thẻ MasterCard Chưa phát hành

- Thẻ ghi nợ nội địa 1,610,627 2,717,663 3,548,598 4,886,015

Tỷ lệ 99.61% 99.38% 99.19% 99.18%

Trong khi dịch vụ thẻ đã được một số ngân hàng như Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Á Châu, Ngân hàng TMCP Đông Á, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam,… chú trọng đầu tư và phát triển, thì BIDV lại có bước đi muộn hơn trong mảng dịch vụ đầy tiềm năng này. Vì vậy, thời gian đầu mới gia nhập, thị phần BIDV khá thấp, khoảng 8.3% trong năm 2009. Thị phần thẻ của BIDV trên thị trường liên tục tăng, nhưng với tốc độ khá chậm, đến 2012 đạt 8.97%. Tuy ra đời sau, nhưng dịch vụ thẻ của BIDV được đông đảo khách hàng hưởng ứng ngay từ ngày đầu. Số lượng thẻ tăng nhanh qua các năm, từ 1,616,927 thẻ trong năm 2009 đã tăng lên 2,734,663 trong năm 2010 và đạt số lượng 4,926,515 thẻ năm 2012.

Các loại thẻ do BIDV cung cấp nhìn chung chưa đa dạng, tập trung vào thẻ ghi nợ nội địa, chiếm tỷ lệ khá cao, đến 99.61% trong năm 2009. Tỷ lệ này liên tục giảm, cho thấy BIDV đã bắt đầu quan tâm đến việc phát triển thẻ quốc tế. Tuy nhiên, mức giảm không cao, đến năm 2012, tỷ lệ này chiếm 99.18% số lượng thẻ do BIDV phát hành. Thẻ ghi nợ nội địa do BIDV phát hành bao gồm thẻ eTrans, Moving, Harmony và thẻ liên kết, thay thế cho tiền thân ban đầu là thẻ eTrans365+, thẻ Vạn dặm và thẻ Power.

Góp một phần tỷ lệ nhỏ trong lượng thẻ do BIDV phát hành là thẻ tín dụng quốc tế, mang thương hiệu Visa Flexi và Visa Precious. Chỉ mới ra đời từ năm 2009, dù chiếm tỷ lệ thấp nhưng hai loại thẻ này vẫn tăng đều qua các năm. Tuy vậy, đến 2012, tỷ lệ cả 2 loại thẻ vẫn chưa đạt đến 1% trong tổng số thẻ phát hành.

2.2.3.2. Doanh thu hoạt động thanh tốn thẻ tại BIDV

Nhìn chung, doanh thu từ dịch vụ thẻ tăng mạnh qua các năm. Từ 3 tỷ đồng trong năm 2009, BIDV đã gia tăng doanh số,cao hơn 14 lần vào năm 2010. Đến năm 2012, doanh thu dịch vụ thẻ đạt 101 tỷ đồng, tăng trưởng 43% so với năm 2011. Cơ cấu thu phí trong dịch vụ thẻ có sự chuyển đổi theo hướng tăng doanh thu từ phí thanh tốn qua POS, thanh tốn qua thẻ ATM và phí dịch vụ thẻ tín dụng tăng mạnh tỷ trọng trong tổng thu.

(Nguồn: Theo thống kê Trung Tâm Thẻ BIDV)

Biểu đồ 2.5: Doanh thu dịch vụ thẻ giai đoạn 2009-2012

Trong đó, tình hình doanh số sử dụng thẻ qua các năm như sau.

Bảng 2.3: Doanh số sử dụng thẻ của BIDV giai đoạn từ năm 2009- 2012

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Lọai thẻ

2009 2010 2011 2012

Thẻ ghi nợ nội địa 35,543,970 51,984,520 66,721,384 84,794,904

Thị phần 10.14% 10.50% 10.28% 10.35%

Thẻ tín dụng quốc tế 112,427 438,880 965,110 1,462,092

Thị phần 0.04% 4.40% 5.92% 6.73%

Tổng doanh số 35,656,397 52,423,400 67,686,494 86,256,996

Thị phần 9.20% 9.50% 9.38% 9.78%

(Nguồn: Theo thống kê Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Doanh số sử dụng thẻ của BIDV liên tục tăng mạnh, đặc biệt là bước đột phá năm 2010 với tỷ lệ tăng tổng doanh số là 47.02% so với năm 2009, đạt 52,423,400 triệu VND. Đến năm 2012, doanh số sử dụng thẻ đã là 86,256,996 triệu VND, chiếm 9.78% thị phần trong tổng doanh số sử dụng thẻ và giữ vị trí thứ 4 trong hệ thống các ngân hàng thương mại. 0 20 40 60 80 100 120 2009 2010 2011 2012 3 44 71 101 Doanh thu dịch vụ thẻ

(Nguồn: Theo thống kê Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Biểu đồ 2.6: Doanh số sử dụng thẻ giai đoạn 2009-2012

Trong doanh số sử dụng thẻ của BIDV, dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa ln đóng góp một tỷ trọng khá cao. Từ năm 2009 đến 2012, tỷ trọng này có giảm dần, tuy nhiên, tốc độ giảm khá chậm. Điều này chứng tỏ, dịch vụ thẻ ghi nợ nội địa của BIDV được ưa chuộng hơn, với doanh số sử dụng thẻ vào năm 2012 là 84,794,904 triệu VND, chiếm 10.35% tổng doanh số sử dụng thẻ nội địa của tồn hệ thống. Trong đó, khách hàng sử dụng thẻ ghi nợ nội địa với chủ yếu để rút tiền mặt, do đó doanh số sử dụng thẻ rút tiền mặt giữ vị trí cao nhất, với 77,371,349 triệu VND vào năm 2012, chênh lệch khá lớn với doanh thu từ các dịch vụ khác, như doanh thu chuyển khoản với 7,190,308 triệu VND, doanh thu chi tiêu tại đơn vị chấp nhận thẻ là 156,963 triệu VND, và thấp nhất là doanh thu thanh tốn hóa đơn, chỉ đạt 76,284 triệu VND. Cơ cấu này của doanh số sử dụng thẻ đang được cải thiện theo hướng giảm tỷ trọng dịch vụ rút tiền mặt của thẻ, tăng tỷ trọng doanh thu từ chi tiêu tại các đơn vị chấp nhận thẻ và từ thanh tốn hóa đơn.

Doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đóng góp phần rất nhỏ vào tổng doanh số. Mặc dù chỉ đạt 112,427 triệu VND vào năm 2009, nhưng dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế đang nhanh chóng gia tăng, với tốc độ tăng doanh số khá cao, năm 2010 tăng 290.37% so với năm 2009, năm 2011 cũng cao hơn 119.90% so với năm 2010, và đạt mức 1,462,092 triệu VND vào năm 2012, chiếm 6.73% trong tổng doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế của hệ thống ngân hàng thương mại.

Đối với hoạt động thanh toán thẻ, đến năm 2012, BIDV thực hiện thanh toán cho đa dạng các loại thẻ quốc tế, như Visa, Master, Amex, JCB… Tuy khởi đầu muộn hơn các

35,543,970 51,984,520 66,721,384 84,794,904 112,427 438,880 965,110 1,462,092 0 10,000,000 20,000,000 30,000,000 40,000,000 50,000,000 60,000,000 70,000,000 80,000,000 90,000,000 100,000,000 2009 2010 2011 2012 Thẻ tín dụng quốc tế Thẻ ghi nợ nội địa

ngân hàng khác hơn một thập niên, nhưng BIDV đã nhanh chóng nắm giữ vị trí cao trên tồn hệ thống về dịch vụ thẻ nói chung, và hoạt động thanh tốn thẻ nói riêng.

Doanh số thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ giai đoạn 2009 đến 2012 được thể hiện chi tiết trong bảng sau:

Bảng 2.4: Doanh số thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ giai đoạn từ 2009- 2012:

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Lọai thẻ

2009 2010 2011 2012

Thẻ ghi nợ nội địa 12,653 27,913 82,857 206,591

Thị phần 0.6% 1.5% 0.9% 2.2%

Thẻ tín dụng quốc tế 150,774 317,070 355,543 1,001,829

Thị phần 0.7% 1.7% 0.9% 1.8%

Tổng doanh số 163,427 344,983 438,400 1,208,420

(Nguồn: Theo thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Có thể thấy, tại đơn vị chấp nhận thẻ, doanh số thanh tốn của thẻ tín dụng quốc tế ln chiếm ưu thế hơn so với thẻ ghi nợ nội địa, với tỷ trọng khá cao lên đến 92.25% năm 2009. Tỷ lệ giữa doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế và thẻ ghi nợ nội địa có xu hướng cân bằng với nhau theo thời gian. Năm 2010, doanh số thanh tốn thẻ tín dụng quốc tế chiếm 91.90%, đóng góp 317,070 triệu VND trong tổng số 344,983 triệu VND doanh số thanh toán thẻ. Tỷ lệ này tiếp tục giảm còn 81.10%, trong năm 2011 và 82.90% năm 2012.

Nhìn chung, doanh số thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ có xu hướng tăng mạnh, đặc biệt trong năm 2012, doanh số này tăng gần 3 lần so với năm 2011, đạt mức 1,208,420 triệu VND, giữ vị trí thứ 4 trong tổng doanh số sử dụng thẻ của cả hệ thống ngân hàng thương mại.

Trong tương quan với doanh số thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, thì doanh số thanh tốn thẻ tại ATM cao hơn khá nhiều, gấp 145 lần trong năm 2009. Tỷ lệ này có xu hướng giảm dần, chỉ còn 71 lần vào năm 2012, khi đó, doanh số thanh tốn thẻ tại ATM đạt mức 86,233,385 triệu VND. Điều này không những cho thấy doanh số thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ ngày càng đóng vai trị quan trọng trong tổng doanh số

thanh toán thẻ, đồng thời thể hiện hoạt động thanh toán thẻ của BIDV ngày càng phát triển với doanh số liên tục tăng nhanh.

Đối với hoạt động thanh tốn thẻ tại ATM, có một sự thay đổi trong cơ cấu doanh số so với hoạt động thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ, điều này được thể hiện chi tiết trong bảng sau.

Bảng 2.5: Doanh số thanh toán thẻ tại ATM giai đoạn từ 2009- 2012:

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm

Loại thẻ 2009 2010 2011 2012

Thẻ ghi nợ nội địa 23,638,037 52,856,241 65,014,383 85,569,622

Thị phần 3.9% 7.4% 8.5% 10.3%

Thẻ tín dụng quốc tế 190,754 310,524 472,218 663,763

Thị phần 0.1% 0.3% 0.4% 1.5%

Tổng doanh số 23,828,791 53,166,765 65,486,601 86,233,385

(Nguồn: Theo thống kê của Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Ngược với hoạt động thanh toán thẻ tại ATM, doanh số thanh tốn của thẻ ghi nợ nội địa ln chiếm ưu thế hơn so với thẻ tín dụng quốc tế. Tỷ trọng của doanh số thanh toán thẻ ghi nợ nội địa năm 2009 là 99.19%, tỷ lệ này giảm nhẹ trong các năm tiếp theo, chiếm 99.41% trong năm 2010, 99.27% vào năm 2011 và 99.23% năm 2012, tức đạt 85,569,622 triệu VND trong tổng số 86,233,385 triệu VND. Nhờ sự đóng góp chủ yếu của doanh số thanh toán từ thẻ ghi nợ nội địa, mà tổng doanh số thanh toán tại ATM liên tục tăng qua các năm, nhưng tăng với tốc độ khá chậm, năm 2010 tăng 12.31% so với năm 2009, năm 2011 tăng 17.52% so với 2010 và năm 2012 đạt mức tăng cao nhất 31.68% so với năm 2011.

Song song với mức tăng doanh số sử dụng và thanh toán, doanh thu dịch vụ thẻ của BIDV cũng có mức tăng khá mạnh. Năm 2011, dịch vụ thẻ đạt 70.69 tỷ VND, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ năm trước, hoàn thành 75% kế hoạch 2011. Trong cơ cấu thu của dịch vụ thẻ, thu phí thường niên thẻ ghi nợ chiếm 43.3%, thu phí thanh tốn ATM và dịch vụ thẻ tín dụng chiếm 40.7%, thu phí phát hành, sử dụng thẻ ghi nợ chiếm 10.3%, thu phí thanh tốn qua POS chiếm 5.7%.

2.2.2.3. Số lƣợng và mật độ máy ATM và POS

Bảng 2.2: Số lượng máy ATM và POS của BIDV giai đoạn từ năm 2009- 2012 Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 2012 Số lƣợng ATM 994 1,094 1,295 1,297 Thị phần 10.20% 9.40% 8.97% 8.98% Số lƣợng POS 1,100 4,263 6,189 7,151 Thị phần 3.00% 7.90% 5.93% 6.85%

(Nguồn: Theo thống kê Hội thẻ Ngân hàng Việt Nam)

Sau 2 năm bắt đầu triển khai dịch vụ thẻ, năm 2009, số lượng thẻ ATM của BIDV đã tăng lên gần 1,000 máy, chiếm 10.2% tổng số máy ATM trên thị trường. Tuy nhiên, do đến tháng 8 năm 2007, dịch vụ thanh tốn qua POS/EDC chính thức được BIDV tung ra thị trường và năm 2009 cũng là năm thẻ Visa mới bắt đầu được phát hành rộng rãi, nên số lượng POS vẫn cịn khá ít, chỉ đạt 1,100 điểm POS, chiếm 3% tổng số POS của cả hệ thống, và đứng thứ 4 trong hệ thống ngân hàng thương mại về hệ thống kênh phân phối hiện đại. Bên cạnh đó, BIDV cũng khơng ngừng phát triển các sản phẩm mới ứng dụng trên ATM, như: thanh tốn tiền hóa đơn điện thoại, hóa đơn điện, hóa đơn nước.

Năm 2010, BIDV đã thực hiện lắp đặt và phát triển thêm 100 máy ATM và hồn thành dự án mở rộng 2,000 POS khơng dây trên Taxi Mai Linh, nâng tổng số máy ATM toàn hệ thống lên 1,094 máy và hơn 4,263 POS. Với hệ thống kênh phân phối này, BIDV vẫn giữ vị trí thứ 4 về mạng lưới kênh phân phối hiện đại và là một trong 2 ngân hàng có mạng lưới ATM trải rộng cả nước.

Năm 2011, BIDV bổ sung 200 máy ATM, nâng tổng số máy 1,295 máy, phân bổ khắp các tỉnh thành phố trong cả nước, chiếm tỷ lệ 8.97% trong tổng số máy ATM của cả hệ thống. Đồng thời, số lượng POS tăng lên nhanh chóng, gần 2,000 POS trong năm 2011, đạt 6,189 máy. Tuy nhiên, do năm 2011, các ngân hàng thương mại đồng loạt tăng cường đầu tư hệ thống phân phối, nên thị phần POS của BIDV giảm so với năm 2010, chỉ đạt 5.93% trên tổng số POS của toàn hệ thống.

Đến năm 2012, số lượng ATM chỉ tăng thêm 2 máy so với năm 2011, đạt 1,297 máy, trong khi số lượng POS tiếp tục tăng thêm gần 1,000 POS, chiếm tỷ lệ 6.85% tổng số POS cả hệ thống.

2.3. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TẠI BIDV 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc 2.3.1. Kết quả đạt đƣợc

Tuy có bước khởi đầu muộn hơn so với các ngân hàng thương mại khác trong lĩnh vực dịch vụ thẻ, nhưng BIDV đã gặt hái được những kết quả đáng kể. Những số liệu phân tích trên cho thấy, trong giai đoạn 2009- 2012, BIDV ln đứng ở vị trí cao so với các ngân hàng thương mại khác về số lượng thẻ phát hành.

Trong một thời gian ngắn, BIDV đã nhận được sự hưởng ứng, ủng hộ của đông đảo khách hàng với lượng thẻ phát hành tăng nhanh chóng. Với việc gia tăng lượng khách có quan hệ với BIDV trong việc mở tài khoản thanh toán thẻ, BIDV đã thu thập được một cơ sở thông tin khách hàng phong phú, hữu ích khi giới thiệu, mở rộng dịch vụ mới. Hơn nữa, số lượng thẻ phát hành tăng, kéo theo sự gia tăng của doanh số thanh toán và doanh thu từ dịch vụ thẻ. Theo một cách nhìn nhận khác, việc phát triển dịch vụ thẻ không những tạo thêm doanh thu cho BIDV, mà cịn đa dạng hóa nguồn thu từ các hoạt động phi tín dụng, giảm sự phụ thuộc vào doanh thu từ tín dụng, từ đó hạn chế nhiều rủi ro tiềm ẩn từ hoạt động tín dụng, cũng như giảm thiểu rủi ro riêng có của ngân hàng, đảm bảo sự phát triển an toàn, bền vững của hoạt động ngân hàng.

Song song với nguồn thu từ các khoản phí và lãi của hoạt động thẻ, việc phát triển dịch vụ thẻ còn tạo cho BIDV nguồn huy động vốn với chi phí rẻ, thơng qua số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán ngày càng tăng. Dịch vụ thẻ của BIDV đã góp phần thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, mà không phải sử dụng đến công cụ lãi suất, giảm mức độ gay gắt trong việc cạnh tranh về mặt lãi suất giữa các ngân hàng với nhau.

Dịch vụ thẻ của BIDV vừa mới ra đời trong thời gian gần đây, nên có điều kiện tổng hợp kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước. Sản phẩm thẻ nội địa của BIDV tương đối đa dạng với nhiều tiện ích ưu việt, đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của khách hàng. Từ đó, xây dựng hình ảnh BIDV thành một ngân hàng hiện đại, đa năng, ngày càng nâng cao uy tín và thương hiệu của BIDV trong mắt khách hàng với giải thưởng Top 10 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam trong hai năm liên tục từ 2011 đến 2012.

Ngoài ra, dịch vụ thẻ BIDV còn đạt được những bước tiến nhất định, đó là xây dựng được một mạng lưới kênh phân phối rộng khắp cả nước, đặc biệt là hai khu vực trọng điểm tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Hơn nữa, nhờ nền tảng công nghệ

hiện đại, các giao dịch trên POS của BIDV đều được thực hiện trực tuyến, kết nối online giữa thiết bị POS và hệ thống của ngân hàng. Do đó, các giao dịch thanh toán qua POS/EDC đảm bảo độ tin cậy, an toàn, đem lại niềm tin cho chủ thẻ và cùng với đó việc thanh toán cho đơn vị chấp nhận thẻ được thực hiện nhanh chóng và chính xác.

2.3.2. Những tồn tại và hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được, dịch vụ thẻ của BIDV vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế.

Thứ nhất, tốc độ thực hiện quy trình phát hành thẻ kéo dài. Thẻ BIDV được quản lý tập trung tại Trung tâm thẻ. Đến 2012, Trung tâm thẻ BIDV chỉ mới có trụ sở tại Hội sở chính, do đó, quy trình phát hành thẻ lâu, phải thơng qua nhiều cơng đoạn, do đó kéo dài đến 7 ngày làm việc kể từ khi khách hàng làm thủ tục mở thẻ. Mặt khác, trong quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 49)