1.2. Cơ sở lý luận về nợ xấu
1.2.3. Phân loại nợ xấu
Cũng cần nhấn mạnh rằng, khơng có một tiêu chuẩn tồn cầu nào dùng để phân loại nợ xấu trên thực tế cả. Nhưng hiện nay hệ thống phân loại nợ xấu của Ngân hàng Thanh tốn Quốc tế (BIS) thành 5 nhóm: Khơng vấn đề; Chú ý đặc biệt; Dưới chuẩn; Nghi ngờ; và Mất vốn là hệ thống phân loại nợ xấu được sử dụng rộng rãi nhất, dựa
trên tiêu chuẩn kiểm toán quốc tế (IAS). Trong một số trường hợp khác, người ta sẽ áp dụng hệ thống báo cáo kép theo vừa theo chủ trương chính sách trong nước, vừa theo phương pháp phân loại của BIS.
Theo phương pháp của BIS thì nợ được phân loại cụ thể như sau: 1. Không vấn đề: là các khoản cho vay sẽ thu hồi được.
2. Chú ý đặc biệt: là các khoản cho vay các doanh nghiệp có thể có khó khăn khi
thu hồi nợ, ví dụ, do tiếp tục sản xuất kinh doanh thua lỗ.
3. Dưới chuẩn: là các khoản cho vay mà tiền trả lãi và gốc bị nợ quá hạn trên 3
tháng. Các ngân hàng phải trích lập dự phịng 10% trên phần vốn cho vay không được bảo đảm và được xác định là dưới chuẩn.
4. Nghi ngờ: khả năng tất tốn tồn bộ khoản cho vay tỏ ra đáng nghi ngờ, cho
thấy có khả năng sẽ mất vốn, tuy nhiên mất bao nhiêu thì chưa rõ. Các ngân hàng phải trích lập dự phịng 50% cho các khoản vay nghi ngờ này.
5. Mất vốnthật sự và khơng có khả năng thu hồi: các khoản cho vay này được
coi là khơng có khả năng thu hồi. Thường là các khoản vay cho các doanh nghiệp đang tiến hành các thủ tục pháp lý để được bảo vệ theo luật phá sản. Các ngân hàng trích dự phịng 100% cho các khoản vay này.
Nợ xấu được định nghĩa là các khoản cho vay rơi vào 3 nhóm cuối cùng trong hệ thống phân loại 5 nhóm nói trên của BIS.