Nguồn vốn và các sản phẩm cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho thuê tài chính ngành vận tải biển tại công ty cho thuê tài chính II ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 49 - 56)

2.3. Thực trạng hoạt động cho th tài chính tại Cơng ty cho thuê tài chính

2.3.2. Nguồn vốn và các sản phẩm cho thuê tài chính

Nguồn vốn cho thuê tài chính

Về cơ cấu, nguồn vốn của ALCII được hình thành từ bốn nguồn chính như sau: ♦ Nguồn thứ nhất: Vốn chủ sỡ hữu

Ngay khi đăng ký kinh doanh, ALCII được NHNo&PTNT VN cấp vốn điều lệ lần đầu với số tiền 55 tỷ đồng, đến tháng 7/2002 được cấp thêm 45 tỷ đồng, tháng 1/2004 được cấp thêm 50 tỷ đồng và đến tháng 8/2007 được cấp thêm 200 tỷ đồng, nâng tổng vốn điều lệ đến nay là 350 tỷ đồng. Nhưng nếu tính tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn thì khơng cao và có xu hướng ngày càng tăng do tổng nguồn vốn giảm dần: tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn năm 2008 là 4,41%, đến 2009 là 3,96%, năm 2010 là 6,3%, năm 2011 là 12,52% và năm 2012 là 16,72%.

Là nguồn vốn hoạt động chính của ALCII từ năm 2000 và ln chiếm tỷ trọng cao, bình quân từ năm 2008 đến năm 2012 là trên 75% trong tổng nguồn vốn hoạt động của Công ty. Nguồn vốn này ALCII được NHNo&PTNT VN cho vay theo hạn mức, lãi suất bằng mức lãi suất điều vốn nội bộ và thường là cao hơn vốn huy động. Tuy nhiên, nguồn vốn này có thời hạn dài 5 năm, thủ tục nhận vốn đơn giản, sử dụng linh hoạt, dễ dàng.

Từ cuối 2007 đến nay, nguồn vốn vay NHNo&PTNT VN không tăng do bị khống chế theo Quyết định số 03/2007/QĐ-NHNN ngày 19/1/2007 và Quyết định số 34/2008/QĐ-NHNN ngày 05/12/2008 của NHNN VN “V/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005”. Từ năm 2010 ALCII cân đối vốn để trả NHNo&PTNT VN, tuy nhiên do kết quả thu nợ kém nên số tiền trả nợ không đáng kể, số dư tuyệt đối giảm nhưng tỷ trọng tăng dần từ năm 2009 (chiếm 33,62%) đến năm 2010 (chiếm 54,73%), năm 2011 (chiếm 104%) và năm 2012 chiếm 128%, do tổng nguồn giảm.

♦ Nguồn thứ ba: Vốn huy động

Hoạt động chủ yếu của các tổ chức tín dụng là đi vay để cho vay, điều này càng được khẳng định rõ nét hơn trong nền kinh tế thị trường. Do đó khả năng huy động các nguồn vốn trở thành một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sức mạnh và khả năng cạnh tranh của một tổ chức tín dụng.

Ngay từ khi thành lập và đi vào hoạt động, ALCII đã chú trọng đến công tác huy động vốn để từng bước chủ động về nguồn vốn và giảm giá thành đầu vào, kết quả là nguồn vốn huy động tăng trưởng nhanh qua các năm. Tuy nhiên các hình thức huy động vốn chưa đa dạng. Một mặt là do ALCII khơng có chức năng làm dịch vụ thanh toán, mặt khác là do tâm lý khách hàng có thói quen gửi tiền vào các Ngân hàng hoạt động truyền thống nên việc huy động vốn từ dân cư của các cơng ty CTTC nói chung

và của ALCII nói riêng gặp nhiều khó khăn. Nguồn vốn huy động được chủ yếu từ các khách hàng có mối quan hệ thân thiết với ALCII.

Từ cuối năm 2009, ALCII lâm vào tình trạng mất thanh khoản do vậy khơng thể huy động vốn mà chủ yếu thương thảo gia hạn, giãn nợ với các đơn vị gửi tiền và cho vay. Từ năm 2009, số tuyệt đối của nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng ngày càng giảm nhưng tỷ trọng ngày càng tăng do tổng nguồn giảm dần, cụ thể như số liệu trong bảng thống kê 2.5 ở dưới.

♦ Nguồn thứ tư: Nguồn vốn khác

Ngoài 3 nguồn chính ở trên, nguồn vốn của ALCII cịn đến từ tiền ký cược, đặt cọc, tiền bảo hiểm đợi thanh toán, tiền do chiếm dụng trong thanh toán, gọi chung là nguồn vốn quản lý. ALCII đã tranh thủ khai thác các nguồn vốn này để tạo nguồn vốn cho hoạt động của Công ty và giảm giá thành đầu vào. Nguồn vốn này cũng tăng trưởng qua các năm tương ứng với tốc độ tăng trưởng dư nợ cho thuê và chiếm một tỷ lệ trung bình trên 65% trong tổng nguồn vốn hoạt động của ALCII từ năm 2008 đến năm 2012.

Từ năm 2008, nguồn vốn khác tăng cao chủ yếu là dự thu, còn nguồn vốn từ tiền ký cược, đặt cọc ngày càng giảm, đi ngược với tốc độ tăng doanh số cho thuê, đã làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của ALCII. Nguyên nhân do khách hàng thuê gặp khó khăn, ALCII đã cho khách hàng nợ hoặc cho khách hàng rút ra để giải quyết các nhu cầu cấp bách và do thu nợ trong quá trình xử lý nợ xấu.

Bảng 2.5:Tình hình nguồn vốn hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 – 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng, %.

CH TIÊU

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Số dư (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 1. Vốn tự 535 (1.215) (4.469) (6.494) (8.740) Vốn điều lệ 350 3,59 350 3,22 350 5,13 350 10,19 350 13,61 Các quỹ 80 0,82 80 0,74 80 1,17 80 2,33 80 3,11 Lỗ lũy kế 105 (1.645) (4.899) (6.924) (9.170) 2. Huy động từ NHNo& PTNT VN và bán khoản phải thu 3.698 37,92 4.054 37,3 4.383 64,19 3.766 110 3.394 132 Tiền gửi 399 296 18 13 Tiền vay 3.698 37,92 3.655 33,62 3.737 54,73 3.560 104 3.289 128 Bán khoản phải thu 350 188 91 3. Huy động 4.284 43,93 6,277 57,75 4.568 66,9 3.190 92,87 2.996 115

ngoài NHNo &PTNT VN Tiền gửi 3.948 5.642 4.367 3.142 2.948 Tiền vay 285 484 123 48 48 Tiền gửi tiết kiệm 51 151 78 0 0 Nguồn vốn khác 1.235 12,66 1.754 16,14 2.346 34,36 2.973 86,55 4.921 191 Đặt cọc, ký cược 758 565 304 223 Tổng 9.752 10.870 6.828 3.435 2.572

[Nguồn: ALCII-Báo cáo tổng kết qua các năm]

Các sản phẩm cho thuê tài chính

Các lĩnh vực hoạt động của ALCII được quy định trong điều lệ và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của ALCII. Qua thời gian, lĩnh vực kinh doanh của ALCII có sự thay đổi theo từng giai đoạn nhằm phù hợp với tình hình thực tế phát sinh. Đến thời điểm này, ALCII được hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực sau:

♦ Thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn

- Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ 01 năm trở lên của các tổ chức, cá nhân.

- Vay vốn ngắn, trung và dài hạn của các tổ chức tín dụng trong và ngồi nước. - Phát hành các loại giấy tờ có giá bao gồm: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các giấy tờ có giá khác kỳ hạn trên 01 năm để huy động vốn của các tổ chức,cá nhân trong nước theo quy định của NHNN VN về việc phát hành giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng để huy động vốn trong nước. Phát hành các loại giấy tờ có giá bao gồm: trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá khác kỳ hạn trên 01 năm để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân ngoài nước khi được NHNN VN chấp thuận.

- Tiếp nhận các nguồn vốn khác theo quy định của NHNN VN.

♦ Thực hiện các nghiệp vụ trong hoạt động cho thuê tài chính

- Tư vấn khách hàng về những vấn đề có liên quan đến nghiệp vụ CTTC.

- Dịch vụ ủy thác: cho khách hàng thuê tài chính theo chỉ định của bên ủy thác và được hưởng chi phí ủy thác cho thuê. Được nhập ủy thác bằng máy móc, thiết bị để CTTC đối với khách hàng; nhận ủy thác bằng tiền từ các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để nhập máy móc thiết bị CTTC đối với khách hàng; các dịch vụ ủy thác khác liên quan đến hoạt động CTTC.

- Thực hiện các dịch vụ quản lý tài sản liên quan đến CTTC.

- Thực hiện các dịch vụ bảo lãnh liên quan đến CTTC theo hướng dẫn của NHNN VN.

- Cho thuê vận hành; mua và cho thuê lại theo hình thức CTTC. - CTTC hợp vốn.

- Bán các khoản phải thu từ hợp đồng CTTC cho các tổ chức, cá nhân. - Thực hiện hoạt động ngoại hối theo quy định của NHNN VN.

- Thực hiện các nghiệp vụ khác khi được NHNN VN cho phép.

- Dùng vốn điều lệ và quỹ dự trữ để góp vốn mua cổ phần của doanh nghiệp và của các tổ chức khác theo quy định của pháp luật và của NHNN VN.

- Thực hiện góp vốn với các tổ chức tín dụng nước ngồi để thành lập tổ chức tín dụng liên doanh tại Việt Nam khi được NHNN VN cho phép.

- Tham gia thị trường tiền tệ theo quy định của NHNN VN.

- Kinh doanh những ngành nghề khác có liên quan đến hoạt động CTTC theo quy định của pháp luật và được sự chấp thuận của NHNN VN.

♦ Nghiệp vụ cho thuê tài chính

Nghiệp vụ CTTC tại ALCII cũng thực hiện trong khuôn khổ pháp lý về nghiệp vụ CTTC tại Việt Nam. Trên cơ sở những văn bản pháp luật của Chính phủ, của NHNN VN, NHNo&PTNT VN ban hành quy định về nghiệp vụ CTTC áp dụng cho

hai công ty CTTC trực thuộc NHNo&PTNT VN. Ngay khi thành lập, ALCII thực hiện nghiệp vụ cho thuê theo quyết định số 135/1998/HĐQT-QĐ ngày 15/10/1998 của Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN. Sau khi Chính phủ thay thế nghị định số 64/CP ngày 09/10/1995 “ V/v Ban hành Quy chế tạm thời về tổ chức và hoạt động của cơng ty cho th tài chính tại Việt Nam” bằng nghị định số 16/2001/NĐ-CP ngày 02/5/2001 “V/v Tổ chức và hoạt động của Công ty cho th tài chính” thì NHNo&PTNT VN cũng ban

hành lại quy định về nghiệp vụ CTTC số 90/QĐ-HĐQT-QLDN ký ngày 15/4/2002. Từ năm 2007, ALCII hoạt động theo mơ hình có Hội đồng quản trị riêng và do vậy quy định về nghiệp vụ CTTC cũng đựơc ban hành lại theo quyết định số 07/QĐ- HĐQT-CTTCII ký ngày 10/04/2008. Hiện nay ALCII đang thực hiện nghiệp vụ CTTC theo quyết định này.

Nghiệp vụ CTTC chứa đựng một mối quan hệ ba bên: bên cho thuê, bên thuê (Khách hàng doanh nghiệp hoặc cá nhân) và nhà cung ứng. Quan hệ ba bên này hoạt động trong sự quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước, dưới tác động trực tiếp của hệ thống luật pháp hiện hành. Có thể tóm tắt quy trình thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Bên thuê trực tiếp chọn lựa nhà cung ứng và thoả thuận các điều khoản cung ứng tài sản từ giá cả, chất lượng, bảo hành… và chịu trách nhiệm về sự chọn lựa đó bằng văn bản xác nhận chọn nhà cung ứng.

- Bước 2: Sau khi thẩm định khách hàng và thẩm định dự án thuê, nếu được chấp thuận tài trợ, hai bên sẽ tiến hành ký hợp đồng CTTC.

- Bước 3: Căn cứ văn bản thỏa thuận chọn nhà cung ứng của bên thuê, ALCII sẽ đứng ra ký hợp đồng mua bán tài sản với nhà cung ứng.

- Bước 4: Nhà cung ứng giao tài sản trực tiếp cho bên thuê với sự chứng kiến của ALCII.

- Bước 5: Sau khi có biên bản bàn giao tài sản được ký xác nhận giữa ba bên, ALCII tiến hành thanh toán cho nhà cung ứng.

- Bước 6: Trong quá trình thực hiện hợp đồng CTTC, bên thuê sẽ thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho ALCII theo lịch thanh toán.

♦ Hợp đồng cho thuê tài chính áp dụng

Nghiệp vụ CTTC quy định một giao dịch CTTC phải được lập thành văn bản là Hợp đồng CTTC. Hợp đồng CTTC là một loại hợp đồng kinh tế do vậy phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật. Trong hợp đồng phải ghi rõ việc xử lý hợp đồng chấm dứt trước hạn.

- Đăng ký tại NHNN VN và cơ quan quản lý hợp đồng, nơi công ty CTTC đặt trụ sở theo quy định của pháp luật.

- Không được hủy ngang trước thời hạn (nếu khơng có sự thống nhất giữa hai bên).

- Hợp đồng CTTC phải nêu được quyền và nghĩa vụ các bên và phải thể hiện được toàn bộ những thỏa thuận giữa bên cho thuê và bên thuê bao gồm cả những thỏa thuận về quyền lợi, trách nhiệm, nghĩa vụ của các bên, các hình thức thưởng phạt, chế tài xử lý do vi phạm hợp đồng và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho thuê tài chính ngành vận tải biển tại công ty cho thuê tài chính II ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 49 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)