Nợ xấu trong cho thuê tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho thuê tài chính ngành vận tải biển tại công ty cho thuê tài chính II ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29)

CTTC là nghiệp vụ cấp tín dụng, các cơng ty CTTC là tổ chức tín dụng phi ngân hàng nên cũng phải chịu sự ràng buộc bởi các quy định về phân loại nợ đối với các tổ chức tín dụng. Về cơ bản việc phân loại nợ trong CTTC cũng không khác trong lĩnh vực ngân hàng. Nợ xấu được định nghĩa là các khoản cho vay rơi vào 3 nhóm cuối cùng trong hệ thống phân loại 5 nhóm nói trên của BIS.

- Nhóm 3: Nợ dưới chuẩn: là các khoản nợ mà tiền trả lãi và gốc bị nợ quá hạn

trên 3 tháng. Các cơng ty CTTC phải trích lập dự phịng 10% trên phần vốn CTTC không được bảo đảm và được xác định là dưới chuẩn.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ: khả năng tất tốn tồn bộ khoản nợ tỏ ra đáng nghi ngờ,

cho thấy có khả năng sẽ mất vốn, tuy nhiên mất bao nhiêu thì chưa rõ. Các cơng ty CTTC phải trích lập dự phịng 50% cho các khoản vay nghi ngờ này.

- Nhóm 5: Nợ mất vốn thật sự và khơng có khả năng thu hồi: các khoản nợ này

được coi là khơng có khả năng thu hồi. Các cơng ty CTTC trích dự phòng 100% cho các khoản nợ này.

1.4.2. Ảnh hưởng của nợ xấu đối với công ty cho thuê tài chính

Cũng như các hoạt động cấp tín dụng khác, nợ xấu CTTC khiến các công ty CTTC không thu hồi được đầy đủ vốn gốc và lãi thuê, ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của khoản đầu tư từ đó ảnh hưởng đến hoạt động, thu nhập và lợi nhuận của các cơng ty CTTC.

Vì là hình thức cấp tín dụng đặc trưng bằng tài sản nên khi xảy ra nợ xấu, khoản đầu tư của các cơng ty CTTC cịn trở nên rủi ro hơn do tài sản bị hao mòn theo thời gian và không được sử dụng, bảo quản đúng kỹ thuật. Nợ xấu nhiều khiến các cơng ty CTTC mất uy tín, mất khả năng thanh khoản có thể dẫn đến phá sản, gây thiệt hại đến các tổ chức kinh tế khác và rộng hơn là ảnh hưởng xấu đến hệ thống tài chính – ngân hàng của một quốc gia.

Có thể coi xử lý nợ xấu CTTC là một nghệ thuật và nó khơng hồn tồn có một quy trình chung hoặc hướng dẫn nào cụ thể, tùy từng hoàn cảnh và khả năng khác nhau mà áp dụng những phương pháp khác nhau. Xử lý nợ xấu CTTC phải đi đôi với quản lý và hạn chế sự gia tăng của nợ xấu, cơ bản có thể bám sát 10 giải pháp sau:

- Đánh giá lại chất lượng và khả năng thu hồi của các khoản nợ CTTC để có biện pháp xử lý.

- Tăng cường trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu CTTC. - Tiếp tục cơ cấu lại nợ.

- Tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi. - Bổ sung, hoàn thiện hồ sơ pháp lý tài sản đảm bảo.

- Thu nợ và xử lý tài sản đảm bảo. - Hoán đổi nợ thành vốn.

- Bán nợ xấu CTTC cho Công ty Mua bán nợ, Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng…

- Kiểm soát chặt chẽ dư nợ CTTC và giảm thiểu tối đa chi phí hoạt động. - Hạn chế nợ xấu phát sinh trong tương lai.

1.5. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu cho th tài chính tại Cơng ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu và bài học đối với Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

1.5.1. Kinh nghiệm xử lý nợ xấu cho thuê tài chính tại Cơng ty cho th tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL)

ACBL là Cơng ty CTTC 100% vốn trực thuộc Ngân hàng TMCP Á Châu, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày 29/10/2007, có trụ sở chính tại số 131 Châu Văn Liêm, Phường 14, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh với vốn điều lệ ban đầu là 200 tỷ đồng. ACBL hoạt động trong các ngành nghề, lĩnh vực sau:

- Cho thuê tài chính.

- Cho thuê vận hành.

- Thực hiện dịch vụ ủy thác, quản lý tài sản & bảo lãnh liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính.

- Tư vấn những dịch vụ liên quan đến nghiệp vụ cho th tài chính.

Nhìn chung, thị trường CTTC trong năm 2012 tiếp tục tăng trưởng chậm và chịu tác động lớn từ những khoản nợ xấu. Hiệu quả hoạt động của các công ty CTTC khá thấp tuy nhiên ACBL vẫn tiếp tục tăng trưởng ổn định và an tồn, duy trì hiệu quả hoạt động xuyên suốt trong kinh doanh. Mặc dù dư nợ CTTC của toàn ngành năm 2012 giảm xấp xỉ 10%, ACBL vẫn đạt mức tăng trưởng tín dụng dương và có mức tăng trưởng tốt nhờ chính sách bán hàng phù hợp và linh hoạt.

Thị phần của ACBL liên tục tăng trưởng trong 5 năm qua. Đến 31/12/2012, dư nợ cho thuê tài chính của ACB Leasing là 925,2 tỷ đồng, tăng 12% so với năm 2011. Như vậy, ACBL đã nâng thị phần của mình thêm 1,23%, chiếm 5,95% tổng dư nợ CTTC toàn ngành (theo thống kê của Hiệp hội CTTC Việt Nam).

Biểu đồ 1.1: Mức tăng trưởng thị phần của ACBL

Biểu đồ 1.2: Tốc độ tăng trưởng dư nợ và lợi nhuận của ACBL

[Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của Ngân hàng TMCP Á Châu] Điểm nổi bật trong hoạt động của ACBL là quản lý và giám sát rủi ro. Trước thực trạng bùng phát nợ xấu và chất lượng tín dụng tồn ngành CTTC nhìn chung giảm sút, ACBL đã tập trung kiểm sốt tốt rủi ro tín dụng, thường xun rà sốt và thực hiện quyết liệt công tác đôn đốc, thu hồi nợ. Tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 của ACBL chỉ là 0,04%. Danh mục ngành nghề và tài sản CTTC cũng được rà soát định kỳ để đánh giá tác động và mức độ biến động thị trường của tài sản, từ đó điều chỉnh cơ cấu tài sản cho thuê tài chính phù hợp. Trong danh mục tài trợ của ACBL, công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng dư nợ tài trợ là 39%, bên cạnh các ngành còn lại chủ yếu như y tế, khí đốt, xây dựng, v.v. ACBL hướng đến đa dạng hóa loại tài sản tài trợ, chủ yếu là máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất tập trung theo đúng định hướng của Nhà nước là khuyến khích tập trung vốn cho doanh nghiệp sản xuất.

Biểu đồ 1.3: Danh mục tài sản CTTC năm 2012 của ACBL

[Nguồn: Báo cáo thường niên năm 2012 của Ngân hàng TMCP Á Châu] Định hướng phát triển của ACBL đảm bảo ba mục tiêu quản lý tốt, tăng trưởng hợp lý và an toàn. Cùng với việc mở rộng mạng lưới chi nhánh nhằm cung cấp dịch vụ CTTC đến rộng rãi hơn đến khách hàng trên toàn quốc, phát triển thị phần. ACBL tập trung nâng cao chất lượng phục vụ, cung cấp giải pháp tư vấn đầu tư vốn đổi mới cơng nghệ tồn diện đối với khách hàng, phấn đấu trở thành một trong ba cơng ty CTTC có quy mơ lớn nhất và an tồn.

1.5.2. Bài học cho Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và phát triển nông thôn Việt Nam

Từ thực tiễn quá trình hoạt động CTTC và kinh nghiệm của các cơng ty CTTC, bản thân ALCII rút ra được một số điều cần lưu ý như sau:

- Luôn tuân thủ các quy tắc về an toàn trong hoạt động, bám sát các quy định, hướng dẫn của cơ quan chủ quản và quy định của pháp luật liên quan.

- Tăng trưởng trong điều kiện phải quản lý được tài sản, quản lý được khách hàng thuê, không đầu tư dàn trải vào quá nhiều lĩnh vực và địa bàn hoạt động rộng nhưng cũng không được đầu tư quá nhiều vào một lĩnh vực, không vi phạm nguyên tắc “Không bỏ trứng vào cùng một rổ”.

- Thường xuyên thanh kiểm tra và tự kiểm tra chéo, báo cáo trung thực thực trạng hoạt động với cơ quan chủ quản và các cơ quan cấp trên. Nghiêm túc chấn chỉnh các tồn tại theo yêu cầu của cơ quan kiểm tra.

- Triển khai đồng bộ các nhóm giải pháp để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vừa triển khai, vừa kiểm tra và chấn chỉnh kịp thời các sai sót, bổ sung phần cịn thiếu.

- Hội đồng quản trị, Ban điều hành bàn bạc và thống nhất trong việc xác lập mục tiêu hoạt động trong từng thời kỳ và đề ra giải pháp, chỉ đạo triển khai.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong Chương 1, luận văn đề cập đến những nội dung cơ bản về CTTC, các giao dịch CTTC như khái niệm, các hình thức CTTC, những điểm khác biệt giữa CTTC và vay vốn ngân hàng, giữa CTTC và cho thuê vận hành.

Đặc biệt trong chương này, luận văn đã tập trung đề cập những lý luận về nợ xấu và khái quát tình hình nợ xấu trong hoạt động CTTC của một số cơng ty CTTC từ đó đưa ra bài học về xử lý nợ xấu cho ALCII.

Những nội dung tổng hợp lý thuyết nêu trên là cơ sở cho việc thực hiện mục đích nghiên cứu mà luận văn đề ra tại ALCII.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XỬ LÝ NỢ XẤU CHO THUÊ TÀI CHÍNH

NGÀNH VẬN TẢI BIỂN TẠI CƠNG TY CHO TH TÀI

CHÍNH II – NGÂN HÀNG NƠNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

NÔNG THÔN VIỆT NAM

2.1. Khái quát về hoạt động cho thuê tài chính tại Việt Nam

Hoạt động CTTC tại Việt Nam tuy chỉ mới ra đời vào thập niên cuối của thế kỷ XX nhưng đã góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn để đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực cạnh tranh, đặc biệt là cung ứng vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, CTTC cịn góp phần thu hút vốn đầu tư và cơng nghệ của nước ngồi trong điều kiện thiếu nguồn vốn để phát triển đất nước như hiện nay.

Tính đến tháng 6/2012, tại Việt Nam đã có 12 cơng ty CTTC được thành lập và cấp giấy phép hoạt động bao gồm: 4 công ty CTTC 100% vốn nước ngồi; 2 cơng ty CTTC 100% vốn trong nước trực thuộc NHNo&PTNT VN; 5 công ty CTTC 100% vốn trong nước trực thuộc 5 Ngân hàng TMCP, 1 cơng ty CTTC thuộc tập đồn Vinashin. 12 cơng ty CTTC này có mạng lưới hoạt động trải đều khắp các tỉnh và thành phố lớn ở Việt Nam. Về vốn điều lệ, các cơng ty CTTC khi thành lập có vốn điều lệ tối thiểu là 100 tỷ đồng. Tuy nhiên vốn điều lệ của các công ty CTTC được bổ sung liên tục. Đến thời điểm hiện tại các công ty CTTC đều có số vốn điều lệ cao hơn mức vốn tối thiểu.

Đến tháng 3/2013, ngoài ANZ/V-TRAC đã bị NHNN VN thu hồi giấy phép hoạt động, công ty CTTC 100% vốn nước ngoài khác là Kexim cũng gần như đã ngừng hoạt động CTTC. Hai công ty 100% vốn nước ngồi cịn lại trong lĩnh vực này là Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam và Công ty CTTC Quốc tế Chailease cũng hoạt động không mấy hiệu quả.

Bảng 2.1: Vốn điều lệ của các cơng ty cho th tài chính tại Việt Nam

Đơn vị: tỷ đồng.

STT Tên Cơng ty cho th tài chính Vốn

điều lệ

Năm thành lập 1 BLC – Công ty CTTC Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam (hợp nhất từ BLC1 và BLC2) 448 2012

2

VCBL – Công ty CTTC Ngân hàng TMCP

Ngoại Thương Việt Nam 500 1998

3 ICBL – Công ty CTTC Ngân hàng TMCP Công

Thương Việt Nam 800 1998

4

ALCI – Công ty CTTC I NHNo&PTNT Việt

Nam 200 1998

5 ALCII – Công ty CTTC II NHNo&PTNT Việt

Nam 350 1998

6 SBL – Công ty CTTC Ngân hàng TMCP Sài Gịn

Thương Tín 300 2006

7

ACBL – Công ty CTTC Ngân hàng TMCP Á

Châu 200 2007

8 VFL – Cơng ty Tài chính TNHH một thành viên

Công nghiệp tàu thủy 200 1998

9 ANZ/VTRAC – Công ty CTTC ANZ/VTRAC 103 1999

10 VILC - Công ty CTTC Quốc tế Việt Nam 350 1996

11 KVLC - Công ty CTTC TNHH một thành viên Kexim Việt Nam

13 Triệu

USD 1996

12 CILC - Công ty CTTC Quốc tế Chailease 200 2006 [Nguồn: NHNN VN và website của các cơng ty CTTC]

Hoạt động CTTC là hình thức tín dụng thơng qua việc tài trợ tài sản đã mở ra một kênh dẫn vốn mới đáp ứng vốn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp không đủ điều kiện vay vốn về tài sản thế chấp. Tuy vậy, tổng vốn điều lệ của các công ty CTTC Việt Nam và tổng mức dư nợ chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn, hơn 3.000 tỷ đồng và khoảng 1% trên tổng dư nợ tín dụng nền kinh tế.

Bảng 2.2: Thị phần cho thuê của các công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam Đơn vị: tỷ đồng, %.

Tên

công ty

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Dư nợ (tỷ đồng) Thị phần (%) Dư nợ (tỷ đồng) Thị phần (%) Dư nợ (tỷ đồng) Thị phần (%) Dư nợ (tỷ đồng) Thị phần (%) Dư nợ (tỷ đồng) Thị phần (%) 1. ALCI 2.147 15,4 2.717 13 2.233 11,3 1.545 8,9 1.148 7,4 2. ALCII 6.206 44,4 11.512 55,2 9.979 50,6 7.834 45 6.827 43,9 3. BLC1 1.733 12,4 1.655 7,9 1.574 8 3.001 17,2 2.561 16,5 4. BLC2 1.309 9,4 1.622 7,8 1.766 9 5. ICBL 985 7,1 1.220 5,9 1.393 7,1 1.636 9,4 1.438 9,3 6. VCBL 1.084 7,8 1.045 5 1.191 6 1.287 7,4 1.346 8,7 7. SBL 332 2,4 565 2,7 828 4,2 966 5,5 964 6,2 8. ACBL 106 0,8 173 0,8 423 2,1 823 4,7 925 6 9. VFL 67 0,5 341 1,6 332 1,7 333 1,9 331 2 Tổng 13.969 20.850 19.719 17.425 15.540

[Nguồn: Hiệp hội cho thuê tài chính Việt Nam]

Dư nợ tại các công ty CTTC trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012 tuy có lúc tăng, có lúc giảm nhưng cơ bản biến động không nhiều. Sự biến động dư nợ lớn tại Công ty CTTC 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (hiện nay là BLC - Công ty CTTC Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam) là do trong năm 2011 Công ty

CTTC 2 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam sáp nhập vào Công ty CTTC 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam làm dư nợ tại Công ty CTTC 1 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tăng hơn 90%. Ngoài ra từ năm 2009, ALCII tăng dư nợ một cách đột biến đến 85,5% nguyên nhân là do trong giai đoạn này ALCII đã định hướng chiến lược kinh doanh sai, dẫn đến việc ồ ạt mở rộng dư nợ cho thuê đặc biệt là cho thuê tài sản là tàu biển. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến nợ xấu tại ALCII tăng rất cao tại thời điểm hiện nay.

Từ năm 2008, do ảnh hưởng của nền kinh tế thế giới bị suy giảm, nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng rất lớn, các doanh nghiệp Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn dẫn đến hoạt động CTTC bị ảnh hưởng không nhỏ. Đến năm 2009, theo thống kê của Hiệp hội CTTC Việt Nam thì nợ xấu của một số cơng ty CTTC ở mức trên 10%, thậm chí cá biệt ALCII có tỷ lệ nợ xấu ở mức 57,93%. Điều này cho thấy hoạt động CTTC tại Việt Nam trong thời gian 5 năm trở lại đây hoạt động không hiệu quả. Nguyên nhân nợ xấu tăng cao được cho là xuất phát từ tình hình kinh tế thế giới bị khủng hoảng, việc đánh giá, dự báo thị trường khơng chính xác, cũng như chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan quản lý nhà nước về cơ chế, chính sách và các nguyên nhân chủ quan trong quá trình quản lý, thực hiện nghiệp vụ của các công ty CTTC. Số liệu nợ xấu đến 31/12/2012 của các công ty CTTC Việt Nam cho thấy ngoại trừ Công ty CTTC Ngân hàng TMCP Sài Gịn Thương Tín và Cơng ty CTTC Ngân hàng TMCP Á Châu thì các cơng ty CTTC cịn lại đều có tỷ lệ nợ xấu rất cao. Cá biệt có ALCII gần như tồn là nợ xấu và trong đó dư nợ CTTC của tài sản là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho thuê tài chính ngành vận tải biển tại công ty cho thuê tài chính II ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)