Tổng quan về Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng nông nghiệp và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho thuê tài chính ngành vận tải biển tại công ty cho thuê tài chính II ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

2.2.1. Tổng quan về Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và phát triển nông thôn Việt Nam

Lịch sử thành lập và phát triển

ALCII được thành lập theo Quyết định số 239/1998/QĐ-NHNN ngày 14/7/1998 của Thống đốc NHNN VN, khai trương hoạt động vào ngày 16/10/1998. Vốn điều lệ hiện nay là 350 tỷ đồng và trụ sở chính đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. ALCII là doanh nghiệp nhà nước hạch toán độc lập, là đơn vị thành viên của NHNo&PTNT VN.

Phân loại theo tài sản Nợ xấu

Tên công ty n CTTC Ơtơ các loại Tàu thuy n các loại Máy xây dựng khai khoáng Thiết bị y tế Dây chuyền sản xuất Tài sản khác Tỷ lệ n xấu (%) N nhóm 5 (%) 1. ALCI 1.148 68 1.046 4,6 28 1,4 68,16 55,5 2. ALCII 6.827 372 4.916 1.067 18,5 277 176 95,95 95,43 3. BLC 2.561 593 1.164 261 146 397 10,73 1,68 4. ICBL 1.438 455 247 326 380 30 3 0,53 5. VCBL 1.347 356 20 347 5,8 174 444 4,77 2,71 6. SBL 964 391 4 13 556 0,99 0,99 7. ACBL 926 45 4 33,6 332 511 0,04 8. VFL 331 4 36 69 62 160 98,39 98,39 Tổng 15.542 2.284 7.433 2.079 99 1.928 1.718

ALCII có điều lệ tổ chức hoạt động riêng do Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN ban hành, được Thống đốc NHNN VN chuẩn y.

Mơ hình tổ chức hoạt động

♦ Loại hình Cơng ty

Theo Luật doanh nghiệp năm 2005 thì đến 01/7/2010 các doanh nghiệp nhà nước phải chuyển đổi sang hoạt động theo mơ hình Cơng ty cổ phần hoặc Công ty TNHH một thành viên.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ và NHNN VN về việc cổ phần hóa NHNo&PTNT VN và các cơng ty trực thuộc, NHNo&PTNT VN đã chỉ đạo ALCII thực hiện tiến trình cổ phần hóa, như sau:

Thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa là ngày 30/6/2007, giá trị doanh nghiệp của ALCII được xác định để xây dựng phương án cổ phần hóa là 422 tỷ đồng.

Phương án cổ phần hóa: tổng số vốn điều lệ của ALCII được cổ phần là 500 tỷ đồng trong đó vốn NHNo&PTNT VN tham gia 63%, bán ưu đãi cho cán bộ nhân viên 1,5%, cổ đơng chiến lược tham gia 10%, số cịn lại bán cho các nhà đầu tư bên ngoài.

Đến thời điểm ngày 09/3/2009, ALC2 đã thực hiện IPO thành cơng. Kết quả tổng số có 90 nhà đầu tư trúng giá, trong đó có 27 nhà đầu tư là tổ chức và 63 nhà đầu tư là cá nhân với giá đấu bình quân là 10.632 đồng / cổ phần.

Bảng 2.4: Kết quả bán cổ phần cho các nhà đầu tư

Đơn vị: triệu đồng.

STT Diễn giải Số cổ

phần Tổng mệnh giá Tổng giá trị 1 Bán cho nhà đầu tư thông

thường 13.354.100 133.541 142.836

2 Bán cho nhà đầu tư chiến lược

(01 nhà đầu tư) 5.000.000 50.000 53.160

3

Bán ưu đãi cho cán bộ nhân

viên 145.900 1.459 0,930

Tổng cộng 18.500.000 185.000 196.089

[Nguồn: Phòng Kế hoạch tổng hợp – ALCII]

Mặc dù IPO thành công nhưng thực chất ngay từ đầu năm 2008, ALCII đã có dấu hiệu khó khăn về thanh khoản, bất ổn trong hoạt động, nhất là từ gần cuối năm 2008, thông tin và dấu hiệu càng cho thấy rõ ràng hơn tình trạng nợ xấu tăng cao, đầu tư tàu biển tràn lan, đặc biệt là khả năng mất thanh khoản. Tỷ lệ đầu tư vào tàu biển cao, nợ tồn đọng lớn, khả năng thu nợ kém dần, phân loại nhóm nợ khơng đúng… Trong tổng số 185 tỷ đồng bán cổ phần qua IPO, thực chất đã có khoảng 80% các nhà đầu tư là khách hàng của ALCII.

Đến tháng 7/2009, ALCII đã có biểu hiện rõ ràng việc mất thanh khoản, dư nợ cao, nợ quá hạn lớn vượt tầm kiểm sốt… Trước tình hình đó NHNo&PTNT VN đã chỉ đạo ALCII tạm thời chưa đại hội cổ đông, tập trung chấn chỉnh, củng cố chất lượng dư nợ cho thuê, xử lý thanh khoản.

♦ Cơ cấu tổ chức - mạng lưới

Đến thời điểm tháng 8/2010, ALC2 có trụ sở chính đặt tại số 422 đường Trần Hưng Đạo, Phường 2, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh và các chi nhánh tại Thành phố Đà Nẵng, Tỉnh Khánh Hịa, Tỉnh Bình Dương, Thành phố Cần Thơ; tại Thành phố

Hồ Chí Minh có chi nhánh Tây Bắc, chi nhánh Nam Sài Gịn và Phịng giao dịch Đơng Sài Gòn. Tuy nhiên để thực hiện đề án tái cấu trúc thu hẹp quy mô hoạt động, từ tháng 9/2010 đến tháng 6/2013 ALCII đã chấm dứt và sáp nhập hoạt động của Phòng giao dịch Đơng Sài Gịn, chi nhánh Tây Bắc, Nam Sài Gịn, Bình Dương, Khánh Hịa về hội sở chính, chi nhánh Đà Nẵng và Cần Thơ đang tiếp tục được bàn giao, sáp nhập.

Hội đồng quản trị của ALCII gồm có: Chủ tịch Hội đồng quản trị và 02 Ủy viên, trong đó có 01 Ủy viên kiêm Tổng Giám đốc.

Ban kiểm sốt gồm có: Trưởng Ban và hai thành viên chuyên trách.

Ban điều hành gồm: Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc giúp việc. Hiện tại, ALCII có 07 phịng nghiệp vụ bao gồm: Phòng Kinh doanh 1, Phòng Kinh doanh 2, Phịng Tài chính Kế tốn, Phịng Kế hoạch tổng hợp, Phịng Hành chính nhân sự, Phịng Cơng nghệ thơng tin và Phịng Kiểm tốn nội bộ (trực thuộc Ban kiểm soát).

Tại ALCII, Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất về điều hành trực tiếp với sự trợ giúp của 03 Phó Tổng Giám đốc. Các Phó Tổng Giám đốc có quyền thay mặt Tổng Giám đốc giải quyết công việc khi Tổng Giám đốc đi vắng. Tại mỗi Phịng sẽ có các Trưởng phịng và Phó Trưởng phịng điều hành những cơng việc cụ thể và chịu trách nhiệm trước Ban Tổng Giám đốc. Cơ cấu Phòng ban sẽ thay đổi dựa theo yêu cầu quản lý, quy mơ và tình hình phát triển của cơng ty mà có những thay đổi thích hợp.

♦ Cơng tác quản trị điều hành

Mơ hình quản trị điều hành của ALCII trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn đầu hoạt động theo mơ hình khơng có Hội đồng quản trị, giai đoạn tiếp theo có Hội đồng quản trị nhưng do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN kiêm nhiệm và giai đoạn hiện nay ALCII đã có Hội đồng quản trị riêng.

- Giai đoạn đầu (Từ khi thành lập năm 1998 đến tháng 6/2003): ALCII hoạt động theo mơ hình khơng có Hội đồng quản trị.

Theo mơ hình này, Giám đốc ALCII là người đại diện theo pháp luật, trực tiếp quản lý, chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của ALCII theo điều lệ và cơ chế quản lý do NHNo&PTNT VN ban hành hoặc hướng dẫn, được NHNN VN chuẩn y.

- Giai đoạn tiếp theo (Từ tháng 6/2003 đến tháng 4/2006): ALCII có Hội đồng quản trị nhưng do Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN kiêm nhiệm.

Theo quyết định 516/2003/QĐ-NHNN ngày 26/5/2003 của Thống đốc NHNN VN thì ALCII phải có Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt. Trong giai đoạn này Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN vẫn kiêm nhiệm quản trị, kiểm soát ALCII, Giám đốc chỉ đạo điều hành toàn bộ hoạt động của ALCII theo những cơ chế do NHNo&PTNT VN ban hành, hướng dẫn và được NHNN VN chuẩn y.

- Giai đoạn hiện nay (Từ tháng 5/2006 đến nay): ALCII có Hội đồng quản trị riêng.

Hiện nay ALCII có Hội đồng quản trị và Ban kiểm sốt riêng. Mặc dù có Hội đồng quản trị riêng nhưng giai đoạn từ tháng 5/2006 đến tháng 12/2008 Chủ tịch Hội đồng quản trị NHNo&PTNT VN cũng đồng thời là Chủ tịch Hội đồng quản trị ALCII. Trong giai đoạn này, Hội đồng quản trị ALCII đã sửa đổi, ban hành điều lệ mới, được Thống đốc NHNN VN chuẩn y ngày 18/6/2007. Theo đó đã có sự điều chỉnh quan trọng trong thẩm quyền ban hành Điều lệ Công ty và một số cơ chế quản lý, tách rời tương đối vai trị quản lý, kiểm sốt của NHNo&PTNT VN đối với ALCII.

2.2.2. Tổng quan về ngành vận tải biển của Việt Nam

Vận tải là huyết mạch của nền kinh tế, vận tải phát triển sẽ thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển theo. Trong thời đại toàn cầu hố hiện nay vận tải đóng vai trị rất quan trọng, nhất là vận tải biển. Vận tải liên kết các nền kinh tế, rút ngắn khoảng cách về khơng gian địa lý, nhằm giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, thúc đẩy thương mại phát triển, làm lợi cho cả người sản xuất và tiêu dùng. Trong thương mại quốc tế thì vận tải biển đóng vai trị đặc biệt quan trọng. Khoảng 80% hàng hố xuất nhập khẩu được vận chuyển bằng đường biển, đó là do đặc thù ngành vận tải biển tạo

ra lợi thế cho mình, như phạm vi vận tải rộng, sức chuyên chở lớn và chi phí vận chuyển thấp, đồng thời cịn góp phần củng cố an ninh, quốc phịng của đất nước, do vậy ngành vận tải biển trở thành ngành kinh doanh dịch vụ rất tiềm năng. Việt Nam có những lợi thế lớn để phát triển hình thức vận tải biển như vị trí địa lý, có bờ biển dài và có khoảng 36 cảng biển lớn nhỏ.

Trong những năm gần đây ngành vận tải biển của Việt Nam khơng ngừng phát triển và vươn xa, đóng góp khơng nhỏ vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nhưng bên cạnh đó vẫn cịn nhiều tồn tại cần giải quyết. Những năm qua, đặc biệt từ khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, ngành vận tải biển Việt Nam đã và đang phát triển nhanh chóng, thị trường vận tải biển Việt Nam đang dần dần mở rộng theo nhịp độ chung của xu thế thương mại khu vực và tồn cầu. Sự nghiệp đổi mới, chính sách mở cửa, hồ nhập của Việt Nam với cộng đồng quốc tế đã tạo điều kiện cho khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam tăng với tốc độ nhanh.

Trong điều kiện tồn cầu hố khu vực, mức độ quốc tế hố các ngành sản xuất và dịch vụ ngày càng tăng thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, giữa các quốc gia trong lĩnh vực kinh tế ngày càng gay gắt hơn. Đất nước mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới cùng với nền kinh tế phát triển, xuất nhập khẩu tăng đã tạo điều kiện cho hàng loạt những hãng tàu lớn quốc tế có mặt tại thị trường Việt Nam cạnh tranh với nhau trong khi ngành hàng hải Việt Nam còn đang non yếu.

Gia nhập WTO, các công ty vận tải biển Việt Nam nói chung cho thấy sự yếu thế, ít cạnh tranh qua các đội tàu nhỏ và kém đa dạng. Theo báo cáo của Cục Hàng hải Việt Nam - Bộ Giao thơng vận tải, tính đến nay đội tàu biển Việt Nam gồm 1.755 chiếc các loại, tổng dung tích hơn 4,3 triệu GT và tổng tải trọng hơn 6,9 triệu DWT. Trong khi đó Singapore chỉ có khoảng 900 tàu các loại, nhưng tổng trọng tải đến 36.39 triệu DWT. Hoặc Indonesia chỉ với 718 tàu nhưng tổng trọng tải lên đến 4,3 triệu DWT. Và thậm chí cả đội tàu Việt Nam ít hơn so với Campuchia gần 1 triệu DWT.

Báo cáo đánh giá sau giai đoạn phát triển nóng kể từ 2010 đến nay, ngành vận tải biển rơi vào khủng hoảng dẫn đến tình hình tài chính của các cơng ty vận tải biển trong nước hết sức khó khăn nên việc đầu tư nguồn lực cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng và trang bị lại thường xuyên cho tàu, đảm bảo tính sẵn sàng hoạt động của các trang thiết bị an tồn trên tàu khơng được thực hiện đầy đủ. Gần đây tàu biển có phát triển mạnh, nhưng chiến lược không rõ ràng, đầu tư phần lớn vẫn bị phân mảnh và không bền vững.

Trong khi thế giới đang ngày càng tập trung vào việc phát triển các tàu lớn với sức chứa lớn cũng như tàu chuyên dụng, doanh nghiệp Việt Nam chỉ có phần lớn các tàu chở hàng có trọng tải nhỏ, chủ yếu là dưới 20.000 tấn. Xu hướng vận chuyển của thế giới ngày nay là container, trong khi đội tàu container của Việt Nam chỉ chiếm khoảng 2% số lượng tàu với 7% cơng suất. Vì lý do này làm cho tàu biển Việt Nam chỉ có thể hoạt động trong thị trường nhỏ, càng khơng thể đảm đương được tuyến đường đại dương với hàng hóa lớn từ Mỹ, châu Âu. Đặc biệt, trong thời gian gần đây hàng loạt hãng vận tải biển lớn trên thế giới đã liên kết với nhau nhằm chiếm lĩnh thị phần và tăng khả năng cạnh tranh. Cụ thể, tháng 12-2012 hãng tàu lớn thứ 4 thế giới Evergreen của Đài Loan (Trung Quốc) đã bắt đầu liên kết khai thác cùng liên minh CKYH gồm các công ty hàng hải như K-Line, COSCO, Hanjin Shipping, Yang Ming Line. Đến tháng 2-2013, hai hãng tàu Grand và New World (Mỹ) cũng đã bắt tay nhau, hình thành một liên minh mới với tên gọi G6. Và mới đây nhất, ngày 18-6, hãng vận tải container của Đan Mạch Maersk đã tham gia vào liên minh MSC và CMA CGM (Pháp), tạo thành một liên minh khổng lồ gồm 3 hãng tàu biển lớn nhất thế giới với 255 con tàu, tương đương 2,6 triệu TEU khai thác trên 29 tuyến đường biển.

Các công ty vận tải biển Việt Nam với thương hiệu lớn trong ngành vận chuyển chỉ đếm trên đầu ngón tay như Vosco, Vinaship, Falcon... Hầu hết các công ty vận chuyển cịn lại có qui mơ nhỏ và không đáp ứng được các yếu tố cần thiết để cạnh tranh để hội nhập. Ngay cả ở trong nước, các công ty vận chuyển cũng chiếm thị phần

rất khiêm tốn. Sự xuất hiện của các hãng tàu lớn như Maersk Line, NYK, P & O... đã cạnh tranh trực tiếp với các công ty vận tải biển Việt Nam trong các tuyến đường vận chuyển container, vận chuyển dầu và các nguồn xuất khẩu chính của Việt Nam bởi phong cách phục vụ chun nghiệp và hợp lý. Có một số cơng ty vận chuyển theo dự án bắt đầu lấy lại thị trường vận tải bằng cách mở các tuyến vận tải container và các tuyến đường ngắn đến Singapore, Thái Lan... Tuy nhiên, họ cũng chỉ chiếm một thị phần rất nhỏ so với các hãng tàu lớn.

Mặt khác, gia nhập WTO, các công ty vận tải biển Việt Nam phải thực sự tham gia vào hệ thống thương mại hàng hải quốc tế nhưng hệ thống đào tạo các chun gia vận chuyển cịn chưa hồn chỉnh, vì vậy việc đào tạo lại nguồn nhân lực chuyên nghiệp để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, khai thác và giám sát hoạt động tàu thủy là rất quan trọng đối với các doanh nghiệp vận tải biển hiện nay.

Trong tương lai, ngành vận tải biển Việt Nam sẽ phải đối mặt với điều kiện tài chính khó khăn hơn trong 12 tháng tới khi các ngân hàng thắt chặt tín dụng, việc bán tài sản dự kiến sẽ nhiều hơn, và tàu có nguy cơ bị tịch thu. Để cạnh tranh ngang bằng, các doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam nên quan tâm đầu tư cho sản phẩm dịch vụ và công nghệ, xây dựng thương hiệu, liên kết để cùng chia sẻ dịch vụ. Trong giai đoạn trước mắt các doanh nghiệp trong nước cần tập trung khai thác tối đa lợi thế trên tuyến vận tải trong nước, tuyến biển gần đối với loại hàng truyền thống, lấy mục tiêu tái cơ cấu đội tàu làm trọng tâm, từng bước nâng dần hiệu quả hoạt động vận tải, tạo cơ sở để phát triển trong giai đoạn sau.

2.3. Thực trạng hoạt động cho th tài chính tại Cơng ty cho th tài chính II – Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

2.3.1. Chính sách cho thuê tài chính

Chính sách chung

Thực hiện mục tiêu đa dạng hóa nghiệp vụ tín dụng, góp phần đem lại thu nhập và lợi nhuận cho NHNo&PTNT VN, với chức năng chủ yếu là cho thuê tài chính,

ALCII được thành lập và hoạt động với nhiệm vụ hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp thuộc mọi ngành và thành phần kinh tế đầu tư trang bị, đổi mới máy móc, thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác.

Bằng việc nhập khẩu trực tiếp hoặc đầu tư mua sắm tài sản theo yêu cầu của bên thuê, với mối quan hệ và nguồn thông tin phong phú đã được thiết lập với gần 200 nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu cho thuê tài chính ngành vận tải biển tại công ty cho thuê tài chính II ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)