Chƣơng 1 : Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại
1.2. Xử lý nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng
1.2.5. Chỉ tiêu đánh giá xử lý nợ xấu
Có thể đánh giá xử lý nợ xấu qua các chỉ tiêu sau:
Tỷ lệ nợ xấu thu hồi đƣợc/tổng nợ xấu: thể hiện có bao nhiêu phần trăm nợ
xấu đƣợc thu hồi trong tổng nợ xấu của NHTM. Tỷ lệ này cao và càng gần 1 cho biết các biện pháp xử lý nợ xấu của NHTM đang mang lại kết quả tốt.
Tỷ lệ nợ xấu đƣợc cơ cấu nợ/tổng nợ xấu: tỷ lệ này thể hiện trong tổng số
nợ xấu có bao nhiêu phần trăm nợ xấu đƣợc cơ cấu lại nợ, tỷ lệ này cao hơn các tỷ lệ khác trong các chỉ tiêu đánh giá xử lý nợ xấu thể hiện ngân hàng đang tích cực hỗ trợ khách hàng vay vốn trong việc xử lý nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu đƣợc chuyển thành vốn góp tại doanh nghiệp vay vốn/tổng nợ xấu: tỷ lệ này thể hiện trong tổng số nợ xấu có bao nhiêu phần trăm nợ xấu đƣợc
chuyển thành vốn góp hoặc cổ phần tại doanh nghiệp vay vốn. Tỷ lệ này cao hơn các tỷ lệ khác trong các chỉ tiêu đánh giá xử lý nợ xấu thể hiện ngân hàng đang chú trọng xử lý nợ xấu bằng cách tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp.
Tỷ lệ nợ xấu đƣợc bán/tổng nợ xấu: tỷ lệ này thể hiện trong tổng số nợ xấu
có bao nhiêu phần trăm nợ xấu đƣợc bán cho các tổ chức, cá nhân mua bán nợ. Tỷ lệ này cao hơn các tỷ lệ khác trong các chỉ tiêu đánh giá xử lý nợ xấu thể hiện ngân hàng chú trọng xử lý nợ xấu bằng cách bán nợ thay vì dùng các biện pháp khác.
Tỷ lệ sử dụng quỹ dự phòng rủi ro/ tổng nợ xấu: Tỷ lệ này thể hiện quỹ dự
phòng rủi ro đã bù đắp bao nhiêu cho các khoản nợ xấu khi chúng chuyển thành các khoản nợ mất vốn. Nếu tỷ lệ này càng cao và càng gần 1 chứng tỏ ngân hàng có nhiều nợ xấu phải xử lý và ngân hàng đang tích cực tự xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn của mình.