Kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36 - 40)

Chƣơng 1 : Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

2.1.2. Kết quả kinh doanh

Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính tại VPBank 2010-2013

ĐVT:tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch (%) 2011/2010 2012/2011 2013/2012 Tổng tài sản 59.807 82.818 102.576 121.264 38,5 23,9 18,22 Vốn chủ sở hữu 5.205 5.996 6.637 7.727 15,2 10,7 16,42 Lợi nhuận trƣớc thuế 663 1.064 853 1.354 60,5 -19,9 58,73 Cho vay khách hàng 25.324 29.184 36.903 51.869 15,2 26,5 40,55 Huy động vốn 48.719 71.062 91.372 83.844 45,9 28,6 -8,2

Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,2 1,82 2,7 2,81 51,7 48,4 4,07

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất VPBank 2010-2013 đã kiểm toán)

Biểu đồ 2.1: Một số chỉ tiêu tài chính tại VPBank 2010-2013

ĐVT:tỷ đồng

 Tổng quan nền kinh tế Việt Nam 2010 - 2013

Năm 2010, trong điều kiện tình hình kinh tế thế giới cịn nhiều khó khăn sau khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế thế giới, nền kinh tế nƣớc ta đã sớm ra khỏi tình trạng suy giảm, từng bƣớc phục hồi và tăng trƣởng khá nhanh, nhất là về cuối năm, trong đó tất cả các ngành, lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trƣởng cao hơn so với năm trƣớc. Bên cạnh đó vẫn cịn tồn tại nhiều khó khăn nhƣ nhập siêu vẫn ở mức cao gây áp lực lên cán cân thanh tốn, thị trƣờng bất động sản có diễn biến bất thƣờng, giá cả nhà đất tăng đột biến, chỉ số giá tiêu dùng cả năm vƣợt dự kiến đề ra gây nhiều khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống ngƣời dân. Trên thị trƣờng tài chính, mơi trƣờng kinh tế - tài chính và tiền tệ nhiều khó khăn, đặc biệt là những vấn đề về thiếu hụt ngoại hối từ năm 2009 trở nên căng thẳng ngay từ đầu năm 2010, lãi suất huy động đột ngột đảo chiều và tăng mạnh vào 6 tháng cuối năm, có lúc lên đến 18%/năm, giá vàng và tỷ giá VND/USD biến động bất thƣờng và theo xu hƣớng tăng mạnh vào những tháng cuối năm. Ngày 20/05/2010, Ngân hàng Nhà nƣớc ban hành Thông tƣ số 13 quy định các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng theo hƣớng nâng cao hơn các tiêu chuẩn an toàn, siết chặt hơn việc sử dụng các nguồn vốn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Năm 2011, giá lƣơng thực, thực phẩm, giá dầu thô và nguyên vật liệu trên thị trƣờng quốc tế tăng cao, thị trƣờng chứng khoán sụt giảm mạnh, khủng hoảng nợ công ở nhiều nƣớc, tăng trƣởng kinh tế thế giới chậm lại, lạm phát cao tại hầu hết các quốc gia… tác động vào nền kinh tế nƣớc ta. Trong nƣớc, lạm phát và mặt bằng lãi suất tăng cao, giá vàng trên thị trƣờng biến động bất thƣờng, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, nguy cơ mất ổn định vĩ mô trở thành thách thức lớn. Chính phủ nhất quán điều hành chính sách tài chính – tiền tệ thắt chặt. Ngân hàng nhà nƣớc triển khai đồng bộ và quyết liệt các giải pháp thắt chặt tiền tệ, trong đó u cầu các tổ chức tín dụng thực hiện tăng trƣởng tín dụng dƣới 20%, giảm tốc độ và tỷ trọng dƣ nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất trong tổng dƣ nợ xuống mức 22% đến

30/06/2011 và 16% đến 31/12/2011. Ngân hàng nhà nƣớc ban hành Thông tƣ và kiểm soát chặt chẽ việc áp dụng trần lãi suất huy động 14%/năm đƣợc áp dụng từ ngày 07/09/2011 gây khó khăn cho hoạt động huy động vốn và căng thẳng gia tăng trong vấn đề thanh khoản của các ngân hàng. Đến cuối tháng 11/2011, Ngân hàng Nhà nƣớc đã nới lỏng hơn quy định trong hoạt động cho vay đối với một số nhóm hoạt động liên quan đến bất động sản, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các tổ chức tín dụng trong việc mở rộng đối tƣợng cho vay và tuân thủ tỷ lệ cho vay phi sản xuất.

Năm 2012 kết thúc với nhiều bất ổn của nền kinh tế vĩ mô và nhiều biến động của hệ thống ngân hàng. Nền kinh tế tăng trƣởng chậm, các doanh nghiệp vẫn gặp nhiều khó khăn, tình trạng doanh nghiệp phá sản nhiều và hàng tồn kho tăng cao đã khiến tăng trƣởng tín dụng thấp. Nợ xấu ngành ngân hàng trở thành một vấn đề đƣợc quan tâm nhất trong năm 2012. Bên cạnh đó, hoạt động của hệ thống ngân hàng cịn có nhiều bất ổn. Q trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng chƣa phát huy hiệu quả rõ rệt trong năm 2012. NHNN ban hành Thông tƣ số 21/2012/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 01/09/2012 quy định một số nội dung khá chặt chẽ để kiểm soát hoạt động huy động vốn và cho vay liên ngân hàng. Bên cạnh đó, NHNN cịn thắt chặt trạng thái ngoại tệ của các NHTM thông qua việc ban hành thơng tƣ số 7/2012/TT-NHNN, theo đó trạng thái ngoại tệ của các NHTM bị thu hẹp từ mức +/- 30% vốn tự có xuống cịn +/-20% vốn tự có. Đồng thời, cũng trong năm này, NHNN yêu cầu các TCTD phải chấm dứt hoạt động huy động mới và cho vay vốn bằng vàng, chỉ có các TCTD gặp khó khăn về thanh khoản mới đƣợc gia hạn huy động, nhƣng kỳ hạn không vƣợt quá ngày 30/06/2012.

Năm 2013 là quãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng. Một số điểm nghẽn của nền kinh tế vẫn chƣa thông. Thị trƣờng tiền tệ và thị trƣờng chứng khốn vẫn cịn nhiều bất ổn nội tại. Song, với những nỗ lực thƣờng xuyên, liên tục, cả hệ thống ngân hàng đã bƣớc đầu vƣợt qua những khó khăn. Nhờ đó, khơng những rủi ro của hệ thống giảm bớt với những chuyển biến

tích cực nhƣ thanh khoản khả quan hơn, lãi suất huy động đã giảm 2-3% và lãi suất cho vay giảm 3-5% - ngang bằng mức năm 2006, quá trình tái cơ cấu và kết quả hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đã có những cải thiện đáng kể.

 Kết quả kinh doanh của VPBank 2010 - 2013

Mặc dù cạnh tranh trên thị trƣờng tài chính ngày càng gay gắt, nhƣng giai đoạn 2010 – 2013, VPBank đã đạt đƣợc nhiều thành công nhất định. Lợi nhuận hợp nhất trƣớc thuế năm 2010 đạt 663 tỷ đồng, đạt 102% so với kế hoạch năm đề ra, năm 2011 đạt 1.064 tỷ đồng, tăng 401 tỷ đồng so với 2010, tƣơng ứng với tốc độ tăng 60,48% và đạt 102% kế hoạch, năm 2012 lợi nhuận hợp nhất trƣớc thuế đạt 853 tỷ đồng, giảm 211 tỷ đồng so với năm 2011, tƣơng ứng với tốc độ giảm 19,83% và chỉ hoàn thành 66% kế hoạch năm. Năm 2013, lợi nhuận trƣớc thuế đạt 1.354 tỷ đồng, tăng 58,73% so với năm 2012.

Tổng tài sản hợp nhất của VPBank năm 2010 đạt 59.807 tỷ đồng, tăng 32.264 tỷ đồng so với năm 2009 tƣơng ứng với tốc độ tăng 117%. Năm 2011, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt 82.818 tỷ đồng, tăng 23.011 tỷ đồng so với năm 2010, tƣơng ứng tăng 38%. Năm 2012, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt 102.576 tỷ đồng, tăng 19.758 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tƣơng ứng tăng 24%. Năm 2013, tổng tài sản hợp nhất của VPBank đạt 121.264 tỷ đồng, tăng 18.688 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng với tốc độ tăng 18,22%.

Huy động vốn năm 2010 đạt 48.719 tỷ đồng, tăng 24.275 tỷ đồng so với cuối năm 2009, tƣơng ứng với tốc độ tăng 99%. Huy động vốn đến cuối năm 2011 đạt 71.059 tỷ đồng, tăng 22.340 tỷ đồng so với năm 2010, tƣơng ứng tăng 46%. Năm 2012, huy động vốn đạt 91.372 tỷ đồng, tăng 20.310 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tƣơng ứng với tốc độ tăng 28,6%. Năm 2013, huy động vốn đạt 83.844 tỷ đồng, giảm 7.528 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng giảm 8,2%.

Cho vay khách hàng năm 2010 đạt 25.324 tỷ đồng. Năm 2011, cho vay khách hàng đạt 29.184 tỷ đồng, tăng 3.860 tỷ đồng so với cuối năm 2010, tƣơng ứng tăng

15%, phù hợp với lộ trình tăng trƣởng tín dụng và đƣa tỷ trọng cho vay phi sản xuất về dƣới mức 16% đáp ứng yêu cầu của Ngân hàng Nhà nƣớc. Năm 2012, cho vay khách hàng đạt 36.903 tỷ đồng, tăng 7.719 tỷ đồng so với cuối năm 2011, tƣơng ứng với tốc độ tăng 26,44%. Năm 2013, cho vay khách hàng đạt 51.869 tỷ đồng, tăng 14.966 tỷ đồng so với năm 2012, tƣơng ứng tăng 40,55%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)