Giải pháp đối với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 65 - 68)

Chƣơng 1 : Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại

3.2. Giải pháp đối với ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

3.2.1. Giải pháp xử lý nợ xấu hiện tại

Xây dựng quy trình xử lý nợ thích hợp, đa dạng hóa các biện pháp xử lý nợ xấu. Tiếp tục đẩy mạnh công tác đánh giá phân loại khả năng tài chính của từng

khách hàng cùng với tính chất từng khoản nợ xấu để có giải pháp xử lý nợ thích hợp:

+ Đối với khách hàng tạm thời gặp khó khăn nhƣng có thiện chí và khả năng trả nợ trong tƣơng lai: tăng cƣờng hỗ trợ khách hàng bằng biện pháp miễn, giảm lãi hoặc cơ cấu lại thời hạn trả nợ nhằm tạo điều kiện cho khách hàng vƣợt qua khó khăn.

+ Đối với khách hàng khơng có thiện chí trả nợ: tích cực đơn đốc, thu hồi nợ, tăng mức độ đôn đốc và cảnh báo so với mức độ hiện tại ngân hàng đang áp dụng.

+ Đối với khách hàng khơng cịn khả năng trả nợ: xử lý ngay bằng việc phát mãi TSBĐ và những tài sản có liên quan, sử dụng dự phịng của ngân hàng để bù đắp phần thiếu hụt, hoặc bán nợ. Cần tăng nhanh thời gian và hiệu quả xử lý so với mức hiện tại ngân hàng đang thực hiện.

Tăng cƣờng đào tạo, tuyển dụng đội ngũ cán bộ xử lý nợ chuyên nghiệp để xử lý hiệu quả trong từng trƣờng hợp cụ thể:

+ Quá trình làm việc giữa cán bộ thu hồi nợ với khách hàng để phát hiện thiện chí trả nợ và khai thác thơng tin về tình hình tài chính hiện tại của khách hàng có nợ xấu là điều hết sức quan trọng trong công tác xử lý nợ xấu. Do đó, cần tăng cƣờng đào tạo cho cán bộ xử lý nợ về khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng thông qua các lớp học về tâm lý, khả năng thuyết phục khách hàng thông qua các lớp học về kỹ năng giao tiếp và đàm phán…

+ Thƣờng xuyên bồi dƣỡng nghiệp vụ cho cán bộ ngân hàng để có biện pháp giải quyết linh hoạt và nhanh chóng trong từng hồn cảnh cụ thể.

+ Tuyển dụng thêm cán bộ thu hồi nợ có kinh nghiệm, ngoại hình, có khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng, khả năng giao tiếp, thuyết phục và có nhiều kiến thức xã hội.

Tăng cƣờng trách nhiệm đối từng cán bộ ngân hàng có liên quan đến khoản nợ xấu:

Để đôn đốc việc thu hồi nợ, cần tiếp tục gắn trách nhiệm và tăng cƣờng mức độ trách nhiệm của từng cán bộ có liên quan đến từng khoản nợ xấu nhƣ: tăng mức hạ tín nhiệm nhân viên, tăng mức trừ vào lƣơng thƣởng, buộc thôi việc…

Quan tâm đến đời sống của cán bộ ngân hàng, có chế độ đãi ngộ hợp lý để hạn chế rủi ro đạo đức trong ngân hàng. Khi cán bộ ngân hàng có đời sống đƣợc đảm bảo, việc hạn chế rủi ro đạo đức trong ngân hàng sẽ đƣợc thực hiện dễ dàng hơn từ đó việc xử lý nợ xấu đúng quy trình, đúng tiến độ đƣợc đảm bảo hơn.

Tiếp tục thực hiện trích lập dự phịng theo đúng quy định của NHNN để xử lý nợ xấu.

3.2.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai

Cùng với việc xử lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai là một trong những nhiệm vụ vô cùng cần thiết tại ngân hàng. Để hạn chế nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai, một số giải pháp đƣợc đề xuất nhƣ sau:

Tăng cƣờng công tác hƣớng dẫn, kiểm sốt hoạt động tín dụng tại ngân hàng: cơng tác này nhằm phát hiện kịp thời những “lỗ hổng” trong hoạt động tín dụng để có hƣớng xử lý kịp thời nhằm giảm thiểu nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai.

Nâng cao chất lƣợng thẩm định thông qua việc ngân hàng tăng cƣờng kiểm tra chất lƣợng thẩm định của cán bộ ngân hàng.

Tăng cƣờng kiểm tra giám sát đối với tài sản đảm bảo thông qua việc yêu cầu cán bộ ngân hàng cập nhật đầy đủ và chính xác thơng tin, tình trạng… của tài sản đảm bảo theo định kỳ.

Chú trọng phân tích, dự báo thị trƣờng và các nguyên nhân khách quan khác: việc này sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn đúng đắn về tiềm năng của từng lĩnh vực,

từng ngành nghề trong nền kinh tế từ đó có những định hƣớng đúng đắn trong hoạt động cho vay, tránh tình trạng tăng trƣởng tín dụng q nóng.

Thƣờng xun kiểm tra khoản vay, cập nhật thông tin về khách hàng để phát hiện kịp thời trƣờng hợp khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, hoặc có dấu hiệu vi phạm, lừa đảo.

Thực hiện xác định kỳ hạn trả nợ chính xác nhằm thu hồi nợ đúng tiến độ và có những hỗ trợ kịp thời cho khách hàng khi cần thiết.

Chú trọng việc nâng cao trình độ chun mơn cho cán bộ tín dụng, cán bộ quản lý bằng cách tăng cƣờng các lớp tập huấn, bồi dƣỡng nghiệp vụ nhằm giảm thiểu sai sót trong từng khâu của hoạt động tín dụng, phát hiện kịp thời những gian lận của khách hàng trong báo cáo tài chính hoặc dấu hiệu vi phạm hợp đồng tín dụng của khách hàng.

Tích cực tiết giảm chi phí hoạt động để tăng nguồn kinh phí hỗ trợ cho xử lý nợ xấu.

Trong trƣờng hợp môi trƣờng kinh doanh không thuận lợi nhƣ: suy thoái kinh tế, xảy ra biến động bất lợi từ các yếu tố vĩ mô nhƣ tăng trƣởng GDP thấp, lạm phát cao, lãi suất thị trƣờng cao…, hoặc môi trƣờng kinh doanh chịu tác động không tốt từ thị trƣờng thế giới, ngân hàng cần thận trọng trong cơng tác tín dụng, xây dựng những chính sách đặc thù trong từng giai đoạn để sẵn sàng ứng phó với khó khăn.

Ngân hàng thƣờng xuyên cập nhật những thay đổi trong chính sách đƣợc ban hành của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền để tận dụng tối đa điều kiện thuận lợi trong cơng tác tín dụng, hạn chế nợ xấu phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)