Định hƣớng xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 64 - 65)

Chƣơng 1 : Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại

3.1. Định hƣớng xử lý nợ xấu của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

Theo Đề án “Xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng” đƣợc Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 843/QĐ-TTg ngày 31/05/2013:

NHNN đặt mục tiêu đến cuối năm 2015 xử lý đƣợc cơ bản số nợ xấu hiện nay, đồng thời, kiểm sốt có hiệu quả và nâng cao chất lƣợng tín dụng để góp phần thực hiện thành cơng mục tiêu của “Đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011 – 2015”, tạo nền tảng cho sự phát triển an toàn, bền vững của hệ thống các TCTD đến năm 2020.

Xử lý nợ xấu cần đảm bảo 6 nguyên tắc:

Thứ nhất, xử lý nợ xấu phải khẩn trƣơng, quyết liệt, đồng thời phải bảo đảm tính hệ thống, đồng bộ, bằng nhiều biện pháp, đặt trong tổng thể chƣơng trình tái cơ cấu nền kinh tế.

Thứ hai, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng và hạn chế việc sử dụng vốn ngân sách cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.

Thứ ba, bảo đảm hài hịa lợi ích của Nhà nƣớc, TCTD và các bên khác có liên quan. Trƣớc hết, TCTD và khách hàng vay phải chịu trách nhiệm chính về các khoản nợ xấu phát sinh và chia sẻ tổn thất trong việc xử lý nợ xấu.

Thứ tƣ, Nhà nƣớc chịu trách nhiệm xử lý các khoản nợ xấu do cho vay các đối tƣợng chính sách hoặc theo chỉ định của Chính phủ. Đối với các trƣờng hợp khác, Nhà nƣớc chỉ can thiệp xử lý nợ xấu bằng nguồn vốn ngân sách trong trƣờng hợp

cần thiết phải bảo đảm sự an toàn của hệ thống ngân hàng và sự ổn định của nền kinh tế. Nhà nƣớc hỗ trợ, tạo môi trƣờng và điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng chủ yếu thơng qua ban hành các cơ chế, chính sách và tổ chức, quản lý có hiệu quả thị trƣờng mua bán nợ.

Thứ năm, xử lý nợ xấu phải bảo đảm công khai, minh bạch, theo nguyên tắc thị trƣờng và đúng pháp luật, tránh để xảy ra tiêu cực trong quá trình xử lý nợ xấu.

Thứ sáu, kiểm soát nợ xấu ở mức an tồn và khơng để xảy ra đổ vỡ hệ thống ngân hàng, giải pháp xử lý nợ xấu phải gắn liền với phịng ngừa, hạn chế và kiểm sốt có hiệu quả nợ xấu phát sinh trong tƣơng lai.

Nhằm chủ động xử lý các khoản nợ xấu, các tổ chức tín dụng cần tích cực triển khai các nhóm giải pháp nhƣ: đánh giá lại chất lƣợng và khả năng thu hồi của các khoản nợ để có biện pháp xử lý thích hợp, tăng cƣờng trích lập và sử dụng dự phịng rủi ro để xử lý nợ xấu, tiếp tục cơ cấu lại nợ, tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng khắc phục khó khăn và phục hồi, bổ sung, hồn thiện hồ sơ pháp lý tài sản bảo đảm; thu nợ và xử lý tài sản bảo đảm, hoán đổi nợ thành vốn.

Trên cơ sở đó, VPBank tích cực xây dựng và hoàn thiện việc đặt chỉ tiêu thu hồi nợ, thay đổi quy trình cấu trúc lại nợ theo hƣớng tập trung hóa việc quản lý và thu nợ về một đầu mối, thảo luận và đƣa ra các tiêu chí rõ ràng về phân luồng hồ sơ về các bộ phận quản lý nhằm mục tiêu gắn lộ trình thực hiện xử lý nợ xấu của VPBank phù hợp với định hƣớng của Chính phủ và chỉ đạo của ngân hàng Nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)