Quy trình xử lý nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 46 - 48)

Chƣơng 1 : Tổng quan về nợ xấu tại ngân hàng thƣơng mại

2.2. Thực trạng nợ xấu tại ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

2.3.2. Quy trình xử lý nợ xấu

Theo quy trình số 6091/2011QT-TGĐ của VPBank ban hành ngày 31/12/2011, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý nợ trong từng giải pháp nêu trên đƣợc thực hiện theo quy trình dƣới đây:

Quy trình tiếp nhận, xử lý hồ sơ tại đơn vị xử lý nợ chuyên trách

Khi phát sinh các khoản nợ xấu, chi nhánh lập tờ trình về việc chuyển khoản nợ xấu lên đơn vị xử lý nợ chuyên trách và các tài liệu có liên quan đến cơng tác xử lý nợ của đơn vị xử lý nợ chuyên trách. Sau khi xem xét hồ sơ, đơn vị xử lý nợ sẽ đề ra giải pháp và tiến hành xử lý nợ.

Đối với các khoản nợ đã chuyển lên đơn vị xử lý nợ chuyên trách xử lý, các chi nhánh vẫn có nhiệm vụ theo dõi, cung cấp thơng tin, tài liệu và hỗ trợ đơn vị xử lý nợ chuyên trách trong công tác xử lý khoản nợ. Đối với các khoản nợ đƣợc xử lý tại chi nhánh, định kỳ chi nhánh gởi báo cáo cho đơn vị xử lý nợ chuyên trách về tình hình xử lý các khoản nợ phát sinh.

Quy trình đơn đốc nợ

Cán bộ xử lý nợ gởi văn bản thông báo thu hồi nợ và làm việc trực tiếp với khách hàng để đôn đốc thu nợ. Địa điểm làm việc có thể tại trụ sở của Đơn vị xử lý nợ, trụ sở/nơi cƣ trú của khách hàng hoặc địa điểm khác. Mỗi lần làm việc với khách hàng, nhân viên xử lý nợ phải lập biên bản ghi nhận nội dung làm việc. Khi làm việc, cán bộ, nhân viên xử lý nợ không đƣợc tự ý thỏa thuận với khách hàng về các nội dung bất lợi cho VPBank nhƣ điều chỉnh lại thời hạn trả nợ, gia hạn nợ… khi chƣa đƣợc sự chấp thuận của cấp có thẩm quyền.

Quy trình xử lý tài sản bảo đảm

Nếu khách hàng có nhu cầu bán TSBĐ để trả nợ cho VPBank, đơn vị xử lý nợ đồng ý bằng văn bản cho khách hàng bán TSBĐ để trả nợ, VPBank chỉ giải chấp TSBĐ sau khi khách hàng đã thanh toán hết các khoản nợ liên quan cho VPBank.

Nếu khách hàng giao tài sản cho VPBank bán, đơn vị xử lý nợ trình lãnh đạo phụ trách công tác xử lý nợ để xử lý. Nếu có ngƣời mua tài sản đủ để thanh toán toàn bộ nghĩa vụ trả nợ của khách hàng, đơn vị xử lý nợ thống nhất với khách hàng thực hiện bán tài sản trực tiếp cho ngƣời mua không thông qua đấu giá, các trƣờng hợp khác tiến hành định giá giá trị tài sản và bán đấu giá theo thủ tục luật định.

Nếu khách hàng không bàn giao tài sản cho VPBank, nhân viên xử lý nợ gửi văn bản thông báo cho khách hàng. Hết thời hạn thông báo nêu trong văn bản yêu cầu bàn giao mà khách hàng không bàn giao tài sản, đơn vị xử lý nợ tiến hành tổ chức tìm kiếm và thu giữ tài sản.

Đề nghị cơ quan công an xử lý khách hàng thực hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm

Sau khi đƣợc cấp có thẩm quyền của VPBank phê duyệt, nhân viên xử lý nợ soạn đơn tố giác tội phạm gửi cơ quan cơng an có thẩm quyền, kèm theo bản sao các hồ sơ, tài liệu liên quan.

Sau khi gửi đơn tố giác, nhân viên xử lý nợ phải liên hệ với cơ quan công an để nắm tình hình và phối hợp xử lý. Trƣờng hợp cơ quan công an thu giữ đƣợc TSBĐ, đơn vị xử lý nợ đề nghị cơ quan công an xem xét, bàn giao lại tài sản cho VPBank quản lý, xử lý thu nợ theo đúng quy định của pháp luật. Trƣờng hợp cơ quan công an đồng ý, đơn vị xử lý nợ nhận bàn giao tài sản và tiến hành bán tài sản để thu nợ.

Cán bộ, nhân viên xử lý nợ chuẩn bị hồ sơ và trình các cấp lãnh đạo có liên quan đến cơng tác xử lý nợ của VPBank phê duyệt, sau đó nộp hồ sơ khởi kiện và tham gia giai đoạn xét xử sơ thẩm, phúc thẩm. Nếu bản án sau phiên tịa phúc thẩm có lợi cho VPBank, cán bộ, nhân viên đƣợc ủy quyền sử dụng bản án làm căn cứ yêu cầu khách hàng trả nợ, nếu khách hàng vẫn tiếp tục không trả nợ thì nộp đơn yêu cầu thi hành án.

Thi hành án dân sự

Sau khi bản án/quyết định của Tịa án đã có hiệu lực pháp luật, nhân viên xử lý nợ căn cứ vào nội dung bản án/quyết định yêu cầu khách hàng trả nợ để giảm số tiền phí thi hành án mà VPBank phải nộp.

Sau 30 ngày kể từ ngày bản án/quyết định của tịa án có hiệu lực pháp luật mà khách hàng vẫn không trả nợ, nhân viên xử lý nợ soạn đơn yêu cầu thi hành án gởi cơ quan có liên quan. Sau khi cơ quan thi hành án thụ lý đơn, cán bộ, nhân viên đƣợc phân công phải phối hợp với cơ quan thi hành án để thúc đẩy quá trình thi hành án và phải thƣờng xuyên đôn đốc, gây sức ép để khách hàng trả nợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp xử lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cổ phần việt nam thịnh vượng (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)