Nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá rủi ro trong ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nhằm đối phó với rủi ro hoạt động (Trang 85 - 87)

6. Kết cấu luận văn

3.2 Các giải pháp cụ thể đối với ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam

3.2.4 Nâng cao chất lượng hoạt động đánh giá rủi ro trong ngân hàng

Mọi hoạt động của ngân hàng đều có thể phát sinh rủi ro hoạt động và khó có thể kiểm sốt được. Vì vậy các nhà quản lý phải đánh giá và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tạo nên rủi ro hoạt động làm cho mục tiêu của ngân hàng có thể khơng đạt được và phải cố gắng kiểm sốt để tối thiểu hóa những tổn thất do các rủi ro này gây nên. Kết quả khảo sát cho thấy ngân hàng chỉ mới xem xét đến các hoạt động có rủi ro cao, những sự kiện mà khả năng xuất hiện thấp và tác động ít đến ngân hàng thì thường không được xem xét. Về vấn đề này, ngân hàng cần phải đặt sự kiện vào hoàn cảnh và điều kiện của các nhân tố tác động đến sự kiện từng thời điểm khác nhau. Quy trình đánh giá rủi ro cần thực hiện những nội dung sau:

- Xác định rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát: đầu tiên xác định rủi ro tiềm tàng đối với từng nghiệp vụ hay đối với cả ngân hàng thông qua việc đánh giá những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngồi có ảnh hưởng đến quá trình thực hiện mục tiêu của đơn

vị. Sau khi đã có các phương án phản ứng với rủi ro tiềm tàng thì tiếp tục xem xét đến rủi ro kiểm soát.

- Ước lượng khả năng xuất hiện của sự kiện và mức độ ảnh hưởng: Sau khi đã xác định được rủi ro tiềm tàng ngân hàng cần ước lượng khả năng xuất hiện và mức độ ảnh hưởng của rủi ro. Những sự kiện mà khả năng xuất hiện thấp và tác động ít đến ngân hàng thì khơng cần phải tiếp tục xem xét. Ngược lại các sự kiện với khả năng xuất hiện cao và tác động lớn thì càng phải xem xét kĩ càng. Việc ước lượng rủi ro hoạt động sẽ là cơ sở cho việc đề ra các biện pháp quản lý rủi ro hoạt động

- Xác định sự liên hệ giữa các sự kiện: ngân hàng cần xác định mối liên hệ giữa các sự kiện giúp ngân hàng phát hiện sớm những rủi ro chưa được nhận dạng và không được chấp nhận, từ đó xây dựng được những phản ứng với rủi ro phù hợp.

Biện pháp nâng cao chất lượng đánh giá rủi ro hoạt động ngân hàng có thể thực hiện bằng kỹ thuật:

Lựa chọn các lĩnh vực ưu tiên để thiết lập các hoạt động kiểm soát về RRHĐ, các hoạt động kiểm soát về RRHĐ được lựa chọn dựa trên các tiêu chí: lĩnh vực có lợi nhuận cao, là nghiệp vụ cơ bản của NHTM, các lĩnh vực có thể gây tổn thất nặng nề nếu xảy ra rủi ro.

Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu đo lường rủi ro chính KRIs (key risk indicators), định lượng hóa RRHĐ theo cách tiếp cận phương pháp đo lường nâng cao AMA (Advanced Measurement Approach). Kết hợp các chỉ tiêu định tính (tự đánh giá, kiểm tra) và các chỉ tiêu định lượng, tính tốn khả năng xảy ra rủi ro. Đối với mỗi q trình hoạt động, phân tích độ lớn tác động của rủi ro (xét về mặt số tiền bị mất, xem xét các dữ liệu lịch sử tại đơn vị, tổn thất khác gây ra cho ngân hàng…) và khả năng (xét về mặt số lượng sự cố) cho các nguyên nhân xảy ra rủi ro hoạt động, từ đó thu thập cơ sở dữ liệu tổn thất. Các mức độ ảnh

hưởng và khả năng xảy ra mỗi loại rủi ro được phân công theo tầm ảnh hưởng

là cao hay thấp. Sau khi xác định các mức độ rủi ro ảnh hưởng và khả năng cho mỗi loại rủi ro. Ngân hàng sắp xếp theo các điểm từ 1 đến 5 và biểu diễn theo dạng ma trận:

Mức độ rủi ro = ( Mức độ ảnh hưởng rủi ro hoạt động) x (Khả năng xảy ra sự kiện). Từ mức độ rủi ro được định lượng hóa như trên, ngân hàng tính tốn để đưa ra kế hoạch kiểm soát rủi ro phù hợp.

Ngân hàng cần xây dựng hệ thống lưu trữ dữ liệu về RRHĐ và sử dụng cơng nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý RRHĐ. Ngân hàng nên tham gia các tổ chức bên ngoài, tăng cường đối thoại với ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam nhằm đối phó với rủi ro hoạt động (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)