- Tỷ giá hối đoá
a. Giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước
- Huy động hợp lý nguồn thu từ thuế, phí và lệ phí vào ngân sách nhà nước thơng qua việc tạo dựng mơi trường tài chính bình đẳng, ổn định thơng thống thúc đẩy các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh, trong đó cần quan tâm củng cố doanh nghiệp địa phương. Tăng cường quản lý chặc chẽ tập trung vào các nguồn thu từ thuế VAT, thu nhập doanh nghiệp, thu từ đất đai, nhà ở, tài nguyên.
- Đối với các khoản thu phí, lệ phí phải được quản lý chặc chẽ theo quy định của Chính phủ, và các khoản thu này phải được nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước, kịp thời ban hành danh mục thu và mức thu theo đúng quy định khơng để tồn tại tình trạng tùy tiện trong quản lý và sử dụng.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là doanh nghiệp địa phương cần phải kiên quyết và nhanh chóng sắp xếp lại các doanh nghiệp làm ăn thu lỗ kéo dài thông qua hình thức giao bán, khốn kinh doanh, cho th, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản nếu đủ điều kiện. Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả để thu hút vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ.
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là bộ phận đang phát triển mạnh về số lượng và quy mơ, đang đóng góp nguồn thu ngày càng nhiều cho ngân sách, cần phải tăng cường bồi dưỡng, phát triển và hỗ trợ. Nhà nước cần tạo điều kiện, hướng dẫn thực hiện chế độ sổ sách kế tốn, quản lý tài chính giúp các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, đúng pháp luật và chấp hành tốt nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách. Tích cực chống các biểu hiện vi phạm chế độ sử dụng hóa đơn chứng từ để trốn thuế, lập hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng gian dối để chiếm đoạt tiền thuế của nhà nước.
- Cần tập trung khai thác các khoản thu về đất. Tăng cường quản lý lập bộ thu thuế nhà đất trên cơ sở đẩy mạnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà đất theo quy định của nhà nước để làm căn cứ thu thuế. Thực hiện việc giao đất có thu tiền sử dụng đất tại các khu du lịch đối với các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư ổn định lâu dài. Đối với diện tích đất được cấp có thẩm quyền quyết định cho thuê đất, cần lập hợp đồng thuê đất và thu tiền theo đúng quy định, khuyến khích các chủ đầu tư nộp tiền thuê đất một lần cho toàn bộ thời gian được thuê đất theo quy định của Nhà nước để được hưởng các quyền lợi hiện hành. Quản lý chặt chẽ việc thu thuế chuyển quyền sử dụng đất và chuyển mục đích sử dụng đất hợp pháp và đã đóng đầy đủ các khoản nghĩa vụ với ngân sách như thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế chuyển mục đích sử dụng đất và lệ phí trước bạ theo quy định.
- Thực hiện cơ chế tài chính sử dụng quỹ đất tạo vốn xây dựng cơ sở hạ tầng, nếu tổ chức triển khai tốt thì đây là nguồn thu lớn cho ngân sách tạo nguồn vốn đầu tư để xây dựng các cơng trình hạ tầng xã hội, do đó chính quyền địa phương cần phải tiếp tục chỉ đạo các ngành tiếp tục lập quy hoạch sử dụng đất, lập kế hoạch dự án chuyển mục đích sử dụng đất đối với mọi quỹ đất hiện có.
- Để tăng cường huy động vốn vào ngân sách nhà nước, bên cạnh các khoản thu có tính truyền thống, cần sớm nghiên cứu ban hành chính sách huy động qua việc phát hành cơng trái, trái phiếu chính quyền địa phương dưới nhiều hình thức, thời hạn và mức lãi suất phù hợp để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, điều này sẽ làm tăng tính chủ động và tính trách nhiệm trong việc huy động và sử dụng nguồn vốn thuộc ngân sách nhà nước, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương nói chung và kinh tế du lịch nói riêng.
- Cần thực hành tiết kiệm và phân bổ nguồn vốn ngân sách hợp lý, quản lý chặc chẽ các nguồn chi để tích lũy vốn cho đầu tư phát triển, kiên quyết cắt giảm các khoản chi thường xuyên chưa cần thiết, kém hiệu quả để tránh lãnh phí ngân sách, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa các khoản chi thường xuyên ở một số lĩnh vực về đô thị, giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao…để giảm bớt chi thường xuyên sẽ làm tăng nguồn tiết kiệm ngân sách để tăng vốn đầu tư phát triển.
Trong công tác quản lý chi ngân sách, cần chú trọng nâng cao hiệu quả bố trí và sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển trên cơ sở đẩy mạnh việc phân công, phân cấp quản lý cho các ngành và các cấp chính quyền địa phương, đồng thời nâng cao chất lượng của công tác chuẩn bị đầu tư, công tác quy hoạch, phê duyệt dự án, tư vấn đầu tư. Tăng cường quản lý công tác xây dựng cơ bản, bảo đảm chất lượng cơng trình, chống thất thoát trong đầu tư xây dựng vốn là vấn đề bức xúc hiện nay.