Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 35 - 36)

- Tỷ giá hối đoá

1.4.1. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Khánh Hoà

Với những định hướng phát triển nhằm đưa du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh nhà, cùng với địa lý thuận lợi, thiên nhiên ưu đãi về tài nguyên du lịch, UBND tỉnh đã tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng du lịch, đẩy mạnh công tác xúc tiến và quảng bá du lịch, đã mở ra nhiều cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước.

Trong thời gian qua, tỉnh Khánh Hoà đã xây dựng quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch phát triển ngành du lịch, quy hoạch xây dựng chi tiết các khu vực kinh tế tiềm năng du lịch của tỉnh; chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển du lịch với sự hỗ trợ vốn từ chương trình du lịch quốc gia đối với các cơng trình trọng điểm và ngân sách địa phương đối với việc nâng cấp và xây dựng mới các cơng trình hạ tầng phục vụ du lịch và dân sinh, tạo sự liên kết giữa trung tâm du lịch thành phố Nha Trang tới các vùng du lịch trọng điểm, các khu dân cư đô thị, hình thành một số du lịch mới và thu hút nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đầu tư các dự án du lịch lớn. Đến nay, tỉnh Khánh Hoà đã thu hút vốn đầu tư vào du lịch khoảng 30.000 tỷ với 455 cơ sở lưu trú du lịch với 12.000 phịng. Từ đó, ngành du lịch tỉnh Khánh Hồ có những bước tăng trưởng mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng bình quân thị trường khách du lịch đạt hơn 19%, tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch bình quân đạt 26%/năm.

Để đạt được các chỉ tiêu trong định hướng phát triển ngành du lịch, tỉnh Khánh Hoà đã đưa ra nhiều giải pháp thu hút đầu tư như sau:

- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch; ưu tiên đầu tư phát triển

kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch tổng hợp, khu du lịch chuyên đề, các điểm du lịch tiềm năng ở các vùng sâu vùng xa

- Thực hiện xã hội hố phát triển du lịch, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hố đầu tư bảo vệ tơn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hoá dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch

- Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thơng thống về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hố thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong và ngoài nước, giữa tư nhân và nhà nước, mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT..

- Vận dụng chính sách và giải pháp tạo và sử dụng vốn phát triển du lịch, huy động các nguồn vốn để giải quyết được nhu cầu đầu tư như vốn từ nguồn tích luỹ GDP du lịch, vốn vay ngân hàng với tỷ lệ lãi suất ưu đãi; thu hút vốn nhàn rỗi trong dân qua hệ thống ngân hàng; vốn thông qua cổ phần hoá các doanh nghiệp; dùng quỹ đất để tạo nguồn vốn thơng qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất…Tăng cường liên doanh trong nước trên cơ sở luật đầu tư trong nước để xây dựng khách sạn, nhà hàng, mua sắm phương tiện vận chuyển khách du lịch…Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) hoặc liên doanh với nước ngoài, vốn ODA.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)