- Tỷ giá hối đoá
d. Phát triển nguồn nhân lực để thu hút vốn đầu tư
Để tăng cường thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư cho phát triển du lịch địa phương, một trong những giải pháp quan trọng là tỉnh phải có chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ và tay nghề về du lịch. Trong thời gian tới cần phải chú trọng các giải sau:
- Xây dựng và triển khai thực hiện đề án đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch Bình Thuận đến năm 2015.
- Trường Cao đẳng cộng đồng tỉnh tăng cường mở các khóa đào tạo về du lịch nhất là chuyên ngành quản lý khách sạn, nhà hàng, ngoại ngữ. Trường Trung cấp nghề và các cơ sở đào tạo tại địa phương xây dựng giáo trình giảng dạy các nghề theo hướng dạy nghề gắn với thực hành, phù hợp với thực tế sử dụng và tổ chức đào tạo theo nhu cầu thực tế của doanh nghiệp du lịch; chú trọng đào tạo, bồi dưỡng về ngoại ngữ với hình thức tại chỗ.
- Tăng cường hợp tác liên kết với các trường đại học, các trung tâm đào tạo, dạy nghề về du lịch để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ tại tỉnh với nhiều hình thức phù hợp.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ thuyết minh viên, hướng dẫn viên du lịch; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn công tác quản lý nhà nước cho cán bộ công chức làm công tác trong lĩnh vực du lịch nhất là ở cấp huyện, thị xã, thành phố.
- Tiếp tục kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, tăng cường nhân sự có năng lực cho Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Trung tâm xúc tiến du lịch, các Ban Quản lý khu du lịch để tham mưu cho UBND tỉnh về công tác quản lý, đầu tư và phát triển du lịch theo đúng định hướng đã đề ra.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, định hướng và dự báo nhu cầu vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận để phát triển ngành du lịch nhanh và bền vững và ngành du lịch Bình Thuận thật sự trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu chung của tỉnh, đưa du lịch Bình Thuận trở thành một trọng điểm du lịch quốc gia, đưa thành phố Phan Thiết thành đô thị du lịch.
Tại chương 3, luận văn đã đưa ra các nhóm giải pháp vĩ mơ và giải pháp địa phương nhằm huy động vốn đầu tư phát triển du lịch, cụ thể:
- Nhóm giải pháp vĩ mơ: Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành du lịch; giải pháp xây dựng môi trường đầu tư vào ngành du lịch an toàn, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước; giải pháp hoàn thiện chính sách thuế nhằm tạo nguồn vốn Ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả chi ngân sách để tăng cường đầu tư phát triển kinh tế; giải pháp phát triển thị trường tài chính, mở rộng và khai thơng các kênh huy động vốn trên thị trường.
- Giải pháp của địa phương: Các giải pháp thúc đẩy huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch (trong đó gồm giải pháp huy động vốn từ ngân sách nhà nước và giải pháp huy động vốn từ các nguồn khác để phát triển hạ tầng du lịch); Giải pháp huy động vốn để đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch (Thực hiện tốt công tác thu hút đầu tư trong nước và đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào phát triển du lịch); Giải pháp huy động vốn từ nguồn tín dụng; Các giải pháp khác hỗ trợ huy động vốn phát triển du lịch (Tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác quy hoạch phát triển du lịch; Phát triển đa dạng loại hình, sản phẩm du lịch và nâng cao chất lượng dịch vụ; Đẩy mạnh công tác xúc tiến, quảng bá du lịch; Phát triển nguồn nhân lực để thu hút vốn đầu tư)
PHẦN KẾT LUẬN
Qua phân tích, đánh giá thực trạng phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, và trên cơ sở đó có những giải pháp nhằm thúc đẩy huy động vốn cho đầu tư phát triển ngành du lịch Bình Thuận đến năm 2015, có thể rút ra một số kết luận như sau:
1. Với tiềm năng dồi dào về điều kiện tự nhiên, xã hội và nhân văn, ngành du lịch Bình Thuận ngày càng phát triển và có sức hấp dẫn rất lớn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
2. Công tác huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận đã đạt những kết quả khả quan. Nguồn vốn đầu tư vào du lịch ngày càng gia tăng đã tạo điều kiện cho ngành du lịch địa phương có những chuyển biến tích cực, đạt tốc độ tăng trưởng cao so với các ngành kinh tế khác của tỉnh, ngày càng thể hiện là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh.
3. Quá trình huy động vốn cho đầu tư phát triển du lịch Bình Thuận trong thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc cần khắc phục. Đó là, sự bất cập trong huy động vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, sự mất cân đối trong thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, mất cân đối trong thu hút đầu tư vào các vùng, các khu du lịch trọng điểm của tỉnh, vướng mắc trong triển khai các dự án đầu tư do vướng đền bù giải tỏa mặt bằng, thiếu năng lực tài chính...
4. Để tăng cường huy động vốn cho đầu tư bảo đảm cho mục tiêu phát triển du lịch Bình Thuận nhanh, bền vững và đúng định hướng đến năm 2015, tỉnh Bình Thuận cần áp dụng đồng bộ các giải pháp: từ các giải pháp vĩ mô như nâng cao chất lượng công tác xây dựng chiến lược, lập quy hoạch và kế hoạch phát triển ngành du lịch; xây dựng môi trường đầu tư vào ngành du lịch an toàn, hiệu quả và tạo điều kiện thuận lợi trong thu hút đầu tư trong và ngoài nước…đến các giải pháp mang tính địa phương như các giải pháp thúc đẩy huy động các nguồn vốn đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch, huy động vốn để đầu tư cơ sở kinh doanh du lịch, huy động vốn từ nguồn tín dụng…
Từ những kết luận trên cho thấy, để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho ngành du lịch tỉnh Bình Thuận đến năm 2015, với mục tiêu đưa du lịch trở thành một ngành kinh tế
trọng điểm của địa phương, do đó cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc thực hiện những chiến lược phát triển đã đề ra, trong đó cơng tác huy động vốn đầu tư phát triển du lịch được đẩy mạnh để tăng cường đầu tư thúc đẩy ngành du lịch phát triển nhanh, ổn định và bền vững trong tương lai./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS. TS Bùi Kim Yến (2009), Thị trường chứng khoán, NXB Thống Kê. 2. Đinh Thị Thư (2005), Kinh tế du lịch khách sạn, NXB Hà Nội
3. PGS. TS Nguyễn Ngọc Hùng (2006), Quản lý ngân sách nhà nước, NXB Thống Kê.
4. Nguyễn Thị Diệu (2005), Nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
5. Phạm Văn Năng, Trần Hồng Ngân, Sử Đình Thành (2002), Sử dụng các cơng
cụ tài chính để huy động vốn cho chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020, NXB Thống Kê.
6. PGS. TS Sử Đình Thành (2006), Lý thuyết Tài chính cơng, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
7. PGS. TS Trần Ngọc Thơ, PGS. TS Nguyễn Ngọc Định (2008), Tài chính quốc
tế, NXB Thống Kê
8. Trần Ngọc Thơ (2007), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, NXB Thống Kê 9. Trần Thị Duy Hạnh (2005), Các giải pháp nhằm huy động và sử dụng vốn có hiệu quả cho đầu tư phát triển kinh tế tại quận 9 - thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh
10. GS. TS Vũ Thị Ngọc Phụng (2005), Kinh tế phát triển, NXB Lao động - Xã hội.
11. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX, X
12. Văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ X, XI
13. Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển ngành du lịch đến năm 2025
14. Cục Thống kê tỉnh Bình Thuận, Niên giám thống kê Bình Thuận năm 2005,
2006, 2007, 2008, 2009