- Tỷ giá hối đoá
1.3.2. Trung Quốc và những chủ đề du lịch được sắp xếp theo từng năm
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, đứng đầu là Cục trưởng; với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng, ban hành các chính sách du lịch và giám sát việc tuân thủ, thực hiện các chính sách; xây dựng chiến lược phát triển khu du lịch, phối hợp các ban, ngành liên quan trong hoạt động thu hút các nguồn vốn đầu tư để phát triển du lịch; nghiên cứu và thu thập thông tin du lịch; cấp giấy phép hoạt động lữ hành; xúc tiến, quảng bá du lịch ra nước ngồi.
Chính phủ Trung Quốc xác định du lịch là một trong những trọng điểm tăng trưởng kinh tế mới; là một ngành kinh tế trọng điểm, cần ưu tiên đầu tư phát triển. Để thu hút các nguồn vốn đầu tư vào du lịch cũng như để quản lý và phát triển tốt ngành du lịch, các chính sách về du lịch của Trung Quốc khơng ngừng được ban hành điều chỉnh và hồn thiện.
Trung Quốc đề ra phương châm chỉ đạo thu hút đầu tư vào du lịch và phát triển du lịch là tăng cường phát triển du lịch Inbound (đưa khách du lịch quốc tế vào), khuyến khích du lịch nội địa, khuyến khích du lịch Outbound (đưa khách du lịch ra nước ngoài) vừa phải. Hằng năm, Trung Quốc đón hàng chục triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu nhập ngoại tệ đạt trên 20 tỷ USD. Chỉ tính riêng năm 2004, Trung Quốc đón 109 triệu lượt khách du lịch quốc tế, tăng 18,96% so với năm 2003; thu nhập ngoại tệ đạt trên 25,73 tỷ USD, tăng 47,9% so với năm 2003. Trung Quốc phấn đấu đến năm 2020 sẽ trở thành một cường quốc về du lịch trên thế giới.
Trong quá trình thu hút vốn đầu tư du lịch và phát triển ngành du lịch, Trung Quốc chủ yếu phát triển mơ hình nhà nước và lấy đó là chủ đạo với hai nội dung chính: Một là, Nhà nước và địa phương dựa vào bộ máy quản lý hành chính quản lý du lịch là chủ yếu để chỉ đạo phương hướng, chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch, tổ chức và tuyên truyền xúc tiến, quản lý thị trường; Hai là, phát huy tính chủ động tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương. Nhằm thu hút các nhà đầu tư, các du khách quốc tế và nội địa, ngành du lịch Trung Quốc đã đưa ra những sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng với các chủ đề được sắp xếp theo từng năm.
* Bài học kinh nghiệm quốc tế về thu hút đầu tư phát triển du lịch có thể vận dụng vào Việt Nam
Từ những kinh nghiệm thu hút đầu tư nêu trên, để phát triển du lịch các nước đã chú trọng đầu tư và giải quyết các vấn đề như sau:
- Chú trọng công tác huy động các nguồn lực để phát triển du lịch, coi công tác phát triển du lịch là một quốc sách nên đã dành ưu tiên đầu tư cho du lịch cả về cơ chế, chính sách lẫn hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất.
- Các Bộ, ngành đều có sự phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động du lịch; tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch, đem lại nguồn thu cho đất nước, tạo một vị thế nhất định với nước ngoài.
- Ngành du lịch đều đã xây dựng được chiến lược, sách lược phát triển du lịch phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao. Cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch phát triển rất linh hoạt uyển chuyển.
- Xây dựng kế hoạch phát triển ưu tiên cho du lịch có trọng điểm, phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ; đồng thời coi trọng và đẩy mạnh hoạt động quảng bá du lịch, mạnh dạn đầu tư cho công tác phát triển thị trường trọng điểm.
Trên cơ sở đó, ngành du lịch Việt Nam cần tham khảo và học tập trong việc thu hút đầu tư phát triển du lịch, và quản lý nhà nước đối với hoạt động du lịch như sau:
- Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và đề ra các chính sách, giải pháp để thúc đẩy phát triên du lịch.
- Mạnh dạn huy động vốn đầu tư để đầu tư hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất nhằm phát triển du lịch.
- Tạo ra những sản phẩm độc đáo, đa dạng, hấp dẫn lôi cuốn sự chú ý của du khách
- Tăng cường tuyên truyền, quảng bá về du lịch - Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho du lịch