- Tỷ giá hối đoá
2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội và nhân văn để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận
DU LỊCH TỈNH BÌNH THUẬN
2.1. Q trình phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận trong thời gian qua
2.1.1. Điều kiện tự nhiên xã hội và nhân văn để phát triển du lịch tỉnh Bình Thuận Thuận
Bình Thuận là tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ là một tỉnh duyên hải miền Trung, trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ, nằm gần các thành phố công nghiệp lớn của cả nước. Phía Bắc giáp hai tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đơng và Đơng Nam giáp Biển Đơng.
Bình Thuận có đường bờ biển dài 192 km với các bãi biển đa dạng: từ những bãi biển cát trắng, cây xanh rợp mát quanh năm tại khu vực Phan Thiết - Hàm Tiến - Mũi Né - Hòn Rơm, bãi biển Tiến Thành - Thuận Quý - Khe Gà…cho đến các bãi biển đá cuội nhiều màu ở Bình Thạnh (huyện Tuy Phong), bãi cát bên cạnh vách núi hang động kỳ ảo ở Vĩnh Tân - Cà Ná; các đảo nhỏ, cù lao ven biển có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ như khu đảo Cù Lao Câu (huyện Tuy Phong), đảo Hịn Bà (thị xã La Gi), mơi trường tự nhiên trong lành còn thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch thể thao biển và du lịch sinh thái. Mũi Né được tạp chí Du lịch quốc tế bình chọn là một trong 20 điểm du lịch biển nổi tiếng thế giới.
Bình Thuận có tài nguyên rừng nhiệt đới với nhiều loại thực vật và động vật quý hiếm, cảnh quan hùng vĩ, sơn thủy hữu tình với nhiều núi non, hồ thác, sơng suối đẹp như Núi Tàkoú, Núi Ông - Biển Lạc, Thác Bà, Thác Reo, Hồ Sông Quao, Hồ Hàm Thuận - Đa Mi…có thể phát triển các loại hình du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái kết hợp với tham quan nghiên cứu tự nhiên.
Bình Thuận có một số mỏ nước khống có giá trị phục vụ tiêu dùng và chữa bệnh như nước khoáng Vĩnh Hảo (huyện Tuy Phong), Đa Kai (huyện Đức Linh), Văn Lâm (huyện Hàm Thuận Nam) và đặc biệt có nguồn nước nóng tại khu Bưng Thị, Phong Điền (huyện Hàm Thuận Nam), có thể sử dụng để phát triển các loại hình du lịch có sử
Về điều kiện xã hội và nhân văn, Bình Thuận là nơi cư trú hơn 30 dân tộc anh em với 1.180.000 người. Ngoài dân tộc kinh chiếm 93%, cịn có các dân tộc có bề dày văn hóa lâu đời như dân tộc Chăm, Rắc Lây, K’Ho, Tày, Nùng…Người Chăm có dân số khá đơng, sống thành từng khu dân cư tập trung với phong tục, tập qn đặc sắc thể hiện qua các cơng trình kiến trúc, lễ hội, hoạt động văn hóa, nghề thủ cơng truyền thống…có sức hấp dẫn mạnh mẽ đối với du khách.
Bình Thuận có nhiều di tích lịch sử có giá trị văn hóa cao thu hút khách tham quan như di tích Trường Dục Thanh (nơi Bác Hồ đã dừng chân dạy học trên con đường đi tìm đường cứu nước), Tháp Chăm Poshanư, Cút Bà Thềm (nơi lưu giữ các di vật cuối cùng của hoàng tộc Chăm), Chùa núi TàKóu, Chùa hang Cổ Thạch, Dinh Thầy Thím, Đình Vạn Thủy Tú (nơi thờ cúng cá voi của cư dân địa phương)
Bình Thuận cũng là vùng đất có nhiều lễ hội văn hóa dân gian đặc sắc mang tính chất vùng và đặc thù của địa phương như: Lễ hội Ka-tê của đồng bào Chăm, Lễ hội Nghinh Ông của người Hoa, Lễ hội Cầu Ngư Nam Hải của cư dân các vạn chài ven biển, Lễ hội dinh Thầy Thím, Lễ hội rước đèn Trung Thu, Lễ hội Đua thuyền…diễn ra hàng năm thu hút rất đơng khách tham dự. Ngồi ra, Bình Thuận cịn có các loại hình văn nghệ độc đáo của người Chăm, một số làng nghề truyền thống với các nghề dệt thổ cẩm, làm gốm, làm bánh rế…góp phần làm phong phú thêm các hoạt động du lịch
Nhìn chung tài nguyên du lịch của Bình Thuận (kể cả tài nguyên tự nhiên lẫn xã hội nhân văn) là khá đa dạng, trong đó nổi bật là tài nguyên du lịch biển có thể khai thác và sử dụng có hiệu quả để tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn.