- Tỷ giá hối đoá
b. Doanh thu du lịch
2.1.2.4. Phát triển dịch vụ, ngành nghề truyền thống phục vụ du lịch
Các loại hình dịch vụ du lịch trong những năm qua phát triển mạnh nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng được nhu cầu phục vụ du khách.
- Số lượng khách sạn, resort tiếp tục phát triển với nhiều mơ hình kinh doanh đa dạng. Tính đến cuối năm 2010, tồn tỉnh có 250 cơ sở lưu trú du lịch đang hoạt động kinh doanh với tổng số buồng, phịng lưu trú 7.500, trong đó khách sạn, resort là 140 cơ sở với 6.000 buồng, phòng và nhà nghỉ du lịch là 110 cơ sở với 1.500 buồng, phòng
- Hoạt động kinh doanh lữ hành và hướng dẫn viên du lịch cũng tăng đáng kể, tồn tỉnh hiện có 13 cơ sở đang hoạt động kinh doanh lữ hành, trong đó có 11 cơ sở kinh doanh lữ hành nội địa 2 cơ sở kinh doanh lữ hành quốc tế.
- Đã đưa vào hoạt động và tiếp tục phát triển tốt dịch vụ vận chuyển khách du lịch theo tuyến đường sắt thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết; mở các tuyến xe buýt từ trung tâm thành phố Phan Thiết đi Mũi Né, Hồng Sơn, Thuận Hòa, La Gi, Ngã ba 46 và tuyến xe buýt từ Ga Mương Mán đi Mũi Né
- Các dịch vụ nhà hàng ăn uống, mua sắm phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, tập trung tại khu vực trung tâm Phan Thiết và Hàm Tiến - Mũi Né. Phát triển loại hình du lịch nghỉ dưỡng biển với các sản phẩm như nghỉ dưỡng, dịch vụ spa, tắm bùn khoáng, dịch vụ thể thao trên biển (lướt ván diều, lướt ván buồm, lặn biển) góp phần thu hút và kéo dài thêm thời gian lưu trú của du khách nhất là khách quốc tế.
- Một số ngành nghề truyền thống ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng phục vụ du lịch từng bước được củng cố, khôi phục. Các mặt hàng sản xuất được hỗ trợ tiêu thụ thông qua trưng bày, giới thiệu và bán cho du khách tại các cơ sở kinh doanh du lịch.