Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 36 - 39)

- Tỷ giá hối đoá

1.4.2. Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch thành phố Hồ Chí Minh

Minh

Trong thời gian qua, lĩnh vực dịch vụ - du lịch của thành phố đã đóng góp đáng kể vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố, lượng khách quốc tế đạt năm 2009 đạt 2,6 triệu lượt, giảm 7% so với cùng kỳ; doanh thu du lịch đạt 35.000 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Để đạt được kết quả này, thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện các biện pháp như sau:

- Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là ưu điểm nổi bật của thành phố Hồ Chí Minh

+ Mơ hình “Một cửa liên thơng” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư với cơ quan thuế và công an đã giải quyết thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu, mã số

thuế chỉ trong 15 ngày. Đối với các dự án đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư chỉ nộp hồ sơ một lần tại Sở Kế hoạch và Đầu tư, và Sở Kế hoạch và Đầu tư đảm nhận việc lấy ý kiến các bộ ngành liên quan hoặc Chính phủ (đối với các dự án đặc biệt) và có thời hạn trả theo giấy hẹn.

+ Để tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài và thân nhân đến thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư còn cấp thẻ ưu tiên làm thủ tục tại sân bay để không phải chờ đợi.

+ Nhà đầu tư ở bất cứ nước nào trên thế giới đều có thể vào các trang Web của thành phố để tìm hiểu và đăng ký thẻ ưu tiên trước khi đến đầu tư. Thời gian đến, thành phố sẽ mở hệ thống cấp phép đầu tư nước ngoài qua mạng để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư.

- Đa dạng các kênh huy động vốn: Đối với kênh huy động vốn qua ngân hàng, các ngân hàng liên tục điều chỉnh lãi suất tiền gửi linh hoạt kèm theo nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn nên thu hút lượng vốn lớn nhàn rỗi trong dân cư; thành lập quỹ phát triển đô thị - thông qua quỹ này huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu đô thị thành phố. Đối với nguồn NSNN, nhằm tăng nguồn thu ngân sách, ngành tài chính và thuế cần tăng cường phân cấp thu cho các quận, huyện; kiên quyết chống thất thu, chống buôn lậu, gian lận thương mại, trốn lậu thuế, nợ đọng thuế…đấu giá quyền sử dụng đất; ngoài ra giải ngân nhanh chóng các dự án ODA đã được Chính phủ cam kết.

- Công tác quảng bá xúc tiến, giới thiệu hình ảnh điểm đến của thành phố được đẩy mạnh và chuyển biến rõ nét qua việc tranh thủ sự hỗ trợ của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế tại thành phố và nước ngoài, khai thác lợi thế của các hãng hàng khơng báo chí quốc tế.

- Đẩy mạnh cơng tác liên kết giữa các doanh nghiệp trong ngành và các doanh nghiệp bổ trợ ngành nhằm khai thác, phát triển thị trường du lịch, tạo nguồn khách ổn định.

* Một số bài học kinh nhiệm quốc tế và trong nước về thu hút vốn đầu tư

phát triển du lịch có thể áp dụng tại tỉnh Bình Thuận như sau:

- Thống nhất nhận thức của tồn thể Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân trong tỉnh trong quá trình thực hiện quy hoạch phát triển ngành du lịch, với chính sách đầu tư nhất quán, hợp lý sẽ góp phần đẩy nhanh tiến độ đền bù giải toả, và tạo

môi trường đầu tư thơng thống để thu hút đầu tư và rút ngắn thời gian triển khai thực hiện dự án.

- Tăng cường công tác cải cách thủ tục đầu tư theo hướng thơng thống tập trung một đầu mối.

- Huy động cả nguồn vốn trong nước và nước ngoài để đầu tư phát triển du lịch, đặc biệt là tranh thủ thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực du lịch.

- Đa dạng các kênh huy động vốn để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch. - Xây dựng và hoàn thiện quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và chiến lược phát triển du lịch trong dài hạn trên cơ sở lợi thế so sánh của từng vùng trong tỉnh.

- Đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác xúc tiến đầu tư, giới thiệu và quảng bá tiềm năng thế mạnh du lịch của tỉnh

Kết luận chương 1

Nhu cầu vốn đầu tư đối với phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành du lịch nói riêng là một vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách. Do đó, những vấn đề cơ sở lý luận được phân tích trong chương 1 sẽ là cơ sở phân tích thực trạng phát triển ngành du lịch và thực trạng huy động vốn phát triển du lịch của tỉnh Bình Thuận trong chương 2, đồng thời đây cũng là nền tảng để xây dựng các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển ngành du lịch của tỉnh Bình Thuận trong chương 3.

Trong chương 1, tập trung trình bày những vấn đề như sau:

- Khái niệm về đầu tư, vốn đầu tư; mục tiêu đầu tư, phân loại đầu tư, nguồn vốn đầu tư, các cơng cụ huy động vốn đầu tư.

- Vai trị của vốn đầu tư đối với sự phát triển kinh tế và phát triển ngành du lịch - Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực và một số địa phương trong nước về huy động vốn đầu tư phát triển du lịch; qua đó rút ra bài học kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư phát triển du lịch vận dụng vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tài chính huy động vốn đầu tư phát triển du lịch tỉnh bình thuận đến năm 2015 (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)