Nâng cao trình độ chuyên môn về TTQT, năng lực quản lý điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố hồ chí minh vietinbank (Trang 88)

3.2. Các giải pháp hoàn thiện phương thức TDCT tại Chi nhánh

3.2.3.1. Nâng cao trình độ chuyên môn về TTQT, năng lực quản lý điều

điều hành

Một trong những yếu tố quan trọng để doanh nghiệp phát triển, thích nghi với tình

hình kinh tế xã hội là yếu tố con người.

− Đối với đội ngũ lãnh đạo, doanh nghiệp cần có chính sách đãi ngộ để thu hút

nhân tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của

doanh nghiệp, khơng có người giúp doanh nghiệp ổn định, phát triển trong tương lai.

− Nâng cao năng lực quản lý điều hành đối với đội ngũ lãnh đạo, cụ thể như

kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh; kỹ năng lãnh đạo giám đốc; kỹ năng quản lý sự thay đổi; kỹ năng thuyết trình, đàm phán, giao tiếp và quan hệ công

chúng; kỹ năng quản lý thời gian. Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân, các nhà quản lý

doanh nghiệp, qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

− Đối với giám đốc và nhà quản lý doanh nghiệp, để nâng cao khả năng làm

việc và giao dịch quốc tế, tiếp cận các tiêu chuẩn, các thơng lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức, kỹ năng về ngoại ngữ. Đây là một trong những điểm

đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp ở nước ta. Ngoài ra các giám đốc cần nâng

quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hố trong kinh doanh; Thơng lệ quốc tế trong lĩnh vực/ngành kinh doanh.

− Doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình bộ phận chuyên về kinh doanh XNK, thực tế là phần lớn các rủi ro đều do các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam còn khá mơ hồ về việc đàm phán ký kết các hợp đồng ngoại thương, do đó khơng lường

trước được các vấn đề có thể phát sinh trong hợp đồng. Cho nên, để có thể giảm thiểu

được rủi ro trong thanh toán hàng nhập bằng phương thức TDCT thì trước hết, bản

thân mỗi doanh nghiệp nhập khẩu phải thực sự chuyên nghiệp, không thể mãi dựa dẫm vào ngân hàng phục vụ mình.

− Việc lập ra bộ phận chuyên trách về kinh doanh XNK và TTQT sẽ giúp cho các doanh nghiệp giảm được nhiều thời gian, chi phí cũng như hạn chế phần lớn những rủi ro trong thanh toán. Cán bộ làm việc trong bộ phận này địi hỏi phải có trình độ, kĩ

thuật nghiệp vụ vững, am hiểu về các tập quán, luật TMQT và đặc biệt là TTQT để khi ký kết hợp đồng có thể đưa ra những điều khoản hợp lý, đảm bảo quyền lợi của doanh nghiệp mình.

− Doanh nghiệp cần lựa chọn, tìm hiểu kỹ về đối tác để tránh được những rủi ro về sau. Việc tìm hiểu kỹ đối tác giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thực hiện hợp

đồng của đối tác nước ngoài. Bản chất của thanh toán theo phương thức TDCT là thanh

toán dựa trên bộ chứng từ nên vấn đề này càng quan trọng. Doanh nghiệp có thể nhờ vào sự hỗ trợ của các kênh cơ quan ngoại giao, phịng thương mại và cơng nghiệp, lãnh sự qn hoặc mối quan hệ với các ngân hàng lớn để nắm bắt được môi trường kinh

doanh, năng lực tài chính cũng như uy tín của đối tác trên thương trường. 3.2.3.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế của doanh nghiệp

− Với nguồn vốn chủ sở hữu lớn, doanh nghiệp có thể tự chủ và chuyên nghiệp hơn trong việc ký kết các hợp đồng ngoại thương, giảm được chi phí đầu tư khi mua hàng với số lượng lớn. Hiện nay, nếu doanh nghiệp thực sự hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc tăng vốn chủ sở hữu không phải là một vấn đề q khó vì thị

trường tài chính Việt Nam hiên nay đang trên đà phát triển, có rất nhiều lựa chọn giúp doanh nghiệp tăng vốn như thơng qua thì trường chứng khốn doanh nghiệp có thể huy

động vốn từ các cổ đơng, từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.

− Mặt khác với năng lực tài chính mạnh và hoạt động có uy tín trên thị trường, doanh nghiệp cũng có thể tranh thủ được sự tín nhiệm của ngân hàng, việc mở TDCT thanh toán dễ dàng hơn, giảm tối đa đọng vốn do mức ký quỹ thấp.

− Doanh nghiệp phải thường xuyên nghiên cứu và xây dựng chiến lược phát triển kinh doanh hợp lý, đầu tư đổi mới khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại nhằm

nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh không những ở thị trường trong nước mà còn trên thị trường quốc tế. Trong xu thế hội nhập hiện nay, doanh nghiệp phải không ngừng khai thác các thị trường tiềm năng trong và ngoài nước. Đặc biệt, thương hiệu

ngày càng có vai trị quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, vì vậy doanh

nghiệp cần phải xây dựng cho mình một thương hiệu, đồng thời khơng ngừng củng cố và phát triển để có thể trở thành một thương hiệu mạnh.

− Các doanh nghiệp cần hợp tác giúp đỡ lẫn nhau cùng phát triển trong một thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt. Doanh nghiệp không nên chỉ dựa vào sự hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức quốc tế mà cần có những bước đi riêng của mình. Các

doanh nghiệp cùng hoạt động trong một ngành nghề hay trên một địa bàn sản xuất kinh doanh có thể kết hợp với nhau, tạo thành các câu lạc bộ, hội doanh nghiệp để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau. Các doanh nghiệp cũng nên tích cực tham gia vào các hiệp hội DN,

đồng thời phát huy tích cực vai trị hội viên của mình trong hiệp hội.

− Các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, tăng cường cơng tác

có chiến lược quảng cáo, tiếp thị hợp lý để người tiêu dùng có thể biết đến sản phẩm

của doanh nghiệp nhiều hơn; thường xuyên củng cố uy tín thương hiệu, niềm tin của khách hàng vào chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.

− Doanh nghiệp phải hiểu rõ các văn bản luật, các TCTD, chính sách của Nhà nước để có thể tận dụng được những lợi thế từ các văn bản đó vào trong hoạt động sản

xuất kinh doanh cũng như trong quá trình tiếp cận với ngân hàng như chính sách ưu đãi

đầu tư của nhà nước, chính sách và điều kiện cho vay hỗ trợ lãi suất, quy trình về việc

TTQT cũng như tín nhiệm của ngân hàng. Với sự hiểu biết của doanh nghiệp sẽ tạo thuận lợi trong quá trìnhh thực hiện phương thức TDCT ký quỹ dưới 100% cũng như ngân hàng sẽ đánh giá vị thế của doanh nghiệp trong sự am hiểu pháp luật Nhà nước.

3.2.3.3. Tranh thủ khả năng tín nhiệm của ngân hàng và lựa chọn tổ chức tín dụng phù hợp. chức tín dụng phù hợp.

− Một trong những khó khăn hiện nay của doanh nghiệp khi thực hiện phương thức TDCT là mức ký quỹ bao nhiêu phần trăm so với giá trị bộ chứng từ vì doanh nghiệp bao giờ cũng mong muốn ký quỹ càng thấp càng tốt. Để tăng mức tín dụng của ngân hàng đối với doanh nghiệp nhằm giảm tỷ lệ ký quỹ, tăng tỷ lệ chiết khấu bộ

chứng từ và giảm tỷ lệ phí trong nghiệp vụ TTQT, doanh nghiệp cần tạo mối quan hệ tốt và uy tín đối với ngân hàng trong quá trình giao dịch trước nay, thong hiệu, tài

chính của doanh nghiệp hiện tại thơng qua các báo cáo tài chính, sự trung thực trong q trình cung cấp thơng tin, số liệu trung thực, chính xác.

− Khi tiếp xúc với nhân viên TTQT, doanh nghiệp cần thể hiện thái độ hợp

tác, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên tín dụng tiến hành nhanh các thủ tục, quy

trình nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu vay của doanh nghiệp một cách nhanh nhất, phải luôn giữ uy tín cho ngân hàng trong q trình giao dịch.

− Doanh nghiệp nên có mối quan hệ tồn diện với NH thông qua việc sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ khác như thanh toán, tiền gửi, mua bán ngoại tệ, tín dụng… Nếu doanh nghiệp có quan hệ tốt với ngân hàng, sử dụng nhiều dịch vụ của NH thì trong quá trình ngân hàng xem xét giảm tỷ lệ ký quỹ, tăng tỷ lệ chiết khấu bộ chứng từ, giảm tỷ lệ phí dịch vụ được hưởng lãi suất ưu đãi…

− Trong tình hình cạnh tranh ngày càng cao của các tổ chức tín dụng hiện nay, thì các TCTD đều có những chính sách, chiến lược khách hàng, lĩnh vực ngành nghề

phù hợp và thuận lợi để hỗ trợ vốn đối với ngành nghề, lĩnh vực mà mình đang sản

xuất kinh doanh để có những chính sách phù hợp và thuận lợi cho hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp.

3.2.4. Các giải pháp hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước.

3.2.4.1. Hoàn thiện hành lang pháp luật cho phương thức TDCT. Vấn đề tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý rất quan trọng đối với hoạt động Vấn đề tạo lập và hồn thiện mơi trường pháp lý rất quan trọng đối với hoạt động

kinh tế nói chung và đặc biệt càng có ý nghĩa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, trong

đó có cơng tác TTQT.

Trong q trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, kim ngạch XNK của cả nước không ngừng tăng lên cả về quy mô lẫn chất lượng. Nhưng mặt trái của nó là tranh chấp phát sinh ngày càng nhiều và phức tạp. Hiện nay, trên thế giới, để tối đa hố lợi

ích và giảm thiểu rủi ro, các quốc gia đều phải điều chỉnh chính sách và củng cố hệ

thống tài chính- ngân hàng một cách tích cực. Đặc biệt là những nước có nền kinh tế

đang phát triển và ở giai đoạn đầu của quá trình hội nhập như Việt Nam, thì việc hoàn

thiện hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính- ngân hàng là hết sức cần thiết.

TTQT mặc dù chỉ là một nghiệp vụ ngân hàng nhưng lại liên quan trực tiếp tới quyền lợi, trách nhiệm, uy tín của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều quốc gia. Hiện nay, việc thanh toán XNK bằng phương thức TDCT được các ngân hàng trên thế giới thực hiện trên cơ sở UCP do phòng thương mại quốc tế ban hành. Tuy nhiên, UCP không phải là văn bản luật, mà chỉ là tập hợp các tập quán, quy ước và thực tiễn ngân hàng trong hoạt động TTQT, mang tính chất pháp lý tuỳ ý. Vì vậy, nếu có mâu thuẫn

giữa các qui tắc quốc tế và luật pháp quốc gia thì lựa chọn áp dụng là tuỳ theo pháp luật của từng nước.

Cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có luật hay pháp lệnh riêng về hoạt động TTQT. Thực tiễn các doanh nghiệp và các NHTM khi tham gia thanh tốn tín dụng chứng từ hay gặp nhiều rủi ro, tranh chấp và xung đột pháp luật, mặc dù họ đã tìm mọi cách bảo vệ mình. Vì vậy, việc soạn thảo, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho hoạt động

TTQT là rất cần thiết cho các NHTM Việt Nam, đồng thời cịn là cơ sở để tồ án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong quan hệ TTQT.

Bên cạnh đó, cần có những văn bản dưới luật (pháp lệnh, nghị định) qui định rõ

ràng, cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi của các bên tham gia cũng như các giải pháp xử lý trong trường hợp có tranh chấp, xung đột pháp luật giữa qui tắc quốc tế và luật pháp quốc gia trong TTQT nói chung và phương thức TDCT nói riêng (vì TDCT

đang và chắc chắn vẫn là phương thức chủ yếu trong TTQT). Việc này đòi hỏi sự tham

gia của nhiều bộ ngành liên quan như Bộ Thương mại, Tổng cục hải quan… nhằm tạo sự nhất quán trong việc ban hành và áp dụng các điều luật đó sau này.

3.2.4.2. Xây dựng và hồn thiện chính sách hỗ trợ phương thức TDCT

đối với doanh nghiệp.

Trong xu thế mở cửa hội nhập, giao lưu buôn bán giữa các nước phát triển mạnh, hoạt động thanh toán qua ngân hàng ngày càng mở rộng cả về quy mô và chất lượng

giao dịch. Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để NHTM có thể phát triển các hoạt động kinh doanh nói chung cũng như hoạt động thanh tốn hàng xuất khẩu nói riêng.

Tuy nhiên, để có thể làm tốt việc này, cần có những biện pháp cụ thể sau:

− Sớm nghiên cứu, soạn thảo và áp dụng hệ thống văn bản pháp quy phù hợp với thông lệ quốc tế và đặc điểm của Việt Nam làm cơ sở điều chỉnh và tạo môi trường pháp lý cho hoạt động TTQTcủa NHTM nói chung và hoạt động thanh tốn hàng hóa XNK nói riêng, đặc biệt là luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

− Hoạt động TTQTcó liên quan đến mối quan hệ quốc nội cũng như quốc tế, liên quan đến luật pháp các quốc gia tham gia vào hoạt động này và thông lệ quốc tế.

Do vây, luật pháp mỗi nước cần phải có những quy định cụ thể để điều chỉnh mối quan hệ này trong sự tương quan với thơng lệ quốc tế. Ở Việt nam, cần có văn bản quy định quy chế về giao dịch thanh tốn XNK, trong đó nêu rõ quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ của nhà nhập khẩu, nhà xuất khẩu và các ngân hàng khi tham gia vào quan hệ thanh tốn hàng xuất khẩu.

− Chính phủ cần chỉ đạo Bộ Thương mại thực hiện có hiệu quả hơn chính sách thương mại phát triển theo hướng khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, quản lý chặt chẽ nhập khẩu nhằm cải thiện cán cân TTQT. Bên cạnh đó cần có các văn bản liên ngành

phối hợp chặt chẽ hoạt động của ngân hàng và hoạt động của các Bộ, ngành có liên

quan như Bộ Thương mại, Tư pháp, Hải quan, Thuế ... nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên liên quan, chỉ đạo các ngành hữu quan thống nhất thực hiện các văn bản đã ban hành về nghiệp vụ thanh toán XNK, tránh mâu thuẫn lẫn nhau trong quá

trình hướng dẫn thực hiện.

− Mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại: Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hoá, đa dạng hố, duy trì mở rộng thị phần

trên các thị trường quen thuộc, tranh thủ mọi cơ hội phát triển và xâm nhập các thị trường có tiềm năng như các nước ASEAN, Trung quốc, Nhật bản, Mỹ và các nước thuộc khối Đông Âu, Bắc Mỹ. Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợp với điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện các cam kết trong quan hệ song

phương và đa phương như AFTA, APEC, hiệp định thương mại Việt - Mỹ. Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, thông tin thị trường bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp kể cả các cơ quan đại diện ngoaị giao ở nước ngoài.

− Có chính sách khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất, XNK hàng hoá và dịch vụ. Khai thác triệt để và có hiệu quả những tiềm năng sẵn có về tài nguyên, sức lao động, phấn đấu giảm giá thành, nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển mạnh sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giảm tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ chế, tăng nhanh tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, cơng nghệ cao.

− Tiếp tục cải thiện mơi trường đầu tư, hồn thiện các hình thức đầu tư, tranh thủ nguồn tài trợ của các tổ chức tài chính, các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài về đầu tư kinh doanh.

− Cải cách mạnh mẽ và triệt để các thủ tục hành chính, tạo hành lang thơng

thống cho hoạt động XNK. Có sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành như Hải quan, Thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK theo một chu trình tuần tự khép kín, giảm bớt các thủ tục, tránh phiền hà, tiết kiệm thời gian và chi phí.

− Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc thực hiện các chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện phương thức tín dụng chứng từ trong hoạt động thanh toán quốc tế tại chi nhánh 11 thành phố hồ chí minh vietinbank (Trang 88)