Các nhân tố ảnh hƣởng đến XHTD doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 38)

6. Kết cấu của luận văn

1.5. Các nhân tố ảnh hƣởng đến XHTD doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập và tốc độ phát triển ngày càng cao, ngày càng sôi động của nền kinh tế, việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp sẽ giúp hiểu rõ hơn về những hạn chế và rủi ro tiềm ẩn mà chính doanh nghiệp có thể phải đối mặt. Tuy nhiên, để hoạt động XHTD đạt được chất lượng cao, đánh giá chính xác tình hình sức khỏe của doanh nghiệp, đánh giá khách quan và được thừa nhận rộng rãi thì cần có các yếu tố ảnh hưởng sau đây:

Thứ nhất: Chất lượng cung cấp thông tin

Thông tin trong XHTD là các thơng tin về tài chính, thơng tin phi tài chính liên quan đến khách hàng cần chấm điểm xếp hạng. Thơng tin có đầy đủ và độ tin cậy cao thì kết quả XHTD sẽ phản ánh càng chân thực hơn đối tượng xếp hạng. Trong thực tế hiện nay thì việc thu thập thơng tin cịn găp nhiều khó khăn, quy chế về công bố thơng tin minh bạch hóa trong hoạt động doanh nghiệp chưa được luật hóa. Các cơ quan xếp hạng khó tiếp cận nguồn thông tin về hồ sơ xác thực khi đưa dữ liệu vào phân tích.

Để có được kết quả xếp hạng, các TCTD bắt buộc phải triển khai phần mềm xếp hạng tín dụng nội bộ, được thiết kế riêng phù hợp với dữ liệu thông tin nội bộ và khả năng kết nội phần mềm quản trị ngân hàng.

Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao, các TCTD phải có những giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin không chỉ được đầu tư theo chiều rộng mà còn theo chiều sâu. Cơng nghệ tài chính ngân hàng chính là hạ tầng để các TCTD đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích và mở rộng phạm vi hoạt động, trong đó có cơng tác XHTD nội bộ.

Thứ ba: Năng lực và trình độ của cán bộ tín dụng

Cơng nghệ dù có hiện đại, tiên tiến thì vẫn khơng thể thiếu yếu tố con người, và yếu tố con người liên quan đến hệ thống XHTD chính là các cán bộ khách hàng trực tiếp tìm kiếm thơng tin để nhập dữ liệu. Yếu tố con người, chuyên môn cùng với những kinh nghiệm nhạy bén đóng vai trị quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kết quả XHTD.

Thứ tư: Những thay đổi trong thủ tục, cơ chế và chính sách

Mọi hoạt động của các TCTD đều khơng được nằm ngồi khn khổ các quy định, cơ chế cũng như chính sách của NHNN và Chính Phủ. Ngân hàng nhà nước đều thường xuyên ban hành các quy định, quy chế nhằm quản trị rủi ro tín dụng, duy trì tính thanh khoản và phòng ngừa những tổn thất khơng đáng có cho các TCTD. Tình đến thời điểm hiện nay, khung pháp lý liên quan đến hoạt động XHTD có các quy định 57/2002/QĐ-NHNN, quyết định 493/2005/QĐ-NHNN xuất phát từ hiệp định Basel II thông qua năm 2004. Các kênh thông tin chung quan trong mà các TCTD có thể truy cập là CIC, cơ quan thuế, ủy ban giám sát tài chính quốc gia… Hoạt động của các cơ quan này cùng với những quy định, chính sách phải có sự thay đổi theo từng thời kỳ, từng giai đoạn để phù hợp với tình hình thực tế, đặc biệt khi nền kinh tế Việt Nam, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động.

1.6. Bài học kinh nghiệm đối với Vietinbank – Chi nhánh 8 trong việc nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp.

Mơ hình tổ chức của các ngân hàng khơng giống như tổ chức của một cơng ty chun về xếp hạng tín dụng. Khác với các cơng ty xếp hạng tín nhiệm độc lập, mục đích của các ngân hàng thương mại khi xếp hạng các doanh nghiệp vay vốn là để phòng ngừa và quản lý rủi ro tín dụng, xây dựng chính sách khách hàng. Kết quả xếp hạng tín dụng sẽ được các ngân hàng sử dụng để quyết định cấp tín dụng và theo dõi khoản vay.

Khi trên thị trường có các tổ chức xếp hạng tín nhiệm độc lập thì các ngân hàng thương mại vẫn phải thực hiện xếp hạng để phục vụ cho hoạt động của mình, kết quả xếp hạng của một ngân hàng thương mại có thể khác kết quả xếp hạng của tổ chức tín nhiệm độc lập. Vietinbank có thể tham khảo kết quả xếp hạng của các tổ chức xếp hạng độc lập trong quá trình thực hiện xếp hạng, làm cơ sở để so sánh, đối chiếu.

1.6.2. Cần thiết phải xây dựng tổ chức xếp hạng tín dụng độc lập.

Hiện nay hệ thống định mức tín dụng bắt đầu thể hiện vai trò tại những thị trường vốn mới nổi trên khắp thế giới. Trong nhiều trường hợp xếp hạng tín dụng đã đóng vai trị quan trọng đối với sự phát triển của những thị trường này.

Ở nhiều quốc gia, ngân hàng trung ương hoặc các cơ quan quản lý khác tự mình kiểm tra chất lượng tài chính của các công ty để xác định tư cách gia nhập thị trường, hoặc thường xuyên kiểm soát chất lượng tín dụng của các bên tham gia thị trường. Sự tham gia của hệ thống định mức tín dụng có thể giảm bớt chi phí quản lý, xoá bỏ những trở lực và giúp thị trường phát triển.

Kinh nghiệm các nước cho thấy, tổ chức định mức tín dụng này phải là một tổ chức độc lập, do nhiều cổ đơng góp vốn, khơng một tố chức, cá nhân nào có quyền chi phối có như vậy mới đảm bảo sự chính xác, khách quan từ đó mới tạo được sự tín nhiệm của thị trường.

1.6.3. Xây dựng đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá mức độ tín dụng của khách hàng vay.

Kinh nghiệp xếp hạng của các tổ chức trên thế giới cho thấy một hệ thống xếp hạng đầy đủ phải bao gồm việc đánh giá môi trường ngành, đánh giá tình hình tài chính, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đánh giá khả năng quản lý và nhiều yếu tố tác động khác… cho nên một hệ thống xếp hạng tín dụng của ngân hàng cũng phải bao gồm các nội dung trên.

1.6.4. Tham khảo kết quả xếp hạng để quyết định đầu tƣ.

Việc xếp hạng được xem như là nhằm cung cấp những dự đoán triển vọng phát triển của doanh nghiệp, khả năng xảy ra tổn thất tín dụng của người đi vay nên khơng thể hồn trả hoặc hoàn trả đầy đủ cho người cho vay, có thể là chậm thanh toán hoặc thanh toán từng phần.

Để quyết định đầu tư, các ngân hàng thương mại, các nhà đầu tư dù là tổ chức hay cá nhân bao giờ cũng phải xem xét đến yếu tố rủi ro tín dụng. Các nhà đầu tư chỉ đồng ý đầu tư hay cấp tín dụng trên một mức rủi ro tối đa nào đó tùy thuộc vào từng đối tượng.

Xếp hạng tín dụng khách hàng đã đánh giá về khả năng một người đi vay có thể thanh toán đúng hạn nợ gốc và lãi vay trong một thời gian tồn tại của nó, chính vậy căn cứ vào kết quả xếp hạng để quyết định đầu tư sẽ làm giảm chi phí, hạn chế rủi ro.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Trong chương này, khóa luận đã trình bày những lý luận về XHTD, vấn đề an toàn trong hoạt động TD cũng như hoạt động XHTD tại các NHTM cùng những kinh nghiệm và bài học rút ra từ hoạt động XHTD của các tổ chức trên thế giới và Việt Nam. Rủi ro tín dụng ln theo sát hoạt động hoạt động tín dụng của mỗi NH. Do đó, việc thiết lập và hồn thiện hoạt động XHTD là việc làm cần thiết và cấp bách tại các NHTM. Nối tiếp chương một, khóa luận sẽ trình bày cụ thể hoạt động XHTD DN tại Vietinbank – Chi nhánh 8 trong chương hai, kiểm định hiệu quả của bộ chỉ tiêu tài chính trong việc dự đốn khả năng trả nợ của DN thơng qua phân tích bằng mơ hình hồi quy Binary Logistic. Qua đó, phát hiện những kết quả mà hệ thống XHTD của tổ chức này đã đạt được cũng như đề xuất áp dụng hoàn thiện cho hệ thống XHTD tại Vietinbank – Chi nhánh 8.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN DỤNG DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƢƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH 8 2.1. Giới thiệu về Vietinbank – Chi nhánh 8.

2.1.1. Tổng quan về VietinBank.

Với nghị định số 53/HĐBT ngày 26/03/1988 và quyết định số 402 ngày 14/11/1990 của Hội đồng bộ trưởng, Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập. Ban đầu VietinBank có thương hiệu là Incombank (Industrial and Commercial Bank of Vietnam), sau đó chính thức đổi sang thương hiệu VietinBank vào ngày 15/04/2008.

Ngày 25/12/2008, đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) của VietinBank được tổ chức thành công. Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu đang lan rộng, kinh tế trong nước và thị trường chứng khốn nói riêng suy giảm, việc IPO thành cơng đã kiểm chứng và khẳng định giá trị nội tại của VietinBank. Và cho đến nay, VietinBank vẫn ln khẳng định mình là một trong những NH đi đầu trong hệ thống NH Việt Nam.Tính đến cuối năm 2012, Tổng tài sản của VietinBank đã đạt 503.530 tỷ đồng, là NH lớn thứ hai tại Việt Nam sau Agribank xét quy mơ tổng tài sản

VietinBank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 01 Sở giao dịch, 150 Chi nhánh và trên 1000 Phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm. VietinBank cũng là ngân hàng đầu tiên thành lập một chi nhánh với đầy đủ các dịch vụ của một ngân hàng hiện đại tại Frankfurt (Đức) bên cạnh 3 VPĐD tại các trung tâm tài chính của thế giới. Ngồi ra VietinBank có 07 cơng ty hạch tốn độc lập: Cơng ty cho th Tài Chính, Cơng ty chứng khốn Cơng Thương, Công ty TNHH MTV Quản lí Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng Bạc Đá Quý Công ty TNHH MTV Cơng đồn và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và Phát triển nguồn nhân lực.

Với sứ mệnh là Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống,

VietinBank đã và đang không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng.

Vốn điều lệ: tại ngày 31/12/2012 vốn điều lệ của Vietinbank là 26.217.545 triệu đồng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Ngân hàng VietinBank

(Nguồn: vietinbank.vn)

2.1.2. Giới thiệu về VietinBank- Chi nhánh 8

2.1.2.1. Lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức và chức năng của các phịng ban

 Lịch sử hình thành

Q trình hình thành và phát triển của hệ thống VietinBank nói chung và VietinBank – Chi nhánh 8 là hệ quả của công cuộc đổi mới đất nước. Cụ thể, sau ngày 30/04/1975, theo quyết định số 175/QĐ 17/10/1975 của thống đốc NHNN Việt Nam, VietinBank- Chi nhánh 8 được thành lập với tên gọi là chi nhánh 13 trong số 14 chi nhánh thuộc thành phố Hồ Chí Minh, cho đến 08/1988 chi nhánh 13 chính thức được đổi tên thành VietinBank- Chi nhánh 8.

VietinBank- Chi nhánh 8 tọa lạc tại địa chỉ 1073 Phạm Thế Hiển, P.5, Q.8, TPHCM. Được biết đây là địa bàn không mấy thuận lợi, dân cư nghèo tình hình an ninh thấp, ơ nhiễm

môi trường…. nhưng hiện nay đây là nơi nhận được nhiều sự quan tâm đầu tư của thành phố trong phát triển kinh tế xã hội; sự phân cấp ngày càng nhiều hơn sẽ tạo sự chủ động cho quận phát triển, đẩy nhanh q trình cơng nghiệp hóa hiện đại hóa, đơ thị hóa. Do đó đây là khu vực có nhiều tiềm năng phát triển.

Mạng lưới hoạt động của chi nhánh bao gồm 1 trụ sở đặt tại Trung tâm hành chánh Quận 8 và 10PGD trực thuộc năm rải rác ở các Quận 8, Quận 1, Quận 11.

Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức VietinBank- Chi nhánh 8

(Nguồn: Báo cáo thường niên Vietinbank – Chi nhánh 8)

Phòng Tiền tệ -Ngân quỹ Phịng Kế tốn giao dịch PGD Bình Đăng PGD 3 tháng 2 PGD Lakai PGD Trần Hƣng Đạo A PGD Đơng Tây PGD Xóm Củi PGD Minh Phụng Phòng giao dịch Khối hỗ trợ Phòng tổng hợp Phịng Thơng tin điện tốn PGD Hƣng Phú Phịng Tổ chức Hành chính PGD Rạch Ơng PGD Phạm Hùng Khối tác nghiệp Phòng Bán lẻ BAN GIÁM ĐỐC Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

Ban giám đốc:

Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc. có chức năng nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát, điều hành toàn bộ bộ máy của Chi nhánh.

Phòng khách hàng doanh nghiệp:

- Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc các khách hàng Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ

- Phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của VietinBank cho các khách hàng là Doanh nghiệp lớn, Doanh nghiệp vừa và nhỏ phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của VietinBank kết hợp bán chéo, bán thêm các sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng nhằm đáp ứng tốt yêu cầu của các khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại cho ngân hàng

- Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển thêm sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng là Doanh nghiệp lớn và Doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Phịng Bán lẻ:

- Tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn , hỗ trợ, chăm sóc các khách hàng bán lẻ (cá nhân, hộ gia đình và các DN có tổng doanh thu năm liền kề không quá 5 tỷ đồng); Phối hợp cùng các bộ phận liên quan cung cấp trọn gói các sản phẩm, dịch vụ của VietinBank cho các Khách hàng bán lẻ phù hợp với chế độ, quy định hiện hành của VietinBank kết hợp bán chéo, bán thêm các sản phẩm, dịch vụ cho các khách hàng nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng, tối đa hóa lợi ích mang lại cho ngân hàng;

- Nghiên cứu, đề xuất cải tiến sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển sản phẩm, dịch vụ mới cho bán lẻ.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến cung cấp sản phẩm, dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng. Thực hiện công tác Marketing và hỗ trợ khách hàng về dịch vụ thẻ, dịch vụ ngân hàng điện tử. Triển khai các hoạt động kinh doanh thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử tại Chi nhánh;

- Tham mưu cho Ban giám đốc về cơng tác quản lí cán bộ, hành chính quản trị của Chi nhánh; thực hiện công tác thi đua tại Chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của VietinBank. Thực hiện các chức năng về đảm bảo an toàn tài sản, quy định về bảo quản trang thiết bị, quản lí con dấu của Chi nhánh, bảo dưỡng phương tiện đi lại; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh an tồn Chi nhánh, phịng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt;

- Nghiên cứu, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nhân sự, đào tạo, hành chính quản trị của Chi nhánh.

Phòng tiền tệ kho quỹ:

- Quản lí tồn bộ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản đảm bảo….; Bảo đảm cơng tác an tồn kho quỹ của Chi nhánh tại nơi giao dịch, kho bảo quản và trên đường vận chuyển; Điều hành và sử dụng tiền mặt tiết kiệm, hiệu quả; Tổ chức thu, chi, giao, nhận, điều chuyển tiền mặt đáp ứng tốt nhu cầu giao dịch của khách hàng; Giám sát kiểm tra việc tuân thủ quy định trong lĩnh vực tiền tệ kho quỹ; Tổ chức kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, hồ sơ tài sản đảm bảo…. theo quy định của VietinBank.

Tổ thơng tin điện tốn:

- Thực hiện cơng tác quản lí, duy trì hệ thống thơng tin điện tốn; Bảo trì, bảo dưỡng máy tín đảm bảo thơng suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của Chi nhánh;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 38)