Định hƣớng phát triển của Vietinbank – Chi nhánh8 đến năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.1. Định hƣớng phát triển của Vietinbank – Chi nhánh8 đến năm 2015

3.1.1. Định hƣớng chung của toàn hệ thống Vietinbank.

3.1.1.1. Định hƣớng phát triển kinh doanh.

Giai đoạn 2013 - 2015, VietinBank chủ trương tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng, chiếm lĩnh thị trường; Giữ vững vai trò chủ đạo, chủ lực trong thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước; Tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại; Nâng cao tiềm lực tài chính, năng lực cạnh tranh; Đổi mới, nâng cấp mô hình tổ chức, mơ hình kinh doanh, quản trị điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế; Đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư đổi mới công nghệ và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ; Nâng cao năng lực quản trị rủi ro theo tỉêu chuẩn Basel II; Tập trung xử lý và kiểm soát nợ xấu ở mức thấp nhất… đảm bảo hoạt động của VietinBank tăng trưởng an toàn, hiệu quả, bền vững đồng thời đưa giá trị thương hiệu VietinBank được nâng cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Chiến lược Tài sản và Vốn: Tiếp tục tăng trưởng tổng tài sản; Tăng vốn chủ sở hữu, đảm

bảo đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển trong thời gian tới, đặc biệt là để đảm bảo tỷ lệ an tồn vốn; Đa dạng hóa cơ cấu sở hữu theo nguyên tắc Nhà nước sở hữu 51% trở lên.

Chiến lược Tín dụng và đầu tư: Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực, cạnh tranh

theo nguyên tắc thị trường, điều chỉnh cơ cấu tín dụng hợp lý, phù hợp với thế mạnh của Vietinbank; Tăng cường hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm nợ xấu chiếm dưới 3%; Đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trị định hướng trong thị trường, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.

Chiến lược dịch vụ: Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm

dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển; Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển.

3.1.1.2. Định hƣớng về khẩu vị rủi ro tín dụng.

Vietinbank chấp nhận rủi ro tín dụng ở mức độ nhất định để đạt được các mục tiêu kinh doanh, nhưng vẫn phải đảm bảo được an tồn trong hoạt động tín dụng của Vietinbank. Ban lãnh đạo Vietinbank chủ động quản lí tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Mục tiêu về tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu được đặt ra trong từng thời kì nhưng tối thiểu là 10% (vượt mức yêu cầu về vốn tối thiểu đưa ra bởi NHNN là 9%)

Cụ thể, khẩu vị rủi ro về danh mục tín dụng của Vietinbank được trình cụ thể trong Bảng 3.1 – Phụ lục 10 (đính kèm đề tài nảy).

Các mức giới hạn trên được cụ thể hóa, điều chỉnh theo chỉ đạo của HĐQT trong từng thời kì. Việc phê duyệt tín dụng cho các trường hợp ngoại lệ cũng sẽ được thực hiện theo khẩu vị nhất định trong từng thời kì

Kiểm sốt chất lượng tín dụng: khẩu vị rủi ro về chất lượng tín dụng cần được kiểm sốt

bằng các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng như sau:

Bảng 3.2: Kiểm sốt chất lƣợng tín dụng tại Vietinbank

STT Chỉ tiêu Giới hạn

1 Tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 trở lên) Tối đa 3% tổng dư nợ 2 Tỷ lệ nợ có vấn đề (nợ từ nhóm 2 trở lên) Tối đa 6% tổng dư nợ 3 Tỷ lệ trích lập dự phịng rủi ro tín dụng Tối đa 15% thu nhập hoạt

động

(Nguồn: Định hướng phát triển giai đoạn 2010 – 2015 của Vietinbank)

3.1.2. Định hƣớng của Vietinbank – Chi nhánh8 đến 2015.

Hoạt động kinh doanh bám sát định hướng, mục tiêu chung của toàn hệ thống. Tốc độ tăng trưởng về quy mô, chất lượng cao và duy trì bền vững. Một số chỉ tiêu định lượng: Tổng tài sản tăng 10%, nguồn vốn huy động tăng 8%, dư nợ tín dụng và đầu tư tăng 12%, nợ xấu dưới 3%, lợi nhuận trước thuế tăng 5%

- Để đảm bảo cân đối với nguồn vốn đầu vào, chi nhánh định hướng cho vay theo tỷ lệ hợp lý giữa ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, trong đó tập trung phát triển dư nợ ngắn hạn.

- Trước thực trạng khó khăn trong hoạt động của một số DN vẫn còn kéo dài, Chi nhánh thận trọng trong việc tăng trưởng tín dụng, tập trung phát triển tín dụng khối doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay các doanh nghiệp lớn thực hiện các dự án trọng điểm quốc gia. Tập trung tăng trưởng dư nợ tín dụng ngắn hạn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Ưu tiên đầu tư các ngành nghề được chính phủ khuyến khích, khả năng quay vòng vốn nhanh thuộc các lĩnh vực SXKD sản phẩm của nông nghiệp, công nghiệp nhẹ, sản xuất hàng xuất khẩu, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, các ngành công nghiệp hỗ trợ, các ngành nghề doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động có dư án, phương án KD có hiệu quả và dư nợ vay phải được đảm bảo bằng giá trị tài sản thế chấp khả dụng, dễ chuyển đổi. Giảm thấp tỉ lệ cho vay khơng có tài sản đảm bảo dưới 5%/tổng dư nợ.

- Nâng cao chất lượng tín dụng, triển khai thực hiện mơ hình tín dụng mới từ đầu năm 2013, thực hiện các quy trình cho vay kiểm tra giám sát món vay, kiểm tra tài sản đảm bảo thường xuyên, theo dõi tình hình biến động thị trường, cảnh báo rủi ro để xây dựng kế hoạch phát triển khách hàng, ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh hợp lý…

3.1.2.2. Hoạt động phi tín dụng.

- Tiếp tục khai thác các nguồn vốn giá rẻ: Nguồn vốn ODA để thực hiện một số dự án hạ tầng của TP.HCM, nguồn vốn không kỳ hạn từ các Ban đền bù các Quận Huyện,…bằng việc ký hợp đồng chi trả tiền đền bù cho các dự án đã và đang triển khai tại các Quận. Đồng thời trong khi chi trả, vận động những hộ dân được đền bù gửi tiết kiệm lại ngân hàng trong thời gian chờ sử dụng.

- Tích cực tiếp cận các nguồn vốn tại các cơ sở y tế như bệnh viện,các cơ sở giáo dục đào tạo như tại trường dự bị Đại học, cao đẳng TP.HCM, để thu hút nguồn vốn giá rẽ.

- Phát tiển các sản phẩm dịch vụ bán lẻ ngân hàng: Thanh toán, thẻ, chuyển tiền kiều hối hiện đại, đẩy mạnh các hoạt các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu. Tích cực quảng bá sản phẩm dịch vụ tới các tầng lớp dân cư trên cơ sở hoạt động mạng lưới các PGD.

3.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện nay tại Vietinbank – Chi nhánh 8.

Qua quá trình nghiên cứu về Vietinbank – Chi nhánh 8 tại Vietinbank, kiểm định hiệu quả của các bộ chỉ tiêu tài chính đến việc dự đốn khả năng trả nợ của DN, luận văn đề xuất sửa đổi, bổ sung HTXHTDDN tại Vietinbank – Chi nhánh 8 nhằm khắc phục các hạn chế của Hệ thống đã được phân tích tại Chương 2:

3.2.1. Về phƣơng pháp xếp hạng.

Theo kinh nghiệm của một số Tổ chức XHTD trên thế giới thì cần kết hợp nhiều phương pháp xếp hạng chứ không chỉ sử dụng phương pháp truyền thống như hiện nay là phương pháp chấm điểm theo tiêu chuẩn và phương pháp so sánh giữa các chỉ tiêu của DN với chỉ tiêu trung bình ngành, nhằm phản ánh được kết quả xếp hạng của DN khách quan và sát với thực tế hơn. Vì vậy luận văn đề xuất sử dụng mơ hình hồi quy Logistic để đánh giá khả năng trả nợ của DN tại Chi nhánh 8. Mơ hình hồi quy Logistic đã được kiểm định về mức ý nghĩa tại Chương 2 như sau:

Loge ( = -9.648 + 4.117X1 + 5.148X2 + 0.902X3 – 0.194X5 – 2.999X7 + 35.294X10 + 3.194X11

Các phép kiểm định tại chương 2 đã chứng tỏ mơ hình có ý nghĩa trong việc dự đốn khả năng trả nợ của DN. Tuy nhiên do hạn chế về mặt cỡ mẫu, thơng tin BCTC của các DN chưa thật sự chính xác, nên để áp dụng rộng rãi mơ hình này trong tồn hệ thống Vietinbank cần có những nghiên cứu ứng dụng mơ hình Logistic với bộ mẫu lớn hơn, thông tin về BCTC của DN đáng tín cậy hơn.

3.2.2. Về danh sách các ngành kinh tế.

HTXHTDDN hiện tại của Vietinbank – Chi nhánh 8 đã xây dựng 34 ngành nghề được xếp hạng nhưng vẫn chưa đủ bao quát hết các ngành nghề kinh doanh của khách hàng đang có quan hệ tín dụng. Qua thực trạng xếp hạng các khách hàng DN tại chi nhánh cũng như trong hệ thống Vietinbank đề xuất bổ sung thêm các ngành nghề sau:

- Ngành sản xuất, thương mại các loại vật liệu hút ẩm: giấy hút ẩm, hạt hút ẩm... - Ngành sản xuất, thương mại các mặt hàng nhựa đường, nhựa nóng.

3.2.3. Về việc lựa chọn các thành phần kinh tế.

Hiện nay theo đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước thì khơng có sự phân biệt đối xử các DN nhà nước và các DN thuộc các thành phần kinh tế khác, các DN phải được đối xử bình đẳng như nhau. Loại hình DN khơng phải là ngun nhân dẫn tới việc một DN mất khả năng thanh tốn hay khơng. Vì vậy luận văn mạnh dạn đề xuất loại bỏ việc phân biệt các thành phần kinh tế ra khỏi HTXHTDDN của Vietinbank – Chi nhánh 8.

3.2.4. Về bộ chỉ tiêu chấm điểm.

Luận văn đề xuất bổ sung thêm một số chỉ tiêu vào HTXHTDDN hiện nay của Vietinbank – Chi nhánh 8 như sau:

3.2.4.1. Bộ chỉ tiêu tài chính.

Các số liệu để phân tích tài chính từ bộ chỉ tiêu tài chính hiện tại là những giá trị ghi sổ từ BCTC. Ngồi ra cần phải phân tích thêm trên cơ sở giá trị thị trường của DN. Vì vậy luận văn đề xuất bổ sung nhóm các chỉ số phân tích giá trị thị trường của DN (đối với các DN phát hành cổ phiếu) vào bộ chỉ tiêu tài chính của HTXHTDDN. Sau đây là những chỉ số cơ bản được quan tâm:

Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần (P/E)

Chỉ số này so sánh giá cổ phiếu với thu nhập tính trên một cổ phẩn. Tỷ lệ giá cả trên thu nhập một cổ phần càng cao thì DN càng được đánh giá cao. P/E khơng chỉ phản ánh khả năng sinh lời hiện tại mà còn cho thấy khả năng sinh lời tương lai của DN. Do vậy, P/E thay đổi theo ngành và chiến lược kinh doanh. Nó cũng bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như lãi suất.

Nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 1 thì có khả năng DN hoạt động kém

3.2.4.2. Bộ chỉ tiêu phi tài chính.

Đánh giá phương án kinh doanh của doanh nghiệp mới thành lập:

- Phân tích khả năng sinh lời của phương án kinh doanh dưới tác động của sự biến động số lượng và giá thành dự kiến:

Đánh giá độ nhạy của lợi nhuận từ phương án kinh doanh dưới tác động của sự biến động bất lợi trên thị trường làm ảnh hưởng xấu đến nhu cầu tiêu thụ sản phẩm.

Đánh giá lại lợi nhuận từ phương án kinh doanh hoặc dự án trong năm tới khi sản lượng tiêu thụ giảm 10%

Đánh giá lại lợi nhuận của phương án kinh doanh hoặc dự án trong năm tới khi giá cả sản phẩm giảm 10%

Một số điểm lưu ý khi đánh giá chỉ tiêu này:

 Đối với DN chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh, dựa trên kế hoạch và phương án vay vốn của khách hàng để đánh giá các tiêu chí này

 Người chấm điểm cần phân tích tình hình thị trường, năng lực thực tế và đầu tư của DN để có thể đưa ra con số hợp lý từ kế hoạch của DN.

 Tùy từng thời điểm đánh giá, phân tích khả năng sinh lời (thực tế hoặc dựa trên số liệu của DN và chiết khấu hoặc đánh giá của người chấm điểm) khi sản lượng tiêu thụ dự kiến có nguy cơ thay đổi.

- Phân tích tỷ suất sinh lời của các phương án kinh doanh: Xác định bằng công thức:

Đối với dự án hoặc phương án vay vốn chưa đủ 1 năm hoặc chưa có doanh thu, lợi nhuận được tính trên phương án DN xây dựng.

Trong đó lợi nhuận tính trên thời gian 1 năm: là lợi nhuận sau thuế dự kiến của phương án kinh doanh trong 12 tháng tiếp theo tính từ thời điểm đánh giá.

Mức độ đảm bảo vốn vay bằng TSBĐ:

Việc đưa các chỉ tiêu TSBĐ đối với những khoản vay ngân hàng là rất cần thiết, giúp các Ngân hàng biết được nếu DN không trả được nợ hoặc bị vỡ nợ thì ngân hàng cho vay thu được gì. Đối với những khoản vay có bảo đảm, việc xác định mức độ tổn thất khi vỡ nợ được tiến hành theo 2 bước. Bước đầu tiên là xác định giá trị của DN, xem xét xem phần lớn tài sản của DN có thể bán đi thu lợi và có những cách thức tin cậy giúp xác định giá trị tài sản này hay không. Bước thứ hai sẽ xác định liệu những tài sản nhất định của DN có thể được thanh lý độc lập với nhau khi vỡ nợ.

Dư nợ, dư nợ có TSBĐ tại phần này được tính tại thời điểm xếp hạng.

Giá trị TSBĐ lấy theo giá trị hạch toán ngoại bảng  Nhóm chỉ tiêu Quan hệ với ngân hàng:

Bổ sung thêm chỉ tiêu phản ánh khả năng tiếp cận các nguồn vốn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

3.3. Các giải pháp bổ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp hiện nay tại Vietinbank – Chi nhánh 8. hiện nay tại Vietinbank – Chi nhánh 8.

Để chấm điểm và XHTD DN một cách chính xác, Vietinbank – Chi nhánh 8 không chỉ cần một HTXHTDDN hồn chỉnh mà cịn phải thường xuyên hoàn thiện hệ thống đó cho phù hợp với thực tế hoạt động của Vietinbank – Chi nhánh 8 và các quy định pháp luật; sự thay đổi của điều kiện kinh doanh từng ngành nghề và biến động kinh tế xã hội... Do vậy, ngoài các giải pháp đề xuất sửa đổi như đã trình bày ở trên, đề tài nghiên cứu cũng đề xuất các biện pháp hỗ trợ cần thiết góp phần hồn thiện hệ thống XHTDDN của Vietinbank – Chi nhánh 8.

Để có kết quả XHTD nội bộ tốt thì hệ thống thơng tin địi hỏi phải chính xác, đầy đủ nhưng khó khăn chung hiện nay của toàn hệ thống Vietinbank là hệ thống thơng tin cịn q nghèo nàn thiếu cập nhật, việc khai thác thông tin rất khó khăn. Tuy nhiên Vietinbank có lợi thế là có một mạng lưới các chi nhánh hoạt động khắp cả nước, phục vụ nhiều khách hàng, điều này là một lợi thế cho Vietinbank thu thập thông tin và tạo một cơ sở dữ liệu riêng của Vietinbank. Từ thực trạng về việc thu thập thông tin tại chi nhánh, người viết xin đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên:

Thứ nhất: đối với Trụ sở chính Vietinbank giao cho 1 phòng ban tại TSC làm đầu mối

hàng quý cập nhật tồn bộ thơng tin của các khách hàng đang có quan hệ tại Vietinbank để tạo thành kho dữ liệu phục vụ cho công tác chấm điểm và XHTD. TSC nên mua lại hệ thống thông tin khách hàng của một số tổ chức XHTD độc lập như: Trung tâm thơng tin tín dụng của NHNN, CRV... ngồi việc phục vụ cho cơng tác chấm điểm và XHTD cịn tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tiếp cận khách hàng vì đây có thể là các khách hàng tiềm năng của Vietinbank. Thành lập trang thơng tin tín dụng trực tuyến nội bộ của Vietinbank, cho phép các chi nhánh chủ động truy cập để thu thập thơng tin tín dụng của khách hàng cần chấm điểm, kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc của các chi nhánh trong q trình khai thác thơng tin.

Thứ hai: Về phía các chi nhánh Vietinbank phải có nghĩa vụ định kỳ hàng quý gửi thông tin về các DN đang quan hệ tại Chi nhánh về trung tâm lưu trữ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh 8 (Trang 82)