Phân tích, chọn phương án lắp đặt các thành phần hệ thống nhiên liệu

Một phần của tài liệu thiết kế kỹ thuật lắp đặt hệ thống nhiên liệu và hệ động lực tàu hàng khô, lắp máy chính công suất n e = 1500ps, do nhà máy đóng tàu nha trang thực hiện (Trang 33 - 34)

Hệ thống nhiên liệu của tàu cĩ nhiệm vụ tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản, lọc sạch, sấy nĩng và vận chuyển nhiên liệu lỏng đến động cơ Diesel chính và phụ. Nên việc lắp đặt các phần tử của hệ thống cũng gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của máy chính và máy phụ nĩi riêng và hoạt động của con tàu nĩi chung. Hệ thống nhiên liệu gồm các két chứa, các thiết bị đường ống, máy bơm và các phụ tùng khác … , và tương ứng với từng đối tượng ta cĩ các phương án lắp đặt riêng. Quy trình chung khi lắp đặt hệ thống nhiên liệu là : lắp đặt các két nhiên liệu, bơm nhiên liệu, và đi ống lắp các phụ tùng khác.

2.2.3.1 Các két nhiên liệu.

Ø Giới thiệu các két nhiên liệu, các phương án lắp đặt :

Việc tính tốn dung lượng và lựa chọn vị trí bố trí các két đã được xây dựng tính tốn trong qúa trình thiết kế sơ bộ và thiết kế vỏ tàu. Tuy nhiên trong thiết kế kỹ thuật phải được tính tốn và thiết kế sao cho chính xác, hợp lý hơn và đảm bảo cân bằng tàu, và phù hợp với khơng gian buồng máy. Các két nhiên liệu của hệ thống nhiên liệu tàu Kiến Hưng bao gồm : Hai két dự trữ đáy (V = 82 m3/két, Sn25 ÷ 52); hai két dầu lắng dự trữ (V = 17,5 m3/két, Sn 7 ÷ 15); hai két trực nhật (V = 2,7 m3/két); một két dầu cặn (V = 2 m3, Sn 17 ÷ 23). Vị trí kích thước cơ bản các két được trình bày trên bản vẽ bố trí buồng máy.

Tuỳ theo mục đích sử dụng, và dung tích các két nhiên liệu mà ta cĩ thể lựa chọn phương án lắp đặt khác nhau. Cĩ hai phương án lắp đặt các két nhiên liệu như sau :

- Phương án lắp đặt liền vỏ.

- Phương án lắp độc lập vơiù kết cấu thân tàu.

o Phương án lắp đặt liền vỏ : Được áp cho việc lắp các két dự trữ đáy, két lắng dự trữ. Bởi vì các két này được bố trí ở hai bên mạn tàu và dung tích các két khá lớn rất khĩ khăn trong việc lắp đặt độc lập, khơng đảm bảo được độ bền và việc cố định các két nhất là trong trường hợp tàu bị mất cân bằng do sĩng giĩ hoặc tải trọng của hàng hố …. Khơng gian giới hạn thể tích các két được hàn kín bởi các tấm thép cĩ bề dày S = 10 mm, trong đĩ cĩ vách là vỏ của mạn tàu (theo quy định Đăng Kiểm đối với loại tàu hàng pha sơng – biển cĩ chiều dài L = (60 ÷140) m, thì các tấm thép này cĩ bề dày tối thiểu là Smin = 7mm ). Riêng đối với két dầu cặn, tuy dung tích nhỏ nhưng do nhiệm vụ là chứa dầu cặn nên được lắp đặt dưới đáy của buồng máy, việc lắp đặt độc lập rất khĩ khăn nên người ta tiến hành hàn két này liền với đáy tàu khi hàn kết cấu thân tàu.

o Phương án lắp đặt độc lập : Được áp dụng để lắp các két trực nhật, vì yêu cầu lắp đặt trên cao để lợi dụng thế năng kết hợp với thiết bị bơm nhiên liệu trong máy tạo dịng chuyển động trong đường ống cho nhiên liệu tới cung cấp cho máy, và các hộ tiêu thụ khác. Do đĩ vị trí lắp đặt cách xa so với thân – vỏ tàu, và dung tích các két tương đối nhỏ … nên các két này được lắp độc lập. Các két này được đặt trên dàn khung đỡ cĩ kết cấu vững chắc và cách sàn lửng buồng máy khoảng (15 ÷ 30) cm.

Một phần của tài liệu thiết kế kỹ thuật lắp đặt hệ thống nhiên liệu và hệ động lực tàu hàng khô, lắp máy chính công suất n e = 1500ps, do nhà máy đóng tàu nha trang thực hiện (Trang 33 - 34)