Nhà nước chủ trương khuyến khích các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động quản lý công. Ngày 9/11/2010, Quyết định 71/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc ban hành quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức PPP (có hiệu lực từ ngày 15/1/2011) ra đời. Trong đó mơi trường, cụ thể là nhà máy xử lý CTR là một lĩnh vực thí điểm đầu tư theo hình thức này (Điều 4). Các hướng dẫn liên quan đến thành phần tham gia, tiêu chí lựa chọn nhà thầu, hợp đồng, tổ chức thực hiện… được nêu rõ trong quy chế. Đây là văn bản duy nhất hướng dẫn trực tiếp về PPP trong thời điểm hiện tại tại Việt Nam và áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực được thí điểm.
Tuy nhiên, về chủ trương XHH quản lý CTR thì đã có nhiều quy định và cơ chế chính sách cụ thể khác đã được ban hành nhằm xác nhận vai trị và khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của tư nhân trong lĩnh vực này:
- Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ quan điểm “Quản lý tổng hợp CTR là trách nhiệm chung của toàn xã hội, trong đó Nhà nước có vai trị chủ đạo, đẩy mạnh XHH, huy động tối đa mọi nguồn lực, tăng cường đầu tư cho công tác quản lý tổng hợp CTR” (Điều 1). Quyết định cũng đưa ra các nhiệm vụ “thực hiện quản lý tổng hợp CTR theo cơ chế thị trường”, “phát triển thị trường, xây dựng nền kinh tế chất thải” với các giải pháp
cơ bản như “xây dựng cơ chế quản lý CTR giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ thu gom, vận chuyển, xử lý CTR”, “huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác quản lý CTR: ngân sách nhà nước, quỹ bảo vệ môi trường, các tổ chức và doanh nghiệp trong nước, nước ngoài…”.
- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý CTR nêu rõ “Nhà nước khuyến khích mọi đầu tư cho lĩnh vực CTR: hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC), xây dựng – khai thác – chuyển giao (BOT), hợp đồng xây dựng – chuyển giao – khai thác (BTO), mua lại doanh nghiệp, mua trái phiếu, đầu tư chứng khốn và các hình thức đầu tư khác theo Luật Đầu tư” (Điều 12); “Nhà nước khuyến khích việc XHH hoạt động đầu tư cho cơng tác thu gom, vận chuyển, xây dựng cơ sở quản lý CTR” trong đó có phương thức là tổ chức, cá nhân có thể đầu tư xây dựng các hạng mục cơ sở xử lý CTR (Điều 13).
- Thông tư 121/2008/TT-BTC ngày 12/12/2008 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn cơ chế ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với hoạt động đầu tư quản lý CTR nêu rõ các chính sách ưu đãi bao gồm: miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất và hỗ trợ chi phí giải phóng mặt bằng; hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước, nguồn tín dụng ưu đãi; miễn thuế nhập khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu của các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và ưu đãi thuế suất theo quy định hiện hành; hỗ trợ về cơ sở hạ tầng phụ trợ (đường giao thơng, điện, cấp thốt nước…); hỗ trợ nghiên cứu và phát triển công nghệ tái chế, tái sử dụng và xử lý CTR; hỗ trợ đào tạo lao động.
- Nghị định số 10/1998/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23/1/1998 về một số biện pháp khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, trong đó các dự án xử lý ơ nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý chế biến các CTR nằm trong danh mục các dự án đặc biệt khuyến khích đầu tư với các cơ chế khuyến khích về thuế nhập khẩu trang thiết bị máy móc, đền bù giải tỏa mặt bằng…. (Điều 6 – Điều 18 chương III).
Ở phạm vi địa phương, chính quyền TPHCM cũng đã ban hành những cơ chế đối với tư nhân trong hoạt động quản lý tổng hợp CTR của thành phố. Tuy nhiên các cơ chế này tập trung chủ yếu vào lĩnh vực thu gom (như Quyết định số 5424/1998/QĐ-UB-QLĐT ngày 15/10/1998 của Ủy ban nhân dân thành phố về tổ chức và hoạt động của lực lượng làm
dịch vụ thu gom rác dân lập), còn văn bản pháp lý cụ thể riêng cho PPP trong xử lý CTR thì chưa có. Hiện thành phố đang hoàn thiện Quy hoạch định hướng quản lý CTR tại TPHCM từ nay đến năm 2020, định hướng 2030, trong đó chú trọng XHH hoạt động thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý và chôn lấp các loại CTR, cụ thể như đấu thầu chọn đơn vị quét dọn vệ sinh, kêu gọi các dự án đầu tư xử lý CTR với cơng nghệ tiên tiến ít ơ nhiễm… nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng cung cấp hoạt động quản lý CTR của thành phố.
Nhìn chung, cả nước nói chung và TPHCM nói riêng đã có định hướng XHH, xác nhận vai trị và khuyến khích, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân trong công tác quản lý CTR Tuy nhiên, khung pháp lý vững chắc riêng về mơ hình PPP trong xử lý CTR thì hiện vẫn chưa có.