4.2 Đánh giá chính sách áp dụng PPP trong xử lý CTR tại TPHCM
4.2.2 Tiêu chí “Nền tảng pháp lý và kinh nghiệm hợp lý”
Như đã đề cập ở Chương 3, các văn bản pháp lý liên quan đến chủ trương XHH hoạt động quản lý CTR đã được ban hành ở phạm vi quốc gia và địa phương như Quyết định 71/2010/QĐ-TTg; Quyết định số 2149/QĐ-TTg; Nghị định số 59/2007/NĐ-CP; Thông tư 121/2008/TT-BTC… Các văn bản này là cơ sở pháp lý để xây dựng và triển khai PPP trong xử lý CTR tại TPHCM. Tuy nhiên, ngoài Quyết định 71/2010/QĐ-TTg đề cập đến nhà máy xử lý CTR trong danh mục áp dụng thí điểm PPP, các văn bản cịn lại chỉ mới đề cập đến chủ trương cần XHH với một số cơ chế khuyến khích. Mặt khác, Quyết định 71 vẫn cịn mang tính chung chung cho nhiều lĩnh vực, trong khi lĩnh vực xử lý CTR có những tính chất riêng như lượng và thành phần CTR phát sinh thay đổi theo xu hướng tiêu dùng của xã hội, phụ thuộc vào các yếu tố thời tiết, tỷ lệ thu gom vận chuyển… nên có thể ảnh hưởng đến lựa chọn công nghệ xử lý, tiến độ, tài chính của dự án, cần phải được hướng dẫn cụ thể hơn.
Các nguyên tắc chung của PPP về xây dựng hợp đồng, các yếu tố tác động đến hiệu quả PPP… đã được các tổ chức lớn như World Bank, ADB, PPIAF ban hành hoặc các nghiên cứu về PPP của Yescombe và các học giả khác. Đây là những những nguồn lý thuyết để nghiên cứu học tập. Mặc dù tại Việt Nam chưa có nhiều mơ hình để tham khảo nhưng kinh nghiệm quốc tế cho thấy nhiều nước đã và đang triển khai áp dụng PPP trong xử lý CTR như Ấn Độ, Trung Quốc… Mỗi nước có những đặc thù riêng về thể chế, kinh tế, xã hội cũng như các yếu tố kỹ thuật về CTR nên khơng có hình mẫu chung về PPP, tuy nhiên kinh nghiệm của các nước có thể giúp TPHCM rút ra những bài học và tùy theo tình hình thực tế cụ thể của địa phương để điều chỉnh cho phù hợp.
Tóm lại, PPP trong xử lý CTR đã có kinh nghiệm hợp lý để phát triển. Tuy nhiên khung pháp lý cần được điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện để hỗ trợ việc thực thi chính sách hiệu quả hơn, cụ thể là hướng dẫn thực hiện các dự án PPP trong lĩnh vực này.