4.2 Đánh giá chính sách áp dụng PPP trong xử lý CTR tại TPHCM
4.2.5 Tiêu chí “Khuyến khích đổi mới”
Với áp lực cạnh tranh khi tham gia đấu thầu và áp lực về mặt dư luận do hàng hóa cung ứng là dịch vụ cơng và đối tác ký kết hợp đồng là chính quyền, các cơng ty sẽ có động lực đảm bảo chất lượng dịch vụ để làm hài lòng và thu hút thêm khách hàng, nghiên cứu các công nghệ phù hợp để được lựa chọn. Ngoài ra, doanh nghiệp nhà nước trong cùng lĩnh vực như CITENCO cũng được thúc đẩy để đổi mới cơ chế hoạt động, trang bị thiết bị hiện đại, đổi mới cơng nghệ để có thể tồn tại và cạnh tranh với khu vực tư nhân. Khu vực quản lý nhà nước cũng phải đổi mới tư duy để tiếp cận xu hướng quản lý công mới, mạnh dạn cho phép tư nhân tham gia vào việc cung ứng các dịch vụ cơng thay vì ơm đồm cả chức năng quản lý và vận hành theo kiểu “vừa đá bóng vừa thổi cịi”.
PPP cũng tạo động lực để các nhân sự quản lý nâng cao trình độ để có thể xây dựng các hợp đồng chặt chẽ, kiểm soát hiệu quả tham gia của tư nhân về mặt kỹ thuật... Đơn cử từ dự án với công ty KMDK, các chuyên viên của thành phố đã học hỏi nhiều kinh nghiệm về cơ chế CDM, các thủ tục quốc tế và triển khai thêm được các dự án áp dụng cơ chế này. Hội thảo “Đánh giá tiềm năng triển khai các dự án CDM tại TPHCM” (2007) hay lớp tập huấn về CDM do Quỹ Tái chế chất thải TPHCM tổ chức năm 2008 với sự tham gia của các chuyên gia quốc tế là những cơ hội để các chuyên viên được học tập, nâng cao kiến thức phục vụ công tác.