Lợi ích kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng hiệu quả hoạt động khu kinh tế cửa khẩu an giang (Trang 35 - 39)

CHƯƠNG 4 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC CỬA KHẨU TỊNH BIÊN

4.2. Hiệu quả hoạt động của khu vực cửa khẩu Tịnh Biên

4.2.1.3. Lợi ích kinh tế xã hội

Lao động, lương trong khu thương mại Tịnh Biên

Bảng 4.4: Lao động, lương trong khu thương mại Tịnh Biên

Năm 2009 Năm 2011

Lao động (người) 413 298

Lương bình quân (đồng) 1.700.000 2.000.000

Nguồn: Ban quản lý Khu thương mại Tịnh Biên (2013)

Sở dĩ số lao động giảm là do sự thay đổi về chính sách bán hàng miễn thuế, doanh nghiệp thu hẹp hoạt động kinh doanh để chờ chính sách mới. Lương của người lao động tăng là do tình hình vĩ mơ của Việt Nam, lạm phát trong thời gian qua đẩy lương tăng là tất yếu.

Dự án đầu tư trong khu vực cửa khẩu Tịnh Biên

Mặc dù đến tháng 06/2012 có những dự án vốn đầu tư nước ngồi đăng ký đầu tư tại khu công nghiệp Xuân Tô và khu Thương mại Tịnh Biên nhưng vẫn chưa triển khai thực hiện.

Bảng 4.5: Tình hình đầu tư khu vực cửa khẩu Tịnh Biên

khu công nghiệp Xuân Tô

khu Thương mại Tịnh Biên

ngồi khu phi thuế quan

Dự án có vốn đầu tư nước ngồi

- Số dự án 2 1 0

- Tổng vốn đăng ký (triệu USD) 9,25 1 0

- Số dự án đang sản xuất kinh doanh 0 0 0

- Số dự án đang xây dựng 0 0 0

- Vốn đầu tư thực hiện (triệu USD) 0 0 0

Dự án có vốn đầu tư trong nước

- Số dự án 2 6 8

- Tổng vốn đăng ký (tỷ đồng) 33,27 175 2885,49

- Số dự án đang sản xuất kinh doanh 0 6 3

- Số dự án đang xây dựng 0 0 5

- Vốn đầu tư thực hiện (tỷ đồng) 7 194 120

Lượt người và phương tiện qua lại cửa khẩu Tịnh Biên

Năm 2009, lượt người qua lại cửa khẩu Tịnh Biên tăng cao, đây là thời điểm khu thương mại Tịnh Biên đi vào hoạt động. Đồng thời, lượt phương tiện vận tải có xu hướng tăng dần lên qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động của khu thương mại Tịnh Biên cũng có phần đóng góp vào sự lưu thơng biên giới ngày càng gia tăng, cơ hội để mở rộng thương mại – đầu tư cho khu vực cửa khẩu. Mặc khác, đối chiếu với lượt người đến mua sắm trong khu thương mại Tịnh Biên (Biểu đồ 4.7) thì rõ ràng lượt người qua lại cửa khẩu Tịnh Biên không hẳn chỉ đến khu thương mại Tịnh Biên mua sắm mà cịn vì những mục đích khác (du lịch, tìm kiếm cơ hội đầu tư,..)

Biểu đồ 4.5: Lượt người qua lại cửa khẩu Tịnh Biên

Nguồn: Cục Hải quan An Giang (2011)

Biểu đồ 4.6: Lượt phương tiện vận tải qua lại cửa khẩu Tịnh Biên

0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lượt người Năm Xuất cảnh Nhập cảnh 0 200 400 600 800 1,000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Lượt Năm Xuất cảnh Nhập cảnh

Lượt người đến tham quan mua sắm trong khu thương mại Tịnh Biên

Thống kê số lượt người đến khu thương mại Tịnh Biên cho thấy trên 90% là người Việt Nam đến tham quan mua sắm trong khu thương mại Tịnh Biên, trong đó tỷ lệ trong tỉnh có sự chênh lệch cao hơn so với tỷ lệ ngoài tỉnh đến tham quan, mua sắm. Ít hơn 10% người Campuchia đến khu thương mại để tham quan, mua sắm cho thấy khu Thương mại Tịnh Biên chưa thu hút được khách tham quan và doanh nghiệp của phía nước bạn. Rõ ràng với chức năng của khu kinh tế cửa khẩu, điều cần thiết là phải đẩy mạnh hoạt động giao thương hàng hóa với nước bạn, đồng thời thu hút đầu tư nhằm mở rộng thương mại biên giới nhưng khu vực cửa khẩu Tịnh Biên chưa tạo được mà hiện nay hoạt động của khu thương mại Tịnh Biên hầu như là để phục vụ cho người dân nội địa, đặc biệt với chính sách bán hàng miễn thuế đã thu hút đa số người dân trong tỉnh đến mua sắm, ngồi mục đích tiêu dùng người dân cịn bn bán trên thị trường nhằm kiếm lời về thương mại.

Biểu đồ 4.7: Lượt người đến tham quan, mua sắm trong khu thương mại Tịnh Biên

Nguồn: Ban quản lý Khu thương mại Tịnh Biên (2013)

Cải thiện hạ tầng xã hội và thể chế chính trị

Sự hình thành khu KTCK đã thúc đẩy cho địa phương ý thức nâng cao về trình độ giáo dục, lao động địa phương được rèn luyện thêm về kỹ năng sử dụng máy vi tính khi làm việc cho các doanh nghiệp đầu tư trong khu thương mại Tịnh Biên. Hàng năm, trường dạy nghề của huyện đạo tạo từ 70 - 90 lớp với hơn 01 ngàn học viên theo học các nghề như:

316,075 270,290 4,445 783,917 1,015,075 15,113 928,761 892,130 7,112 1,147,402 893,462 1,563 - 200,000 400,000 600,000 800,000 1,000,000 1,200,000 1,400,000 Trong tỉnh Ngoài tỉnh CPC Lượt người Đối tượng Năm 2012 Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009

thủ công mỹ nghệ, chăn nuôi, may công nghiệp,…. Dù vậy, các nghề được đào tạo vẫn kém về kỹ năng ứng dụng các công nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu nhân sự của các doanh nghiệp tiên tiến trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay.

Mặc dù, khu thương mại Tịnh Biên hoạt động với nhiều chính sách ưu đãi nhưng tình trạng bn lậu biên giới vẫn tiếp tục gia tăng qua các năm (năm 2010: bắt 47 vụ bn lậu hàng hóa có trị giá hơn 593 triệu đồng; năm 2011: bắt 51 vụ bn lậu hàng hóa có trị giá hơn 1,7 tỷ đồng; năm 2012: bắt 52 vụ bn lậu hàng hóa có trị giá hơn 320 triệu đồng) 7, trật tự an toàn xã hội vẫn phức tạp về các vấn đề tơn giáo.

Chính sách tín dụng tài chính của địa phương

Hiện nay, tại khu vực cửa khẩu Tịnh Biên đã có sự phát triển của dịch vụ tài chính. Ngồi ngân hàng nông nghiệp và phát triển nơng thơn của huyện Tịnh Biên, cịn có phịng giao dịch của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam và Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển Mê Kông. Tuy nhiên, khả năng để phát triển trung tâm tài chính tại khu vực cửa khẩu vẫn còn nhiều giới hạn và chưa tạo được kênh dịch vụ tài chính để thu hút đầu tư và thương mại, trong khi tiềm năng phát triển dịch vụ tài chính tại khu vực cửa khẩu là cơ hội để năng cao lợi thế cạnh tranh cho địa phương.

Chất lượng môi trường kinh doanh

Từ năm 2010 đến năm 2011, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh8 (PCI) của An Giang được đánh giá là tốt, mơi trường thuận lợi để chào đón các nhà đầu tư đến khu KTCK An Giang. Ngoài ra, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang vừa ban hành Quyết định số 2072/QĐ-UBND ngày 21/11/2012 Quyết định về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh An Giang giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020” để tiếp tục nâng cao các chỉ số thành phần cũng như tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi và thân thiện.

7

Trích từ Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế - xã hội của Ủy ban nhân dân huyện Tịnh Biên (2013) 8

Các chỉ số thành phần của PCI gồm: (1) chi phí gia nhập thị trường; (2) tiếp cận đất đai và sự ổn định trong sử dụng đất; (3) tính minh bạch và tiếp cận thơng tin; (4) chi phí thời gian để thực hiện các quy định của nhà nước; (5) chi phí khơng chính thức; (6) tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh; (7) dịch vụ hỗ trợ

Bảng 4.6: Chỉ số PCI của tỉnh An Giang (năm 2009-2011)9

So với cả nước

So với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long

Năm 2009 20 8

Năm 2010 14 6

Năm 2011 19 5

Nguồn: Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam (2013)

Ứng dụng công nghệ hiện đại

Các doanh nghiệp trong khu thương mại Tịnh Biên hoạt động đơn thuần về bán hàng miễn thuế bằng hệ thống mạng được thiết kế để nhận dạng giá trị miễn thuế qua giấy chứng minh nhân dân của khách đến mua sắm, điều này cũng dẫn đến khả năng gian lận khi không xác định được mỗi người mua hàng đã sở hữu hơn một giấy chứng minh nhân dân.

Nâng cao kỹ năng sáng tạo

Hoạt động trong khu thương mại Tịnh Biên là bán hàng miễn thuế, các dự án đầu tư trong khu công nghiệp Xuân Tô chưa đi vào sản xuất. Đồng thời, trình độ lao động địa phương không cao, hoạt động chủ yếu là các ngành tiểu thủ công nghiệp như các cơ sở sản xuất đường, nước đá, nhà máy xay xát vẫn cịn ứng dụng các thiết bị, máy móc lạc hậu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng hiệu quả hoạt động khu kinh tế cửa khẩu an giang (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)