Lợi ích tài chính từ hoạt động của khu vực cửa khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng hiệu quả hoạt động khu kinh tế cửa khẩu an giang (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 4 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC CỬA KHẨU TỊNH BIÊN

4.2. Hiệu quả hoạt động của khu vực cửa khẩu Tịnh Biên

4.2.1.1. Lợi ích tài chính từ hoạt động của khu vực cửa khẩu

Doanh thu trong khu thương mại Tịnh Biên

Khu thương mại Tịnh Biên khai trương hoạt động vào ngày 22/01/2009, với chính sách ưu đãi về bán hàng miễn thuế có trị giá 500.000 đồng/người/ngày. Đến nay các nhà đầu tư đã thuê hết diện tích đất (10,65 ha) để đầu tư siêu thị, gian hàng và kho hàng nhằm kinh doanh bán hàng miễn thuế cho khách tham quan nội địa và xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Campuchia.

Biểu đồ 4.1: Doanh thu trong khu thương mại Tịnh Biên (tỷ đồng)

Nguồn: Ban quản lý Khu thương mại Tịnh Biên (2013)

Tháng 3/2009 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg cho phép bán hàng miễn thuế đến hết ngày 30/6/2009, điều này dẫn đến biến động về hoạt động kinh doanh, tích lũy doanh thu cả năm của các doanh nghiệp trong khu thương mại Tịnh Biên chỉ có 454 tỷ đồng. Mặc dù, kinh doanh bán hàng miễn thuế được tiếp tục khi chính sách ưu đãi được gia hạn đến hết ngày 31/12/20126, năm 2010 doanh thu cả khu thương mại tăng lên và đạt 1.355 tỷ đồng nhưng sự thay đổi chính sách đã tác động đến tâm lý nhà đầu tư, năm 2011 doanh thu cả khu thương mại giảm xuống còn 1.185 tỷ đồng.

6 Sự thay đổi chính sách một cách đột ngột, nguồn vốn của các nhà đầu tư chưa được thu hồi khi tham gia kinh doanh bán hàng miễn thuế, vì thế chính quyền các địa phương cùng gửi kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ để xin được gia hạn thêm thời hạn được hưởng ưu đãi. Thủ tướng Chính phủ đồng ý gia hạn theo Quyết

454 1,355 1,185 1,166 - 200 400 600 800 1,000 1,200 1,400 1,600

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tuy nhiên, mặt trái của hoạt động khu thương mại Tịnh Biên là các doanh nghiệp đã lợi dụng sự ưu đãi của chính sách bán hàng miễn thuế để tuồn hàng, một hình thức bn lậu hợp pháp qua biên giới. Năm 2012 khơng những là có sự cầm chừng khơng tiếp tục đầu tư vào hoạt động thương mại biên giới mà chủ yếu là tuồn hàng nhanh chóng để ứng phó với sự hết thời hạn ưu đãi bán hàng miễn thuế, doanh thu cả khu thương mại trong năm 2012 là 1.166 tỷ đồng tương đương với năm 2011.

Xuất nhập khẩu của khu thương mại Tịnh Biên và Campuchia

Hoạt động xuất khẩu sang Campuchia từ khu thương mại Tịnh Biên giảm dần trong năm 2009 đến năm 2011, từ 8,5 triệu đơ la (năm 2009) giảm cịn 6 triệu đơ la (năm 2010) và cịn 1,5 triệu đơ la (năm 2011) trong khi doanh thu năm 2010 khoảng 1.355 tỷ đồng (tương đương 71,3 triệu đô la), cho thấy hoạt động bán hàng miễn thuế trong khu thương mại Tịnh Biên chủ yếu là bán hàng nội địa, khơng phát huy được chính sách giao thương qua biên giới, một trong những đặc trưng của hoạt động khu KTCK.

Biểu đồ 4.2: Xuất nhập khẩu trong khu thương mại Tịnh Biên (triệu USD)

Nguồn: Ban quản lý Khu thương mại Tịnh Biên (2013)

Tình hình xuất nhập khẩu qua khu vực cửa khẩu Tịnh Biên

Thương mại hàng hóa qua cửa khẩu Tịnh Biên với các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là phân bón, sắt thép, mì gói, điện năng, các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là trái cây, gỗ, hàng bách hóa, rượu (Phụ lục 8) 25.4 49.3 35 8.5 6 1.5 0 10 20 30 40 50 60

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Triệu USD

Giá trị xuất khẩu sang Campuchia Giá trị nhập khẩu vào khu thương mại

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực cửa khẩu Tịnh Biên có xu hướng tăng mạnh từ năm 2008 và liên tục tăng cao đến năm 2010, đây cũng là mốc thời gian gồm có sự khai trương của khu thương mại Tịnh Biên (năm 2009). Điều này cho thấy hoạt động của khu thương mại Tịnh Biên có tác động lan tỏa đến khu vực, tạo cấu nối thương mại – đầu tư góp phần cho gia tăng thương mại biên giới.

Tuy nhiên, kim ngạch nhập khẩu của khu vực cửa khẩu Tịnh Biên lại có biến động rõ rệt, năm 2008 tăng cao đến năm 2009 và giảm mạnh trong năm 2010. Điều này được minh chứng bởi hoạt động của khu thương mại Tịnh Biên được khai trương vào đầu năm 2009, từ đó khu thương mại Tịnh Biên trở thành điểm đến của nhiều đoàn du lịch vào các dịp lễ, kỳ nghỉ hè, đồng thời cũng là điểm hấp dẫn của du khách thập phương đến viếng lễ Bà chúa xứ tại núi Sam. Ngoài ra, chợ Xuân Tô (hiện nay là chợ Tịnh Biên) đã hấp dẫn du khách không thể bỏ qua dịp ghé đến tham quan, mua sắm. Các tiểu thương ở đây gia tăng nhập khẩu các mặt hàng từ nhiều quốc gia (Thái Lan, Singapore, Campuchia..) để phục vụ nhu cầu, chính điều này đã tác động đến kim ngạch nhập khẩu của khu vực cửa khẩu Tịnh Biên tăng cao vào năm 2009. Sau đó, kim ngạch nhập khẩu giảm vào năm 2010 là do hoạt động thương mại cịn đơn điệu khơng hấp dẫn được du khách.

Biểu đồ 4.3: Kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Tịnh Biên

Nguồn: Cục Hải quan An Giang (2011)

11 11 10 8 8 14 23 39 79 118 1 1 1 2 2 2 8 7 47 28 0 20 40 60 80 100 120 140 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Triệu USD Năm Xuất khẩu Nhập khẩu

Thu ngân sách của khu vực cửa khẩu Tịnh Biên

Kể từ năm 2001 đến năm 2010, khu vực cửa khẩu Tịnh Biên thu được ngân sách cao nhất là năm 2009 (9,145 tỷ đồng) đây là thời điểm khu thương mại Tịnh Biên khai trương hoạt động. Mặc dù thu ngân sách từ khu thương mại Tịnh Biên chủ yếu là giá trị hàng hóa được bán vượt định mức ưu đãi, nhưng hoạt động của khu thương mại Tịnh Biên cũng có tác động lan tỏa đến khu vực, đã kéo theo sự phát triển của các hình thức thương mại khác, vì thế đã gián tiếp đóng góp tích cực vào thu ngân sách của khu vực cửa khẩu.

Biểu đồ 4.4: Thu ngân sách khu vực cửa khẩu Tịnh Biên (triệu đồng)

Nguồn: Cục Hải quan An Giang (2011)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng hiệu quả hoạt động khu kinh tế cửa khẩu an giang (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)