CHƯƠNG 4 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHU VỰC CỬA KHẨU TỊNH BIÊN
5.2. Phát triển khu KTCK ở Trung Quốc
5.2.1. Bối cảnh
Trung Quốc có đường biên giới dài 22.000 km giáp với 14 quốc gia trong đó có Campuchia, Hàn Quốc, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam,…Tuy nhiên, phát triển kinh tế - xã hội của Trung Quốc có sự mất cân đối rõ ràng ở phía Đơng và phía Tây của nó (Phụ lục 11). Vì vậy, nhằm thúc đẩy sự phát triển ở phía Tây, Chính phủ Trung Quốc ban hành chính sách thành lập các khu kinh tế cửa khẩu. Năm 1992, có 14 khu KTCK được thành lập trên tổng diện tích 92 km2 cùng với các chính sách ưu đãi đầu tư, quy định hải quan thuận tiện để thúc đẩy phát triển thương mại biên giới.
Trong nghiên cứu này sẽ xem xét đến một số khu KTCK thuộc tỉnh Vân Nam nằm ở phía Tây Nam của Trung Quốc, vì sự đánh giá này sẽ giúp cho việc đề xuất giải pháp chính sách cụ thể hơn cho hoạt động tại một địa phương của vùng biên giới.
5.2.2. Kết quả
Tại quận Hồng Hà có hai khu chức năng chính là khu cơng nghiệp Hồng Hà và khu KTCK Hà Khẩu được mở qua cửa khẩu biên giới của Lào Cai (Việt Nam). Hà Khẩu được quy hoạch với diện tích sử dụng là 24,1 km2, nhưng diện tích xây dựng từ năm 2003 – 2008
được 9km2
, nguồn vốn từ trung ương đã đầu tư 1,2 tỷ nhân dân tệ và của địa phương đã đầu tư 20 triệu nhân dân tệ vào khu vực này, kết quả là tổng giá trị sản phẩm công nghiệp đạt 24,3 tỷ nhân dân tệ với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 39,6%, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 0,55 tỷ đô la. (Yang, Wang, Chen and Yuan, 2011, tr.16)
Tại thành phố Thụy Lệ, khu KTCK Thụy Lệ và Wanding được mở cửa thương mại qua biên giới với Myanmar với tổng diện tích đất được quy hoạch là 20,06 km2 nhưng đã xây dựng 3,86 km2 vào cuối năm 2008. Tổng nguồn vốn đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng của khu vực này là 66 triệu nhân dân tệ cho khu KTCK Thụy Lệ và 1,15 tỷ nhân dân tệ cho khu KTCK Wanding. Đến cuối năm 2008, tổng giá trị sản lượng công nghiệp đạt 1.367 triệu nhân dân tệ với doanh thu thuế đạt 65 triệu nhân dân tệ. (Yang, Wang, Chen and Yuan, 2011, tr.19)
5.2.3. Bài học kinh nghiệm
Trung Quốc đề cao vai trị hồn thiện cơ sở hạ tầng của vùng biên giới để tạo điều kiện thuận lợi cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh tại vùng biên giới nhằm thu hút đầu tư trong và ngồi nước.
Chính sách thu hút đầu tư nước ngồi được nỗ lực thực hiện, chẳng hạn như: miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, giảm thuế thu nhập cá nhân của người nước ngồi, chính sách về đất đai, hỗ trợ tài chính, giảm chi phí hành chính, hải quan thuận tiện,.... nhằm mục đích khuyến khích đầu tư. Tuy vậy, chính sách ln định hướng vào phát triển của các ngành cơng nghiệp cụ thể nhằm đạt lợi ích mong muốn về đầu tư, trao đổi công nghệ,... để nâng cao năng lực cạnh tranh cho địa phương vùng biên giới. Mặc dù, lợi thế về tài nguyên, khoáng sản, lao động giá rẻ được khai thác để hấp dẫn nhà đầu tư nước ngồi, nhưng từ đó cũng định hướng được cho phát triển ngành công nghiệp đặc thù của địa phương.
Năm 2007, Trung Quốc có một đợt cải cách chính sách về thuế đã làm thay đổi cục diện đầu tư vào quốc gia, thuế thu nhập doanh nghiệp đặc biệt áp dụng 15% để khuyến khích đầu tư đối với các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao, mới và không phân biệt đối xử đối với nhà đầu tư trong nước hay nhà đầu tư nước ngồi, tạo được mơi trường thân thiện để thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước.
Ngồi ra chính sách về đổi đất lấy hạ tầng đã được Trung Quốc phát huy hiệu quả về thu hút đầu tư nước ngồi. Các dự án đầu tư sáng tạo và cơng nghệ cao được sử dụng đất để
xây dựng hạ tầng, đổi lại Trung Quốc học tập và nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực công nghệ cao, hội nhập được với nền kinh tế toàn cầu.