- Định chế tài chính 239 383 499 208,79 130,29 11,88 Tổ chức kinh tế 78068075396,54 110,74 17,
2011 Kết quả kinh doanh 2012 Lợi nhuận
2.3. Phân tích mơi trường kinh doanh 1 Phân tích mơi trường tổng quát
2.3.1. Phân tích mơi trường tổng qt
¾ Chính trị (P-Political)
Nhìn chung nền chính trị Việt Nam khá ổn định trong nhiều năm qua và tiếp tục có thể ổn định trong thời gian dài nữa. Tuy nhiên có một số diễn biến chính trị trên thế giới trong những năm gần đây có thể ảnh hưởng đến thị trường xuất nhập khẩu Việt Nam, ảnh hưởng đến sự biến động tỷ giá và giá cả hàng hóa trong tương
lai đó là: tình hình tranh chấp biển Đơng, chính trị Campuchia, mối quan hệ Mỹ -
Trung ngày càng căng thẳng, nguy cơ chiến tranh Triều Tiên, Serya…
• Kinh tế (E-Economic)
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2007 khiến nền kinh tế toàn cầu tiếp tục tăng trưởng chậm lại. Đối với Việt Nam, trong những năm tới đây, theo dự báo của Ban Kế hoạch Chiến lược của BIDV thì nền kinh tế vẫn tăng trưởng chậm ở mức 5,2% (năm 2013) và 5,6% (năm 2014).
Biểu đồ 2.2. Dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam
(Nguồn: BIDV - Ban kế hoạch chiến lược, 2013)
Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng chậm đồng nghĩa với việc các chính sách tài khóa và tiền tệ sẽ tiếp tục được mở rộng để kích thích nền kinh tế
tăng trưởng. Năm 2012, mức tăng trưởng GDP của cả nước là 5,03%, chỉ số lạm phát CPI là 6,81%, tỷ giá VND/USD cơ bản ổn định, tăng trưởng vốn huy động cả nước là 16% và tăng trưởng vốn tín dụng là 8,91% (BIDV Đồng Nai, 2013)
Trong bối cảnh kinh tế cả nước tăng trưởng chậm về tốc độ GDP, huy động vốn và tín dụng thì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai các chỉ tiêu tăng trưởng trên khá tốt. GDP năm 2012 đạt 12,1% đạt kế hoạch đề ra (12%-13%), ngành ngân hàng Đồng
Nai đạt tốc độ tăng trưởng khá cao về huy động vốn (20,5%) và tín dụng (21,3%)
(BIDV Đồng Nai, 2013). Đây là một tín hiệu cho thấy thị trường Đồng Nai còn rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển của hệ thống ngân hàng.
Từ khi khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2007 nổ ra, ảnh hưởng đến cả nền kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp trong nền kinh tế gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản. Hệ thống ngân hàng bắt đầu bộc lộ nhiều yếu kém là nợ xấu ngân hàng gia tăng, nhiều ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh rơi vào tình trạng mất khả năng thanh tốn, phải cơ cấu lại và kiểm soát đặc biệt, sát nhập và cơ cấu lại. Điều này làm cho các khách hàng của khối ngân hàng ngồi quốc doanh ít nhiều mất niềm tin vào các ngân hàng này. Đây là cơ hội để các ngân hàng lớn khai thác khách hàng từ các ngân hàng yếu kém.
• Xã hội (S-Social)
Tỉnh Đồng Nai nằm ở vị trí trung tâm Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là vùng kinh tế phát triển năng động nhất Việt nam. Tỉnh Đồng Nai có 11 đơn vị hành chính với 171 đơn vị xã, phường, thị trấn. Gồm thành phố Biên Hịa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện là Long Thành, Nhơn Trạch, Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Xuân lộc. Diện tích tự nhiên Đồng Nai 5.907,1 km2, dân số khoảng 2,56 triệu người, trong đó: Dân số khu vực thành thị 33,23%, khu vực nơng thơn 66,73%; tồn tỉnh Đồng Nai có 30 khu cơng nghiệp lớn nhỏ với tổng diện tích 9.572 ha.
Trung tâm và lân cận trung tâm thành phố Biên Hồ có 04 khu cơng nghiệp phát triển mạnh là Khu công nghiệp Biên Hồ 1 (335ha), khu cơng nghiệp Biên Hồ 2 (365 ha), khu cơng nghiệp Amata (494 ha), khu công nghiệp Loteco (100ha), khu
công nghiệp Hố Nai (497 ha) thu hút khoảng 1.000 doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước đến thuê đất xây dựng nhà máy. Các khách hàng hoạt động trong khu công nghiệp chủ yếu là các doanh hoạt động trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như ngành may, hoá chất, sản xuất vật liệu xây dựng, linh kiện điện tử… Đây là cơ hội để BIDV có thể gia tăng số lượng khách hàng doanh nghiệp, tăng các dịch vụ ngân hàng và phát triển ngân hàng bán lẻ.
• Cơng nghệ (T-Technological)
Phần lớn các NHTM trong đó có BIDV đã ứng dụng hệ thống corebanking (hệ thống quản trị ngân hàng tập trung). Công nghệ này đã giúp các ngân hàng nâng cao đáng kể hiệu quả của hoạt động nội bộ ngân hàng như quản trị rủi ro, kế toán thanh toán, quản trị rủi ro, đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng... Nhờ có hệ thống core banking, các dữ liệu trong hoạt động của ngân hàng được nối mạng trực tuyến giữa Trụ sở chính với Chi nhánh đảm bảo kiểm soát, phát hiện kịp thời các
vấn đề phát sinh trong hoạt động. Hệ thống corebanking thường xuyên được nâng
cấp để giúp các ngân hàng hiện đại hóa hệ thống thanh tốn, đa dạng hóa hình thức huy động vốn, cho vay, với những sản phẩm tiện ích ngân hàng hiện đại, cung ứng cho doanh nghiệp và dân cư, mở rộng các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và thanh toán qua ngân hàng.
• Pháp luật (Legal)
Hệ thống pháp luật trong ngành ngân hàng liên tục được nghiên cứu, sửa đổi để tạo ra hành lang pháp lý cho hoạt động của các NHTM. Tuy nhiên, hiện nay hệ thống
pháp lý của Việt Nam còn nhiều bất cập và chồng chéo. Hoạt động của ngân hàng phải tuân thủ quá nhiều các quy định pháp luật của các lĩnh vực khác như luật đất đai, luật
đầu tư nước ngoài, vướng mắc trong đăng ký giao dịch và xử lý tài sản đảm bảo…
• Mơi trường (E-Evironmental)
Đồng Nai là một tỉnh có nhiều khu công nghiệp nên vấn đề bảo vệ môi
trường, cộng đồng là rất cần thiết. Do đó, các hoạt động cho vay vốn đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, trong khu cơng nghiệp nói riêng cần phải quan tâm tới yếu tố bảo vệ mơi trường để tránh các rủi ro có thể xảy
ra đối với khách hàng, làm liên lụy tới hình ảnh, hoạt động của ngân hàng. Mặt khác việc quan tâm và có các hoạt động tham gia vào bảo vệ mơi trường xanh, sạch đẹp có ý nghĩa rất lớn trong việc quảng bá hình ảnh của ngân hàng.