Ban hành các hướng dẫn chi tiết một số phương pháp thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm toán ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 75 - 78)

tục đánh giá và xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến ước tính kế tốn

Ở cả hai giai đoạn, đánh giá và xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu liên quan đến ước tính kế tốn, KTV nên chú trọng sử dụng hai phương pháp phỏng vấn và thực hiện thủ tục phân tích nhiều hơn. Các cơng ty kiểm tốn nên ban hành các hướng dẫn cụ thể các phương pháp này để KTV dễ dàng áp dụng. Cụ thể:

Phỏng vấn:

Phương pháp phỏng vấn nên chú trọng đến 3 yếu tố: Nội dung cuộc phỏng vấn, phương pháp phỏng vấn và người được phỏng vấn.

- Nội dung phỏng vấn: Nội dung cuộc phỏng vấn phải tập trung vào các vấn đề mà KTV muốn tìm hiểu liên quan việc đánh giá và xử lý rủi ro liên quan đến ước tính kế tốn. Ví dụ: Những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm, những ước tính kế tốn mới, những chính sách kế tốn mới đối với các ước tính kế tốn; thời điểm lập các ước tính kế tốn; người lập/kiểm tra/ phê duyệt các ước tính kế tốn; sự tham gia của chun gia, những kiểm sốt đối với các ước tính kế tốn, việc đánh giá tính hợp lý của các ước tính kế tốn; những giả định ảnh hưởng đến tính khơng chắc chắn của ước tính kế tốn, các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố để lập cơng thức tính ước tính kế tốn…

- Phương pháp phỏng vấn: là cách đặt vấn đề để thu thập các thông tin cần thiết trong cuộc phỏng vấn. KTV nên sử dụng bảng câu hỏi, bao gồm:

 Câu hỏi mở (open questions): KTV nên thường xuyên sử dụng các câu hỏi mang tính chất gợi mở để khuyến khích người được phỏng vấn trả lời, giải thích các vấn đề.

 Câu hỏi xốy sâu tìm kiếm sự thật (probing questions): Sau những câu hỏi mở, KTV nên sử dụng những câu hỏi bổ sung để tìm kiếm thêm thơng tin chi tiết hơn, làm rõ câu trả lời của người được phỏng vấn. KTV nên chắc chắn rằng những vấn đề cần tìm hiểu phải được bao phủ bằng các câu hỏi dạng này.

 Câu hỏi đóng (close questions): Trong quá trình phỏng vấn, KTV nên tránh những câu hỏi đóng vì sẽ làm hạn chế thơng tin thu được. Các câu hỏi đóng chỉ nên được dùng để khẳng định lại câu trả lời, hoặc khi kết thúc cuộc phỏng vấn. Ví dụ, “Ý anh chị có phải là, khả năng thắng vụ kiện của công ty là rất cao?”, “Theo cách giải thích của anh chị, phương pháp tính chi phí bảo hành của cơng ty dựa theo giả định là doanh thu hàng năm tăng 5%?”. KTV cũng không nên đặt những câu hỏi mang tính chất khẳng định và thể hiện chủ kiến mình. Điều này sẽ làm hạn chế tính độc lập trong câu trả lời của người được phỏng vấn. Ví dụ, khi phỏng vấn BGĐ về lí do BGĐ lựa chọn phương pháp tính ước tính kế tốn hay đánh giá của họ về tính khơng chắc chắn của ước tính kế tốn, KTV khơng nên đặt những câu hỏi như: “Có phải anh/chị chọn cơng thức này là vì…”, hay “Theo tơi, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của khách hàng này là …?” Những câu hỏi khẳng định như vậy sẽ hạn chế cơ hội tiếp nhận thông tin từ người được phỏng vấn. Ngồi ra, khi BGĐ cố tình có những xét đốn thiên lệch, họ sẽ dễ đoán được hướng suy nghĩ của KTV lẫn tránh trả lời sự thật.

Khi phỏng vấn, KTV nên lắng nghe một cách hiệu quả, nghĩa là: tập trung chú ý vào nguyên tắc chính hơn là chi tiết từng từ ngữ; tránh khơng bị phân tâm vì các yếu tố bên ngồi; biết đặt câu hỏi xác nhận lại hiểu biết của mình; khơng gián đoạn người phỏng vấn; ghi chú đơn giản; và giữ nội dung cuộc phỏng vấn tập trung vào vấn đề cần làm rõ.

Trong khi phỏng vấn, KTV vẫn ln phải giữ thái độ hồi nghi nghề nghiệp cần thiết, tránh khơng rơi vào những xét đốn thiên lệch hoặc bẫy tư duy của chính mình trong q trình xem xét, đánh giá và xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu. - Người được phỏng vấn: Bao gồm tên, chức danh của người được phỏng vấn.

Người được phỏng vấn phải có kiến thức, kinh nghiệm phù hợp với vấn đề cần trao đổi và phải hiểu được mục đích, nội dung chính của cuộc phỏng vấn trước khi tiến hành.

Áp dụng thủ tục phân tích để xem xét tính hợp lý của các ước tính kế tốn:

ISA 520 quốc tế khuyến khích KTV sử dụng thủ tục phân tích như là một cơng cụ

đánh giá rủi ro và thu thập những thông tin về doanh nghiệp trong cả 3 giai đoạn lập kế hoạch, tiến hành và kết luận của cuộc kiểm tốn. Trong giai đoạn tìm hiểu và xử lý rủi ro liên quan đến ước tính kế tốn để lập kế hoạch, KTV có thể vận dụng thủ tục phân tích như sau:

- So sánh ước tính kế tốn lập kì này và ước tính kế tốn lập kì trước, xây dựng kì vọng về xu hướng thay đổi của ước tính kế tốn từ những hiểu biết về thay đổi trong môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, so sánh xu hướng thay đổi thực tế của ước tính kế tốn với kì vọng của KTV.

- So sánh các chỉ số tài chính liên quan đến ước tính kế tốn của cơng ty với bình qn ngành, hoặc của cơng ty giữa năm nay và các năm trước. Ví dụ: Vịng quay khoản phải thu, vịng quay hàng tồn kho, tỉ lệ giá vốn trên doanh thu của cơng trình xây dựng cơ bản…

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa các thơng tin tài chính trong kỳ. Ví dụ, để xây dựng một ước tính độc lập về chi phí bảo hành, KTV có thể dựa trên mối quan hệ giữa chi phí bảo hành và doanh thu trong kỳ. Những khác biệt trọng yếu về điểm ước tính của KTV và của BGĐ sẽ được điều tra để xác định nguyên nhân.

- Nghiên cứu mối quan hệ giữa thông tin tài chính và thơng tin phi tài chính: Ví dụ: Phân tích tính hợp lý của chi phí bảo hành thơng qua mối liên hệ giữa chi phí bảo hành và số lượng chương trình bảo hành sản phẩm.

Khi sử dụng thủ tục phân tích, KTV nên chú ý đến ý nghĩa thực sự của các chỉ số và loại bỏ những ảnh hưởng bất thường ảnh hưởng đến xu hướng phân tích. Ví dụ, số ngày luân chuyển hàng tồn kho sẽ bị ảnh hưởng bởi trung bình số dư hàng tồn kho. Nếu vì một lí do bất thường, làm cho số dư thành phẩm bị tăng (hàng chưa giao kịp theo hợp đồng cam kết) sẽ làm cho số dư trung bình hàng tồn kho tăng và tăng số ngày luân chuyển hàng tồn kho, tuy nhiên, trong trường hợp này, khơng có rủi ro tăng khoản dự phòng. KTV nên loại bỏ những yếu tố bất thường để việc phân tích và xác

định rủi ro được hiệu quả. Ngồi ra, khả năng lập dự phịng của nguyên vật liệu, thành phẩm hay công cụ dụng cụ sẽ khác nhau hoặc của từng loại thành phẩm có thể khác nhau… do đặc tính của từng loại hàng tồn kho. Do đó, để phân tích khả năng lập dự phòng của hàng tồn kho, chỉ số ngày luân chuyển hàng tồn kho nên được tính cho từng loại.

Khi sử dụng thủ tục phân tích, KTV phải chủ động tìm kiếm và kết nối các thơng tin liên quan để đánh giá tính hợp lý của thơng tin, tránh tình trạng bị động, phụ thuộc vào giải thích của BGĐ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện thủ tục kiểm toán ước tính kế toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại các công ty kiểm toán độc lập vừa và nhỏ ở việt nam (Trang 75 - 78)