Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VAS 17 vào thực tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 45 - 48)

2.1 Thuế thu nhập doanh nghiệp và kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp

2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng VAS 17 vào thực tế

Thuế thu nhập doanh nghiệp đóng vai trị rất quan trọng đối với kinh tế, khi áp dụng “Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp” vào thực tế hiện nay ở Việt Nam thì nó đã có những bƣớc chuyển biến đáng kể tuy nhiên vẫn cịn gặp khơng ít khó khăn. Những nội dung trong chuẩn mực còn khá mới mẻ và khó hiểu, đặc biệt là đối với kế tốn thuế thu nhập doanh nghiệp hỗn lại.

Thuận lợi:

Nƣớc ta chuyển mình sang nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa là một bƣớc ngoặt mới, thay đổi toàn diện bộ mặt nền kinh tế, từ đó đến nay nền kinh tế đã đạt đƣợc những thành tựu khởi sắc, nâng dần vị thế của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Năm 2006, nƣớc ta gia nhập WTO, là điểm mốc quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong bối cảnh đó, sự thay đổi tồn diện hệ thống văn bản pháp Luật là cần thiết. Điều này cũng có thể nhận thấy trong lĩnh vực kế tốn nói chung và đặc biệt là kế tốn thuế, bởi đây là phần mà có liên quan rất nhiều đến các văn bản pháp luật khác. Thành tựu đƣợc ghi nhận là Nhà nƣớc đã kịp thời ban hành các chính sách chế độ phù hợp, tƣơng thích với chính sách chế độ của quốc tế nhƣ Luật thuế TNDN, chuẩn mực kế toán số 17,… Sự ra đời của chuẩn mực kế toán số 17 là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của các cơ quan chức năng, chuẩn mực thể hiện sự phù hợp với thông lệ quốc tế.

Cùng với việc ban hành các chính sách chế độ phù hợp, chúng ta cũng có thể nhận thấy sự thay đổi tích cực trong chế độ chuẩn mực. Sự khác biệt giữa kế toán và thuế đã làm nảy sinh thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hỗn lại, vì vậy mà để cung cấp thơng tin hữu ích và minh bạch hơn, kế tốn cần thiết phải quan tâm việc tính tốn và ghi nhận cả thuế TNDN hiện hành và thuế TNDN hoãn lại, tức là việc vận dụng chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 trong kế toán doanh nghiệp là thật sự cần thiết và hợp lý.

Trƣớc khi có chuẩn mực kế tốn số 17 – Thuế TNDN và các văn bản hƣởng dẫn, các khoản chênh lệch vĩnh viễn và chênh lệch tạm thời khi phát sinh đƣợc ghi nhận làm giảm (tăng) lợi nhuận chƣa phân phối và ghi tăng (giảm) thuế TNDN phải nộp một cách tƣơng ứng. Nhƣ vậy, trong kỳ kế toán các chênh lệch tạm thời đƣợc đánh đồng với các khoản chênh lệch vĩnh viễn, điều này chƣa phản ánh đúng bản chất của các khoản chênh lệch, làm thông tin trên Báo cáo tài chính chƣa thể phản ánh một cách trung thực hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Chẳng hạn, chi phí khấu hao tài sản cố định sẽ làm phát sinh khoản chênh lệch giữa kế tốn và thuế vì vậy mà ở những năm đầu sử dụng tài sản đƣợc khấu trừ vào thu nhập chịu thuế nhiều hơn những năm sau, dẫn đến thu nhập chịu thuế bé hơn những năm sau, do đó mà thuế TNDN khác nhau ở các năm mặc dù tổng lợi nhuận trƣớc thuế nhƣ nhau. Điều này dễ làm cho ngƣời sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính hiểu sai về tỷ lệ thuế TNDN, hơn nữa lợi nhuận sau thuế đƣợc công bố cũng nhƣ cổ tức hoặc lợi nhuận đƣợc chia đƣợc nhìn nhận và xác định chƣa chính xác. Bên cạnh việc gây nhầm lẫn nhƣ trên, trong các văn bản trƣớc đây, thuế TNDN đƣợc coi là một khoản phân phối lợi nhuận tức là đƣợc ghi nhận thẳng vào chỉ tiêu lợi nhuận chƣa phân phối (Khi xác định số thuế tạm nộp kế tốn phản ánh : Nợ TK 421/ Có TK 3334) nhƣ vậy làm méo mó chỉ tiêu lợi nhuận, do đó cũng làm sai lệch tình hình tài chính và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Khi chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 và các văn bản hƣớng dẫn ra đời, các khoản chênh lệch này đã đƣợc xử lý triệt để, làm hài hịa lợi ích giữa kế tốn và thuế. Đó chính là ƣu điểm nổi bật mà chế độ hạch toán kế toán hiện hành về thuế TNDN

làm đƣợc, khoản chênh lệch tạm thời và vĩnh viễn đã đƣợc xử lý và trình bày trên bảng cân đối kế tốn ở chỉ tiêu tài sản thuế TNDN và thuế TNDN hoãn lại phải trả, thuế TNDN đƣợc coi là một khoản chi phí cần bù đắp của doanh nghiệp và đƣợc trình bày trên báo cáo kết quả kinh doanh, từ đó mà thơng tin trên BCTC phản ánh đúng tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Khó khăn:

Nền kinh tế nƣớc ta đang hội nhập với kinh tế thế giới, sự phát triển không ngừng trong thời gian qua ghi nhận sự thành công của công tác quản lý của Nhà nƣớc, để tạo ra môi trƣờng kinh doanh lành mạnh và ổn định Nhà nƣớc đã phải ban hành sửa đổi hệ thống luật pháp sao cho phù hợp nhất với thực tiễn. Song, kinh tế luôn luôn vận động không ngừng nên Luật luôn bị lạc hậu. Thực tế tồn tại một nhƣợc điểm đó là việc ban hành vẫn chƣa đồng bộ và chồng chéo nhau. Cụ thể, Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12 có hiệu lực từ ngày 01/01/2009 nhƣng phải một thời gian sau mới có văn bản hƣớng dẫn chi tiết, vì vậy có sự khơng thống nhất giữa các văn bản hƣớng dẫn Luật 2003 vẫn còn hiệu lực với Luật đã sửa đổi. Giữa các văn bản hƣớng dẫn cũng diễn ra điều tƣơng tự, chẳng hạn nhƣ sự không thống nhất giữa thông tƣ số 130/2008/TT – BTC hƣớng dẫn chi tiết việc thực hiện Luật thuế TNDN năm 2008 với thông tƣ số 177/2009/TT – BTC hƣớng dẫn chi tiết việc xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chênh lệch tỷ giá của các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ.

Chuẩn mực kế toán số 17 đƣợc coi nhƣ một sự đổi mới trong chế độ kế toán Việt Nam, tạo ra sự phù hợp giữa kế toán và thuế, và là chuẩn mực đƣợc xây dựng theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 12 đáp ứng đƣợc yêu cầu hội nhập kinh tế của nƣớc ta. Song, so với các nƣớc trên thế giới việc ban hành là chậm, kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải trải qua một thời kỳ lúng túng trong việc xử lý và ghi nhận các sự kiện kinh tế liên quan đến thuế TNDN sao cho phù hợp với thơng lệ quốc tế.

Chính sách ƣu đãi về thuế là cơng cụ phát huy vai trị của thuế và kích thích hoạt động của các doanh nghiệp, nhƣng cũng có thể nhận thấy rằng nó chƣa rõ ràng,

chƣa phát huy đƣợc tác động tích cực, ngƣợc lại gây khó khăn cho việc quản lý thuế và hạch toán thuế TNDN. Nguyên nhân là do thủ tục để đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế cịn phức tạp mất nhiều thời gian, khơng cụ thể, việc ƣu đãi chƣa thực sự hấp dẫn các doanh nghiệp. Cũng có thể kể ra điểm ƣu đãi trong Luật thuế hiện nay nhiều doanh nghiệp cịn vƣớng mắc đó là việc cho chuyển lỗ sang các năm sau để xác định thuế TNDN, nếu theo đúng quy định thì làm mất tính năng động tích cực của doanh nghiệp.

Đội ngũ những ngƣời làm nghề kế tốn ở các DN, thậm chí cả các cán bộ ở các cơ quan quản lý chức năng còn chƣa thật sự chủ động cập nhật, chƣa nắm bắt hết đƣợc nội dung của các chuẩn mực làm cho hiệu quả công tác triển khai các chuẩn mực vào thực tiễn cịn hạn chế. Thói quen chờ đợi sự hƣớng dẫn cụ thể của Bộ Tài chính rồi vận dụng máy móc tồn tại trong một bộ phận không nhỏ những ngƣời làm cơng tác kế tốn hiện nay. Thực trạng này đặt ra vấn đề cần đào tạo bồi dƣỡng để tạo nguồn nhân lực kế toán đáp ứng đƣợc yêu cầu của thực tiễn.

Thực tế kế toán ở các doanh nghiệp và đơn vị chủ yếu quan tâm đến chế độ kế toán, các văn bản hƣớng dẫn chế độ kế tốn, thƣờng ít quan tâm đến các chuẩn mực kế tốn.

Cịn có sự chƣa thống nhất trong một số khái niệm, thuật ngữ sử dụng giữa CMKT với các văn bản pháp luật có liên quan nhƣ Luật Đầu tƣ nƣớc ngoài, Luật thuế... địi hỏi phải có sự điều chỉnh để các DN trong quá trình thực hiện sẽ thuận lợi hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)