Đánh giá thực trạng kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 61)

Quận 1 Thành Phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Những thành quả đạt đƣợc trong lĩnh vực tài chính và kế toán đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Ở Việt Nam, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 10/05/1997 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/1999 thay cho Luật thuế lợi tức.

Cùng với công cuộc cải cách thuế bƣớc 1 năm 1990, Luật thuế lợi tức đã đƣợc ban hành. Tuy nhiên qua 8 năm thực hiện, Luật thuế lợi tức dần dần bộc lộ nhiều nhƣợc điểm và khơng cịn phù hợp với tình hình kinh tế Việt Nam trong giai đoạn mới: giai đoạn mở rộng quan hệ hợp tác với các nƣớc trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp đƣợc ban hành đã đảm bảo sự phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế trong giai đoạn mới. Luật thuế TNDN 2008 đã có những điểm mới chủ yếu về ƣu đãi thuế TNDN nhƣ sau:

Mở rộng diện ưu đãi: hạ thuế chung từ 28% xuống 25% (khoản 1 Điều 10 Luật thuế TNDN 2008);

Báo cáo đánh giá về những kết quả đạt đƣợc của Luật Thuế TNDN hiện hành, Bộ Tài chính cho rằng, từ 01/01/2009, thuế suất thuế TNDN đã hạ từ 28% xuống mức 25%; đồng thời, mức khống chế các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, hoa hồng môi giới đƣợc trừ của DN mới thành lập đã đƣợc nâng từ mức 10 lên 15% trong 3 năm đầu, kể từ khi thành lập. Việc giảm thuế suất đã có tác động khuyến khích kinh doanh, tạo thuận lợi cho DN tăng tích lũy, có thêm nguồn lực để đầu tƣ vào nền kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng. Ngoài ra, để tạo điều kiện cho DN vƣợt qua khó khăn khi gặp tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, có điều kiện tài trợ giúp đỡ cho các tổ chức, cá nhân gặp khó khăn. Luật Thuế TNDN hiện hành đã bổ sung quy định khoản tổn thất do thiên tai, dịch bệnh và các trƣờng hợp bất khả kháng khác không đƣợc bồi thƣờng đƣợc tính vào chi phí khi tính thuế TNDN. Bổ sung các khoản chi tài trợ cho y tế, khắc phục hậu quả thiên tai và làm nhà tình nghĩa cho ngƣời nghèo, tính vào chi phí đƣợc trừ khi tính thuế TNDN. Bổ sung khoản tài trợ nhận đƣợc để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam thuộc diện đƣợc miễn thuế TNDN.

Với các quy định đó, trong thời gian qua Luật Thuế TNDN sửa đổi đã góp phần thu hút đầu tƣ, tạo điều kiện để DN tăng thêm nguồn tài chính, tăng tích lũy nhằm đẩy mạnh đầu tƣ phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh, đảm bảo bình đẳng với mọi thành phần kinh tế. Cụ thể, số DN thành lập mới tăng nhanh qua các năm, nếu nhƣ năm 2008 trên phạm vi cả nƣớc mới có 286.401 DN; năm 2009 là 348.421 DN; năm 2010 là 423.073 DN, năm 2011 là 464.190 DN thì năm 2012 đã có trên 500.000 DN. Vốn FDI vào Việt Nam không ngừng tăng, năm 2009 vốn đầu tƣ thực hiện đạt 10 tỷ USD; năm 2010 đạt 11 tỷ USD, tăng 10%; năm 2011 đạt 11 tỷ USD; năm 2012 đạt trên 11 tỷ USD.

Đặc biệt, từ năm 2009 đến năm 2012, mặc dù nền kinh tế trong nƣớc gặp nhiều khó khăn thách thức do ảnh hƣởng bởi kinh tế thế giới và việc giảm thuế suất từ 28% xuống 25% nhƣng số thu từ thuế TNDN vẫn tăng trƣởng qua các năm, góp phần bảo đảm số thu, giữ vững khả năng tự lực của NSNN, đáp ứng nhu cầu chi cho phát triển kinh tế xã hội.

Chính sách thuế TNDN đã cơng khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ hơn

Thực tế cho thấy, việc áp dụng luật hiện hành so với Luật Thuế TNDN 2003 thì các khoản chi phí đƣợc trừ khi tính thuế; thu nhập chịu thuế đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hƣớng ngày càng công khai, minh bạch, đơn giản, đồng bộ với hệ thống pháp luật có liên quan, phù hợp với thực tiễn. Đặc biệt, về các ƣu đãi thuế, luật hiện hành đã đơn giản hóa chính sách ƣu đãi, thu hẹp diện ƣu đãi theo ngành, lĩnh vực; tiếp tục khuyến khích và thu hút đầu tƣ có chọn lọc theo hƣớng đầu tƣ vào các ngành nghề mũi nhọn nhƣ công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nƣớc, sản xuất sản phẩm phần mềm, lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, mơi trƣờng và đầu tƣ vào địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn đảm bảo cho sự phát triển cân đối, đồng đều giữa các vùng, miền, ngành nghề, lĩnh vực đầu tƣ trong nền kinh tế chung của đất nƣớc.

Ưu đãi nhằm thu hút đầu tư: thuế suất ưu đãi có thời hạn 10% và 20% (bỏ mức thuế 15%);

Về tỷ lệ động viên, luật hiện hành giữ 2 mức thuế suất ƣu đãi là 10%, 20% trong thời hạn tƣơng ứng 10 - 15 năm, bỏ mức thuế suất ƣu đãi 15% trong 12 năm và bỏ việc áp dụng ƣu đãi đối với DN mới thành lập trong khu công nghiệp và một số ngành thuộc danh mục lĩnh vực ngành nghề ƣu đãi đầu tƣ. Thu hẹp diện áp dụng mức ƣu đãi cao nhất (chỉ áp dụng đối với các DN mới thành lập, hoạt động tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn; hoạt động trong các lĩnh vực mũi nhọn gồm đầu tƣ phát triển nhà máy nƣớc, nhà máy điện, hệ thống cấp thoát nƣớc; cầu, đƣờng bộ, đƣờng sắt; cảng hàng không, cảng biển, cảng sông; sân bay, nhà ga và cơng trình cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng khác; các lĩnh vực đang đƣợc khuyến khích đẩy mạnh xã hội hố là giáo dục đào tạo, y tế, văn hoá - nghệ thuật, thể thao và bảo vệ mơi trƣờng tại địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn. Đối với các trƣờng hợp đặc biệt thì có thể đƣợc hƣởng thuế suất 10% trong 30 năm). Bổ sung ƣu đãi thuế suất 20% trong suốt thời gian hoạt động đối với hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp và quỹ tín dụng nhân dân. Bổ sung khoản thu nhập từ hoạt động SXKD hàng hoá dịch vụ của DN dành riêng cho lao động là ngƣời sau cai nghiện, ngƣời nhiễm HIV đƣợc miễn thuế TNDN. Bổ sung quy định về trích tối đa 10% thu nhập trƣớc khi tính thuế hàng năm để lập quỹ phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo thuận lợi, khuyến khích DN chủ động đầu tƣ phát triển, ứng dụng công nghệ mới, đổi mới thiết bị. Bổ sung quy định không áp dụng ƣu đãi thuế đối với “Các khoản thu nhập khác; thu nhập từ hoạt động tìm kiếm, thăm dị, khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác; thu nhập từ kinh doanh trị chơi có thƣởng, cá cƣợc và thu nhập từ hoạt động khai thác khoáng sản”. Quy định rõ thời gian áp dụng thuế suất ƣu đãi đƣợc tính liên tục kể từ năm đầu tiên DN có doanh thu từ hoạt động đƣợc hƣởng ƣu đãi thuế. Bổ sung quy định về thời điểm hƣởng miễn thuế, giảm thuế đối với DN khơng có thu nhập chịu thuế trong ba năm đầu, kể từ năm đầu tiên có doanh thu từ dự án đầu tƣ thì thời gian miễn thuế, giảm thuế đƣợc tính từ năm thứ tƣ nhằm khắc phục việc lợi dụng chính sách ƣu đãi để trục lợi và định hƣớng cho các nhà đầu tƣ xác định phƣơng án chắc chắn.

Đã sửa đổi chính sách theo hƣớng chuyển hộ gia đình, cá nhân kinh doanh là đối tƣợng nộp thuế TNDN sang đối tƣợng nộp thuế TNCN để đảm bảo đúng bản chất, thu nhập của ngƣời nộp thuế. Đặc biệt, Luật Thuế TNDN hiện hành áp dụng thống nhất một mức thuế suất phổ thông 25% và mức ƣu đãi thuế đối với tất cả các loại hình DN, khơng phân biệt giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nƣớc; quy định các khoản chi phí đƣợc trừ và khơng đƣợc trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN phù hợp với thông lệ quốc tế. Đồng thời, luật cũng quy định việc bảo lƣu các cam kết của Chính phủ về ƣu đãi đối với DN đƣợc thành lập trƣớc ngày luật có hiệu lực thi hành đƣợc tiếp tục hƣởng các ƣu đãi theo pháp luật hiện hành tại thời điểm phát sinh cho thời gian còn lại, hoặc chọn hƣởng ƣu đãi theo luật mới cho thời gian còn lại, nếu vẫn đáp ứng các điều kiện ƣu đãi thuế.

Thuế TNDN góp phần tăng cường mở rộng quy mô vốn của doanh nghiệp

Việc sửa đổi phƣơng pháp tính thuế TNDN bổ sung lần thứ hai đối với các doanh nghiệp có mức thu nhập cao theo hƣớng tăng phần tích lũy để lại cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp phát huy năng lực, mở rộng quy mơ vốn.

Thuế TNDN góp phần bình ổn thị trường giá cả

Với cơ chế điều chỉnh của mình, thuế TNDN không điều chỉnh qua giá mà điều chỉnh sau khi có thu nhập, vì vậy dù có nhiều quy định ƣu đãi, miễn giảm thuế cũng không gây ảnh hƣởng đến cơ chế giá của thị trƣờng, đảm bảo không có sự biến động hàng hóa thiết yếu trên thị trƣờng, gia tăng lƣu thơng hàng hóa, hỗ trợ cho những địa bàn kinh tế khó khăn.

Thuế TNDN là nguồn thu quan trọng cho Ngân sách nhà nước

Nguồn thu từ thuế TNDN chiếm trung bình từ 30%-33% tổng thu từ thuế, hơn 20% tổng thu ngân sách nhà nƣớc. Mặc dù có nhiều trƣờng hợp đƣợc miễn giảm, ƣu đãi nhƣng khơng vì thế mà số thu giảm sút. Điều đó cho thấy thuế TNDN phần nào có tác dụng kích thích sản xuất, tăng sản lƣợng lao động và sản phẩm tạo ra có nhiều giá trị cho xã hội.

Thực hiện thuế TNDN với đảm bảo công bằng xã hội và hồn thiện chế độ hóa đơn chứng từ: việc kê khai và tính đúng thuế TNDN trên nguyên tắc phải có

hóa đơn chứng từ đầy đủ để xác định chi phí đƣợc khấu trừ. Từ đó thúc đẩy các doanh nghiệp, đối tƣợng nộp thuế chú trọng tốt hơn công tác mở sổ sách kế tốn, ghi chép, quản lý và sử dụng hóa đơn chứng từ.

Chế độ, chuẩn mực kế toán thuế TNDN

Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 ra đời đã đáp ứng yêu cầu bức thiết trong việc hạch tốn, trình bày các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp. Quy định về việc hạch toán chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp trong Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 đã đƣa ra cách ghi chép, xử lý, phản ánh số liệu về các khoản chênh lệch thuế thu nhập, giúp cho việc phản ánh các khoản chênh lệch này đƣợc dễ dàng thống nhất.

Sự ra đời của Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp theo quyết định 12/2005/TT-BTC ngày 15/02/2005 và thông tƣ 20/2006/TT- BTC ngày 20/03/2006 hƣớng dẫn chi tiết chuẩn mực này giúp các doanh nghiệp có cở sở hiểu và ứng xử phù hợp, nhất quán đối với các khoản chênh lệch thuế TNDN . Các doanh nghiệp khơng cịn phải “mị mẫm” trong việc thiết kế cách hạch toán các khoản chênh lệch thuế TNDN. Từ khi có VAS 17, việc hạch tốn dễ dàng thuận tiện hơn, các khoản chênh lệch thuế đƣợc phản ánh đúng bản chất của các khoản chênh lệch tạm thời và chênh lệch vĩnh viễn.

Hạch toán theo VAS 17 thì chính sách kế tốn của doanh nghiệp và chính sách thuế có thể hồn tồn độc lập với nhau, việc cơ quan thuế vơ tình can thiệp vào cơng việc kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khơng cịn nữa, doanh nghiệp sẽ tự chủ hơn trong cơng việc kinh doanh của mình. Đó là cơng cụ hiệu quả để minh bạch số liệu liên quan đến thuế TNDN giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế.

Mặt khác VAS 17 cũng đã kế thừa và phát huy IAS 12, vận dụng vào hệ thống kế toán Việt Nam. Về cơ bản các quan niệm về: Thuế thu nhập doanh nghiệp

hoãn lại phải trả (Deferred tax liability), tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (Deferred tax asset ), chênh lệch tạm thời chịu thuế (Taxable Temporary

Difference), chênh lệch tạm thời được khấu trừ (Deductible Temporary Difference), cơ sở tính thuế của cơng nợ và tài sản trong VAS 17 trùng với quan điểm của IAS

12. Điều đó đã giúp cho việc hạch tốn và trình bày các khoản chênh lệch thuế thu nhập doanh nghiệp theo đúng tinh thần quốc tế và phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam.

Thực tế tại các doanh nghiệp

Qua việc phân tích ở trên chúng ta đã nhận thấy đƣợc những điểm mà doanh nghiệp đã đạt đƣợc khi áp dụng kế toán thuế TNDN:

- Thứ nhất, các doanh nghiệp áp dụng kịp thời các chế độ kế toán hiện hành.

Việc tổ chức hệ thống chứng từ, sổ sách kế toán, hệ thống tài khoản kế tốn đã đƣợc cơng ty vận dụng theo chế độ và chuẩn mực kế tốn do Bộ Tài Chính ban hành theo Quyết Định số 48/2006/QĐ – BTC ngày 14/09/2006 và Quyết định 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006.

- Thứ hai, phịng kế tốn với những cán bộ kế toán của các doanh nghiệp có

năng lực, trình độ, năng động, nhanh nhẹn, thƣờng xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt các chế độ kế tốn mới tạo hiệu quả cao trong cơng việc.

- Thứ ba, cơng tác kế tốn thuế các doanh nghiệp đƣợc quan tâm, chú ý. Kế

toán thuế thƣờng xuyên đƣợc cử đi tham gia tập huấn để nắm bắt những quy định mới nhất về hạch toán, kê khai. Hệ thống kế toán thuế của các doanh nghiệp rõ ràng, chính xác.

2.3.2 Tồn tại và nguyên nhân Về Luật thuế TNDN Về Luật thuế TNDN

Thuế suất 25% chưa thực sự cạnh tranh

Theo đánh giá của Bộ Tài chính, với mức thuế suất phổ thông 25% và đối với hoạt động thăm dị, khai thác dầu khí, tài ngun q hiếm khác thì thuế suất thuế TNDN từ 32% đến 50% áp dụng với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh là phù hợp với thực tế thời gian qua và là mức trung bình so với các nƣớc trong khu vực, bằng với Trung Quốc. Tuy nhiên, thời gian gần đây các nƣớc có xu thế cải cách thuế theo hƣớng giảm dần mức thuế suất phổ thông để tạo sự hấp dẫn, tăng tính cạnh tranh, thu hút đầu tƣ. (Malaysia, giảm từ 28% năm 2005 xuống mức 27% năm 2007 và mức 26% năm 2008. Từ năm 2009 đến nay là 25%. Thái Lan giảm từ 30% xuống

23% năm 2012. Nhiều nƣớc có quy định DNN&V đƣợc áp dụng mức thuế suất thấp hơn nhƣ Trung Quốc quy định DNN&V áp dụng mức thuế suất 20% trong khi mức thuế suất phổ thông là 25%, tƣơng ứng Thái Lan là 15% và 23%, Malaysia 20% và 25%.

Đối với ƣu đãi thuế, Luật Thuế TNDN hiện hành quy định lĩnh vực ƣu đãi gồm công nghệ cao, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nƣớc, sản xuất sản phẩm phần mềm; DN thành lập mới hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hố, thể thao và mơi trƣờng. DN mới thành lập từ dự án đầu tƣ vào các lĩnh vực đó đƣợc áp dụng thuế suất 10% trong 15 năm, miễn thuế tối đa 4 năm, giảm tối đa trong 9 năm tiếp theo. Riêng lĩnh vực xã hội hóa đƣợc áp dụng thuế suất 10% trong suốt thời gian hoạt động. Ngồi ra, hợp tác xã dịch vụ nơng nghiệp, quỹ tín dụng nhân dân đƣợc áp dụng thuế suất 20% trong suốt thời gian hoạt động. Nhƣng trong thực tế, hiện tại vẫn cịn một số lĩnh vực cần khuyến khích đầu tƣ nhƣng chƣa thuộc lĩnh vực đƣợc ƣu đãi thuế, vì thế cần thiết bổ sung vào diện ƣu đãi và có quy định ƣu đãi thuế nhƣ đối với tổ chức tài chính vi mơ; đầu tƣ xây dựng nhà ở xã hội để bán, cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thuế thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn quận 1 thành phố hồ chí minh thực trạng và giải pháp hoàn thiện (Trang 61)