Chƣơng 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MIX TẠI
1) Thiết lập qui trình định giá từ các yếu tố đầu vào, giá của rủi ro, mong đợ
3) Thành lập Marketing miền Nam
Để thực hiện những chiến lược Marketing chuyên biệt, cải tiến, phát triển sản phẩm mới sát với thực tế thị trường miền Nam, tác giả đề xuất giải pháp thành lập thêm phòng Marketing miền Nam đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban điều hành miền Nam, vì hiện tất cả các sản phẩm của TCB đều do phòng Marketing Hà Nội đảm nhiện nghiên cứu phát triển và cải tiến sản phẩm. Nên đơi lúc có những sản phẩm đã đưa vào triển khai trên mạng hệ thống thì vướng phải những đặc thù của vùng miền. Sau khi thành lập sẽ đóng góp rất nhiều về cải tiến sản phẩm phù hợp với nhu cầu phát triển của TCB ở miền Nam trong giai đoạn từ đây đến 2015.
3.2.1.2. Giải pháp hoàn thiện chiến lược giá
1) Thiết lập qui trình định giá từ các yếu tố đầu vào, giá của rủi ro, mong đợi của ngân hàng, đến giá đầu ra cho từng loại sản phẩm hàng, đến giá đầu ra cho từng loại sản phẩm
Định giá là công việc quan trọng trong công việc xây dựng chiến lược kinh doanh của ngân hàng vì giá cả khơng chỉ ảnh hường tới hoạt động Marketing mà còn ảnh hưởng đến hoạt động và thu nhập của ngân hàng. Tuy nhiên, việc định giá ngân hàng là hết sức phức tạp vì bị chi phối ở nhiều yếu tố.
Đề xuất công thức định giá: Lãi suất phát vay= lãi suất tham chiếu + biên độ
Lãi suất tham chiếu: bao gồm lãi suất huy động và các chi phí các nguồn lực mà
ngân hàng phải bỏ ra để duy trì sự hoạt động và cung cấp sản phẩm dịch vụ cho ngân hàng, bao gồm chi phí cố định và chi phí biến đổi, đây có thể hiểu là chi phí vốn.
Biên độ cho vay: bao gồm lợi nhuận, sản phẩm cho vay, thời hạn khoản vay, rủi ro khoản
vay, xếp hạng khách hàng.
Áp dụng chính sách giá theo lãi suất tham chiếu: giúp ngân hàng điều chỉnh chính sách giá linh hoạt hơn, khi các yếu tố về chi phí vốn thay đổi thì ngân hàng có thể xác định được ngay mức tăng giảm.
Việc xác định biên độ cho vay cần chú trọng các yếu tố sau:
- Rủi ro thực chất là khoản chi phí tiềm ẩn. Khi rủi ro phát sinh, nó sẽ trở thành khoản chi phí thực mà ngân hàng phải bù đắp trong quá trình hoạt động. Do vậy, định giá cho sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải tính đến yếu tố rủi ro.
- Các nhóm khách hàng khác nhau có đặc điểm nhu cầu khác nhau và sẽ có những phản ứng khác nhau với những thay đổi của giá.
- Gía của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Ngân hàng phải tính đến yếu tố này khi xác định giá sản phẩm dịch vụ, vì giá là nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng.
Như vậy, từ những yếu tố trên mà ngân hàng cần phải thận trọng khi xây dựng chính sách giá hợp lý cho sản phẩm dịch vụ. Vì ngày nay, hầu hết các khách hàng đều có thể tự so sánh giá cả và chất lượng sản phẩm dịch vụ của bất kỳ ngân hàng nào trên thị trường và giá cả là một trong những yếu tố quyết định giữ khách hàng .