Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện Marketingmix tại ngân hàng TCB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 71 - 72)

Chƣơng 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MARKETING MIX TẠI

3.1. Quan điểm và mục tiêu hoàn thiện Marketingmix tại ngân hàng TCB

3.1.1. Quan điểm về hoàn thiện Marketing – Mix ngân hàng Techcombank

Trước hết cần khẳng định công cụ Marketing là công cụ quản lý tổng thể bao quát hoạt động của ngân hàng và không thể thiếu trong kinh doanh hiện đại bởi nó là một triết lý dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp trong việc phát hiện ra, đáp ứng và làm thỏa mãn cho nhu cầu của khách hàng. Marketing được coi là chức năng quản trị quan trọng nhất của doanh nghiệp. Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hướng theo thị trường.

Thực tiễn hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong những năm qua chưa cho thấy được chiến lược Marketing tổng thể, có bài bản và có định hướng rõ nét. Trong giai đoạn đầu chuyển đổi mơ hình 2009-2014 còn nhiều bất cập và đang dần được khắc phục và nằm trong chiến lược dài hạn.

Để có một chiến lược kinh doanh hiệu quả, phù hợp với yêu cầu của thi trường và phù hợp với nguồn lực nội tại của ngân hàng TCB thì việc hoàn thiện chiến lược Marketing là một yêu cầu thiết yếu là vô cùng cấp bách nhằm hướng tới xây dựng “TCB trở thành ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu”.

3.1.2. Mục tiêu hoàn thiện Marketing mix ở ngân hàng Techcombank

Vậy mục tiêu của việc hoàn thiện Marketing-mix cho ngân hàng TCB là gì. Rõ ràng trong những năm vừa qua, chiến lược Marketing cịn có một số điểm chưa phù hợp. Chính vì vậy, mục tiêu của việc hồn thiện chiến lược Marketing là giúp cho ngân hàng có định hướng phát triển trong ngắn hạn và dài hạn, giúp cho ngân hàng chọn được hướng đi đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thị trường, khắc phục những hạn chế, phát huy những ưu điểm để từng bước trở thành ngân hàng dẫn đầu trong lĩnh vực NH bán lẻ tại Việt Nam.

Dựa vào kết quả kinh doanh của các năm 2010, 2011 (Bảng 2.3 ), và kế hoạch năm 2012 của TCB. Dựa vào xu hướng phát triển của thị trường và điều kiện có của ngân hàng, ngân hàng cần đưa ra mục tiêu cho chiến lược của Marketing của ngân hàng TCB như sau:

Trong giai đoạn (2012-2016 )

Đẩy mạnh phát triển của ngân hàng, cải thiện các chi tiêu tài chánh, đặt mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận từng năm với mới tăng trưởng không dưới 20%, khi đạt được mức doanh thu như trên thì TCB sẽ cải thiện được các chỉ số tài chính cụ thể với mục tiêu cụ thể như sau:

Bảng 3.1 :Các mục tiêu tài chính tăng trƣởng trong giai đoạn 2012-2016

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016

Tổng tài sản 223,421 268,105 321,726 386,071 463,286 Tổng dý nợ cho vay 97,452 116,942 140,331 168,397 202,076 Tiền gửi của khách

hàng 141,058 172,091 209,951 256,140 312,491 Vốn chủ sở hữu 11,959 14,590 17,800 21,716 26,493 Lợi nhuận sau thuế 5,300 6,625 8,281 10,352 12,939

ROE 27.33% 25.00% 25.00% 25.00% 25.00%

ROA 1.92% 2.00% 2.00% 2.00% 2.00%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp hoàn thiện marketing mix tại ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)