Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa thực sự hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 74 - 76)

2.4 Những tồn tại hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP

2.4.5 Hoạt động kiểm tra, giám sát chưa thực sự hiệu quả

Hệ thống kiểm tra, giám sát hữu hiệu và hiệu quả sẽ kiểm soát và ngăn ngừa được các nguyên nhân chủ quan dẫn đến rủi ro, tổn thất có thể xảy ra, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Hàng năm, Ban Kiểm soát trực thuộc Đại hội đồng Cổ đơng Eximbank đều tiến hành kiểm tốn tại chỗ tất cả các Chi nhánh của hệ thống, Ban kiểm tra nội bộ trực thuộc Ban Tổng Giám đốc cũng thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất nhằm giám sát toàn bộ các hoạt động nói chung, hoạt động tín dụng nói riêng của Chi nhánh. Sau mỗi đợt kiểm tốn tồn diện các Chi nhánh, Ban Kiểm soát nội bộ đều tổng hợp và công bố tài liệu cảnh báo rủi ro tác nghiệp với nội dung là các dạng sai phạm đã phát hiện, phương pháp khắc phục và hạn chế rủi ro phát sinh trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung, tín dụng nói riêng. Tuy nhiên, hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ của Eximbank trong thời gian qua nhìn chung vẫn chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng tín dụng, chưa thực hiện

đúng nhiệm vụ của nó, nặng tính hình thức. Báo cáo cảnh báo rủi ro tác nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức độ thống kê những sai sót về mặt hồ sơ chứng từ, chưa đưa ra được những cảnh báo có tính chất tổng hợp cho toàn hệ thống.

Một hạn chế rất dễ nhận thấy của công tác kiểm tra, giám sát tín dụng là về nguồn nhân lực. Nhân sự của Ban Kiểm soát, kiểm tra nội bộ thường được tuyển dụng từ nguồn cán bộ tín dụng nhưng do tính chất va chạm và nhạy cảm của cơng việc này nên các cán bộ tín dụng thường từ chối thuyên chuyển công tác, nguồn nhân sự từ ngành kiểm tốn thì thường khơng am hiểu sâu về cơng tác tín dụng, hoạt động kiểm sốt nội bộ của ngân hàng nói chung, Eximbank nói riêng do đó rất khó để có được những nhận định đúng về thực trạng tín dụng của ngân hàng.

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đã giới thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, vị thế của ngân hàng trong hệ thống, đồng thời đi vào phân tích cụ thể các tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng tại ngân hàng, cả về mặt định tính và định lượng. Từ đó đánh giá thành tựu đạt được, rút ra những nhận xét, kết luận về những tồn tại hạn chế, những điểm yếu cần chỉnh sửa khắc phục trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Những nhận xét, kết luận rút ra trong chương 2 sẽ là cơ sở để tác giả đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục tồn tại hạn chế, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam, được trình bày chi tiết trong chương 3.

CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT

ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 74 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)