Kết luận
Mơ hình CAPM dự báo tỷ suất sinh lợi của chứng khốn thơng qua chỉ số beta của chứng khốn đó. Tuy nhiên đã có rất nhiều tranh cãi về mơ hình này. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã đưa ra một số yếu điểm của mơ hình CAPM, đặc biệt là nghiên cứu Fama-French, Fama-French đã mở rộng mơ hình CAPM với ba nhân tố là nhân tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường, nhân tố quy mô và nhân tố thị trường. Bằng chứng là có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm và định lượng đã được xây dựng trên các thị
trường như Anh, Pháp, Đức, Việt Nam, New Zealand,…đã kiểm định lại mơ hình này
và đa số đều thừa nhận vai trò của 3 nhân tố trong mơ hình Fama-French trong việc giải thích tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu. Cụ thể là nghiên cứu của tác giả trên thị trường chứng khóan Việt Nam trong giai đoạn 2004-2012 cũng chứng minh rằng mơ hình 3 nhân tố Fama-French đã giải thích rất tốt cho tỷ suất sinh lợi và cũng chứng minh đựơc mơ hình Fama-French giải thích tỷ suất sinh lợi tốt hơn so với mơ hình CAPM trên thị trường chứng khốn Việt Nam.
Và nghiên cứu của tác giả cũng đã trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra:
1. Tỷ suất sinh lợi vượt trội của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2004-2012 được giải thích tốt bởi nhân tố beta thị trường trong mơ hình CAPM.
2. Nhân tố quy mô doanh nghiệp và nhân tố giá trị sổ sách trên giá trị thị trường khi đưa vào mơ hình hồi quy để kiểm định đã giải thích tốt tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2004-2012.
3. Mơ hình 3 nhân tố Fama-French giải thích tốt hơn mơ hình định giá tài sản CAPM về tỷ suất sinh lợi của cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2004- 2012.
4. Hiệu ứng quy mô công ty nhỏ và hiệu ứng giá trị như kết quả mà Fama-French đã xây dựng chỉ đúng một phần ở thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2004- 2012: Fama-French đã cho ra kết quả nghiên cứu là những cơng ty có quy mơ nhỏ và có tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường cao sẽ tạo ra một tỷ suất sinh lợi cao, và điều này chính là sự bù đắp cho rủi ro tăng thêm khi sở hữu những cổ phiếu của những cơng ty có rủi ro cao hơn, danh mục S/H đạt TSSL cao nhất. Còn nghiên cứu của tác giả trong giai đoạn nghiên cứu từ 2004-2012 cho ra kết luận rằng những danh mục có quy mô vừa và nhỏ kết hợp với tỷ số giá trị sổ sách trên giá trị thị trường thấp đạt TSSL cao nhất, ngoại trừ danh mục S/L có phần bù giá trị âm thấp. Hiệu ứng quy mô nhỏ và hiệu ứng tăng trưởng thể hiện trong kết quả nghiên cứu của tác giả.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu của tác giả cùng với các kết quả nghiên cứu của các tác giả trên thế giới trong phần tổng quan các nghiên cứu trước đây, chúng ta có thể kết luận rằng mơ hình ba nhân tố Fama và French khơng phải là mơ hình tồn cầu, mà là một mơ hình phù hợp với từng quốc gia trong từng giai đoạn nghiên cứu.
Khuyến nghị
Với kết quả nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy mơ hình 3 nhân tố của Fama và French là một mơ hình rất phù hợp trong việc dự đoán rủi ro và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Vì vậy, việc sử dụng mơ hình như là cơng cụ để các nhà đầu tư có thể tham khảo nhằm dự đoán rủi ro và TSSL của cổ phiếu trước khi có quyết định đầu tư vào cổ phiếu hay xây dựng một danh mục cho riêng mình để những quyết định đầu tư của mình có cơ sở vững chắc hơn so với việc chúng ta chỉ phân tích khả năng mang lại lợi nhuận thông qua những thông tin cơ bản hay xu hướng đầu tư đám đông mà không ước lượng được tỷ suất sinh lợi mang lại cũng như dự đoán mức rủi ro cao nhất mà chúng ta có thể chấp nhận khi quyết định đầu tư vào bất kỳ cổ phiếu hay bất ky một danh mục nào. Điều này sẽ tạo tiền đề cho thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển bền vững hơn.
Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt:
1. Nguyễn Minh Kiều (2007), Mơ hình định giá tài sản vốn CAPM, Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright. TP.HCM.
2. Hồng Ngọc Nhậm (2008), Giáo trình kinh tế lượng, Nhà xuất bản TP.HCM.
3. Phan Thị Bích Nguyệt (2006), Đầu tư tài chính – Quản lý danh mục đầu tư, Nhà
xuất bản Thống Kê. TP.HCM.
4. Phan Thị Bích Nguyệt (2008), Đầu tư tài chính – Phân tích đầu tư chứng khốn,
Nhà xuất bản Tài Chính. TP.HCM.
5. Trần Ngọc Thơ (2005), Tài chính doanh nghiệp hiện đại, Nhà xuất bản Thống Kê.
TP.HCM.
6. Trần Thị Hải Lý (2010), Nghiên cứu rủi ro và tỷ suất sinh lợi trên thị trường chứng
khoán Việt Nam, Luận án Tiến Sĩ, Thư viện sau đại học, Trường Đại Học Kinh
Tế Thành phố Hồ Chí Minh. TP.HCM.
7. Website: http://finance.tvsi.com.vn/ListingBondsList.aspx, cơng ty chứng khốn Tân
Việt, mục Danh Sách Trái Phiếu Niêm Yết.
8. Website: http://www.hnx.vn, Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội, mục Cơng Bố Thông Tin, tiểu mục Niêm Yết.
9. Website: http://www.hsx.vn, Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh, mục Niêm Yết.
Tiếng Anh:
1. Akgul Burcin (2013), “Fama-French Three Factor Regression on European Stock
Markets – Before and After EMU”, Tilburg School of Economics and
Management _ Finance Department.
2. Djajadikerta Hadrian and Nartea Gilbert (2005), “The size and Book-to-Market effects and the Fama-French three factors model in small markets: Preliminary
findings from New Zealand”, Schooling of accounting, Finance and Economics
& FIMARC working paper series (working paper 0501).
3. Fama Eugene F. and French Kenneth R. (1992), “The Cross-Section of Expected
Stock Returns”, The Journal of Finance (No. 47), pp. 427-465.
4. Fama Eugene F. and French Kenneth R. (1993), “Common Risk Factors in The
Returns on Stocks and Bonds”, Journal of Financial Economics (No.33), pp. 3-
56, North-Holland.
5. Kyong Shik Eom, Jong‐Ho Park (2008), “Evidence on the three‐factor and
characteristics models: Korea”, http://ssrn.com/abstract=1329664, Korean.
6. Malin Mirela and Veeraraghavan Madhu (2004), “On the Robustness of the Fama and French Multifactor Model: Evidence from France, Germany, and the United
Kingdom”, International Journal of Business and Economics (No.2), pp.155-
176.
7. Manolakis Valsamis (2012), “Fama and French three factors model: application to
Greek stock market”, University of Macedonia, Greek.
8. Walid Elhaj và Ahlem Elhaj (2008), “New Evidence on the Applicability of Fama
and French Three-Factor Model to the Japanese Stock Market”, Ministry of
Education, Culture, Sports, Sciences and Technology, Japan.
Danh mục các phụ lục