Vai trị của tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)

1.2. Tín dụng ngân hàng thương mại đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.2. Vai trị của tín dụng ngân hàng thương mại đối với DNNVV

Tín dụng ngân hàng đầu tư cho các DNNVV chẳng những thúc đẩy sự phát triển của khu vực kinh tế này mà thơng qua đó, nó tác động trở lại đối với hệ thống ngân hàng, vì việc cấp tín dụng đối với các DNNVV cũng là một phương cách giúp cho các ngân hàng chuyển dịch cơ cấu đầu tư hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục tín dụng, phân tán rủi ro và nâng cao vị thế cạnh tranh.

1.2.2.1. Đối với DNNVV

Trước tiên, tín dụng ngân hàng là nguồn tài trợ quan trọng, đáp ứng được nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh của DNNVV. Với tư cách là một trung tâm tín dụng, các ngân hàng thương mại có vai trị tập trung mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp.DNNVV với đặc điểm nổi bật là vốn chủ sở hữu thấp nên thường rơi vào tình trạng thiếu vốn. Do đó nhu cầu huy động vốn từ bên ngồi là điều khơng thể thiếu và nguồn tài trợ từ ngân hàng là một kênh quan trọng đặc biệt. Nguồn tài trợ này giúp cho các doanh nghiệp có thể kịp thời bổ sung vốn, tiếp tục duy trì quá trình sản xuất kinh doanh một cách liên tục, mở rộng quá trình sản xuất, trang bị đổi mới máy móc thiết bị tạo điều kiện cho doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với các đối thủ khác.

Tín dụng ngân hàng đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Để có thể u cầu cấp tín dụng từ ngân hàng doanh nghiệp phải có được phương án kinh doanh khả thi, hiệu quả, kế hoạch sử dụng vốn cụ thể, rõ ràng, tình hình tài chính ổn định...Mặt khác, khi sử dụng vốn của ngân hàng, DNNVV phải phải hoàn trả cả lãi lẫn gốc sau một khoảng thời gian nhất định. Chính những lý do đó đã thúc đẩy doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo thanh tốn được nợ và kinh doanh có lãi. Trong q trình cho vay ngân hàng cũng thực hiện kiểm soát trước,

trong và sau khi giải ngân buộc các doanh nghiệp phải sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả.

Ngồi ra, tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong nền kinh tế thị trường rất ít có doanh nghiệp nào sử dụng hồn tồn 100% vốn tự có để sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn vay được xem là địn bẩy tài chính giúp DNNVV tối ưu hóa cơ cấu vốn, đạt chi phí sử dụng vốn thấp nhất, tiết kiệm chi phí. Chi phí sử dụng vốn sẽ ảnh hưởng lên giá thành sản phẩm. Do vậy, để đạt hiệu quả thì doanh nghiệp phải biết kết hợp giữa nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay với tỷ lệ hợp lý giúp tối đa hóa lợi nhuận tại mức giá vốn bình qn rẻ nhất.

1.2.2.2. Đối với NHTM

Với chính sách khuyến khích phát triển DNNVV của Chính phủ, xem sự phát triển của DNNVV là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, vì vậy DNNVV được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, DNNVV được xem là nhóm khách hàng chiến lược của nhiều NHTM trong việc phát triển mảng tín dụng.

Đồng thời, do đặc điểm của DNNVV hoạt động với quy mô nhỏ nên nhu cầu vay vốn thường nhỏ, trong khi cho vay bán lẻ - giá trị khoản vay/khách hàng nhỏ và cho vay với số lượng lớn khách hàng là xu hướng chung của hầu hết các ngân hàng nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng mà vẫn mang lại hiệu quả đáng kể cho ngân hàng.

Bên cạnh sản phẩm tín dụng, những nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng như: tư vấn, sản phẩm tiền gửi, thanh tốn trong và ngồi nước, mua bán ngoại tệ, … phát sinh ngày càng tăng, từ đó tăng cường được khả năng bán chéo các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng, đặc biệt là nguồn thu dịch vụ - nguồn thu chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng thu nhập của các NHTM hiện nay. Đồng thời gia tăng cơ hội mở rộng khách hàng cho ngân hàng. Đây là những nhân tố quan trọng giúp ngân hàng tạo dựng, quảng bá hình

ảnh, uy tín của mình, cũng có nghĩa là góp phần củng cố và nâng cao vị thế cạnh tranh của ngân hàng.

1.2.2.3. Đối với nền kinh tế

Hệ thống các ngân hàng ngày càng phát triển về mạng lưới cũng như quy mơ hoạt động vì vậy nguồn vốn tín dụng khá dồi dào, nếu các ngân hàng hàng năm dành một tỷ lệ nhất định nguồn vốn kinh doanh để tài trợ cho DNNVV thì đồng nghĩa với nguồn ngân sách nhà nước hay các nguồn vốn từ các chương trình hỗ trợ vốn trực tiếp cho các DNNVV sẽ dôi ra đáng kể, khi đó có thể dùng nguồn vốn này đầu tư cơ sở hạ tầng hay các cơng trình cơng cộng hoặc đầu tư cho giáo dục,… vừa gián tiếp hỗ trợ DNNVV vừa phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.

Khi nguồn vốn tín dụng ngân hàng đến được với hầu hết các DNNVV sẽ tạo điều kiện cho DNNVV phát triển ổn định, mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ góp phần cung cấp nhiều hơn sản phẩm chất lượng cho nền kinh tế, gia tăng xuất khẩu, đóng góp quan trọng vào GDP của vùng, miền và đất nước góp phần chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế theo định hướng của Nhà nước.

Ngoài ra, khu vực DNNVV phần lớn tham gia sản xuất các mặt hàng thủ công truyền thống thu hút nhiều lao động địa phương nên DNNVV phát triển sẽ góp phần tạo nhiều việc làm cho người dân, hạn chế được thất nghiệp và các vấn đề xã hội tiêu cực phát sinh do nạn thất nghiệp gây ra.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 27)