Xây dựng thang đo

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 80 - 85)

Nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh của TS. Trương Quang Thơng (2010) cho thấy trong số các nguyên nhân ngân hàng từ chối cho doanh nghiệp vay vốn thì lý do khơng có tài sản thế chấp, bảo lãnh chiếm tỷ lệ cao nhất 38,1%; xếp thứ hai là lý do không đủ khả năng soạn thảo phương án vay vốn (chiếm 24,6%); lý do báo cáo tài chính khơng đầy đủ khơng minh bạch chiếm 21,6%; do ngân hàng gặp khó khăn nguồn vốn chiếm 9,7%; còn lại 6% là các nguyên nhân khác.

Nghiên cứu cũng cho thấy những nguyên nhân ngân hàng tiếp tục cấp tín dụng cho DNNVV: ngân hàng cho vay lãi suất cao hơn (18,4%), doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảo hơn (8%), có quan hệ tín dụng tốt hơn (21,6%), ngân hàng cho vay dễ hơn (6,4%), ngân hàng cho vay linh hoạt hơn (23,2%), do các mối quan hệ cá nhân (16%), 6,4% là ý kiến khác.

Các hình thức đảm bảo mà doanh nghiệp có vay vốn ngân hàng thường chọn nhất đó là cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh cá nhân và gia đình. Hình thức đảm bảo này được hầu hết các doanh nghiệp sử dụng chiếm tới 79,6% số doanh nghiệp có tiếp cận vay vốn ngân hàng.

Đối với đánh giá từ phía ngân hàng về những khó khăn của DNNVV khi quan hệ tín dụng ngân hàng, kết quả cho thấy các DNNVV thường gặp khó khăn trong các trường hợp sau: báo cáo tài chính khơng đầy đủ minh bạch (39,4%), khơng có tài sản thế chấp hoặc khơng có bảo lãnh (34,6%), việc khơng có đủ khả năng soạn thảo phương án sản xuất kinh doanh cũng là một trở ngại của các DNNVV: tỷ lệ này chiếm đến 14,2% tổng số những khó khăn.

3.2.1. Thang đo từ chối cấp tín dụng

Thang đo nhân tố từ chối cấp tín dụng trong nghiên cứu này được xây dựng và điều chỉnh dựa vào nghiên cứu định tính phù hợp. Những tác nhân ảnh hưởng đến quyết định từ chối cấp tín dụng của NHTM có liên quan đến vấn đề về tài sản thế chấp, báo cáo tài chính, khả năng soạn thảo phương án vay vốn, vốn tự có của doanh nghiệp, viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh, khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Nghiên cứu định tính được tiến hành bằng phương pháp thảo luận chuyên gia để đưa ra thang đo khảo sát sơ bộ.

Sau khi tiến hành khảo sát sơ bộ 140 đối tượng, nghiên cứu đưa ra bảng câu hỏi khảo sát chính thức với những bổ sung điều chỉnh cho phù hợp. Các câu hỏi được lựa chọn dựa trên cơ sở mối liên hệ của chúng với việc đo lường nhân tố từ chối cấp tín dụng. Một thang đo Likert 5 điểm được dùng để sắp xếp từ nhỏ đến lớn, với số càng lớn là càng đồng ý (1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Khơng đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hồn tồn đồng ý).

Thành phần từ chối cấp tín dụng (TUCHOI) được đo bằng 06 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TUCHOI1 đến TUCHOI6 được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Thang đo thành phần từ chối cấp tín dụng

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

TUCHOI Từ chối cấp tín dụng

TUCHOI2 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp không đầy đủ hoặc thiếu minh bạch TUCHOI3 Doanh nghiệp không đủ khả năng soạn thảo phương án vay vốn

TUCHOI4 Vốn tự có của doanh nghiệp thấp

TUCHOI5 Viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh không khả quan TUCHOI6 Khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)

3.2.2. Thang đo tiếp tục cấp tín dụng

Thang đo thành phầntiếp tục cấp tín dụng(TIEPTUC) cũng được xây dựng dựa trên thảo luận nhóm theo phương pháp chuyên gia. Thành phần này được đo bằng 05 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số TIEPTUC1 đến TIEPTUC5, trong đó có 03 biến quan sát đánh giá theo tiêu chí hướng về doanh nghiệp, 01 biến quan sát đánh giá quan hệ giữa doanh nghiệp và NHTM, 01 biến quan sát đánh giá hướng về NHTM. Cụ thể các biến quan sát được đưa ra trong bảng sau:

Bảng 3.2: Thang đo thành phần tiếp tục cấp tín dụng

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

TIEPTUC Tiếp tục cấp tín dụng

TIEPTUC1 Doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảo hơn TIEPTUC2 Doanh nghiệp có lịch sử giao dịch tín dụng tốt TIEPTUC3 Doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt

TIEPTUC4 Có quan hệ tín dụng tốt hơn TIEPTUC5 Ngân hàng cho vay linh hoạt hơn

3.2.3. Thang đo khó khăn khi giao dịch tín dụng

Để đo lường khó khăn khi giao dịch tín dụng, ký hiệu KHOKHAN, nghiên cứu

sử dụng 05 biến quan sát, từ biến quan sát mã số KHOKHAN1 đến KHOKHAN5. Thang đo này được xây dựng căn cứ theo các nội dung gồm: mối quan hệ cá nhân, thủ tục khó khăn, vấn đề về tài sản đảm bảo, mức độ hiểu rõ yêu cầu của bên cung cấp dịch vụ, khả năng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu. Các biến quan sát và mã số tương ứng được trình bày như bảng dưới đây:

Bảng 3.3: Thang đo thành phần khó khăn khi giao dịch tín dụng

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

KHOKHAN Khó khăn khi giao dịch tín dụng

KHOKHAN1 Doanh nghiệp khơng có quan hệ cá nhân với ngân hàng KHOKHAN2 Thủ tục vay vốn khó khăn

KHOKHAN3 Tài sản đảm bảo không đủ

KHOKHAN4 Doanh nghiệp không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng KHOKHAN5 Hồ sơ thủ tục doanh nghiệp cung cấp chưa đầy đủ

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)

3.2.4. Thang đo chất lượng dịch vụ tín dụng

Từ thang đo SERVQUAL của Parasuraman (1988) và sau khi nghiên cứu định tính, nghiên cứu sơ bộ, thang đo thành phần chất lượng dịch vụ tín dụng

(CHATLUONG) đã được điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với loại hình dịch vụ tín dụng ngân hàng. Thang đo cho thành phần CHATLUONG được đo bằng 06 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số CHATLUONG1 đến CHATLUONG6, bao gồm các biến quan sát như sau:

Bảng 3.4: Thang đo thành phần chất lượng dịch vụ tín dụng

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

CHATLUONG Chất lượng dịch vụ tín dụng

CHATLUONG1 Thời gian xem xét, quyết định cho vay nhanh và thuận tiện

CHATLUONG2 Các thông báo thay đổi chính sách tín dụng gửi cho doanh nghiệpkịp thời CHATLUONG3 Chủng loại sản phẩm tín dụng đa dạng

CHATLUONG4 Trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng rất hiện đại CHATLUONG5 Văn phòng, trụ sở giao dịch của ngân hàng khang trang CHATLUONG6 Hệ thống mạng lưới ngân hàng nhiều và rộng khắp

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)

3.2.5. Thang đo giá cả tín dụng

Thành phần giá cả tín dụng (GIACA) được đánh giá dựa trên cảm nhận một cách chủ quan, xem xét trên khía cạnh là chi phí sử dụng vốn tín dụng. Thành phần này được đo lường bằng 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số GIACA1 đến GIACA3, trong đó gồm 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí ban đầu, 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí trong tháng, 01 biến quan sát đo lường về mức chi phí chi trả cho tồn bộ giao dịch.

Bảng 3.5: Thang đo thành phần giá cả tín dụng

Ký hiệu Câu hỏi các biến quan sát

GIACA Giá cả tín dụng

GIACA1 Mức lãi suất/phí giao dịch tín dụng được thỏa thuận ban đầu là khá cao GIACA2 Số tiền lãi/phí giao dịch tín dụng hàng tháng khá lớn

GIACA3 Tổng mức chi trả cho mỗi giao dịch tín dụng khá cao.

3.2.6. Thang đo mở rộng tín dụng

Nghiên cứu sử dụng một thang đo để đo lường mở rộng tín dụng (MORONG) bao gồm 03 biến quan sát, từ biến quan sát có mã số MORONG1 đến MORONG3, được trình bày theo bảng dưới đây:

Bảng 3.6: Thang đo mở rộng tín dụng

Ký hiệu Các phát biểu

MORONG Mở rộng tín dụng

MORONG1 Anh/chị sẽ tiếp tục và gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác vềmặt số lượt (tần suất) sử dụng đối với sản phẩm dịch vụ MORONG2 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt sốlượng sản phẩm dịch vụ sử dụng MORONG3 Anh/chị sẵn sàng gia tăng giao dịch tín dụng với đối tác về mặt giátrị của khoản giao dịch

Nguồn: Kết quả khảo sát (xem phụ lục 1 & phụ lục 2)

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 80 - 85)