Đối với các cơ quan có thẩm quyền

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 116 - 144)

4.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn

4.2.3. Đối với các cơ quan có thẩm quyền

4.2.3.1. Tăng cường minh bạch hóa thơng tin, giảm thiểu tình trạng thơng tin bất cân xứng

NHNN cần đảm bảo việc cung cấp các thơng tin về DNNVV một cách chính xác, kịp thời, đầy đủ cho các NHTM. Nâng cao chất lượng của hệ thống thơng tin tín dụng của NHNN bằng việc phối hợp với các cơ quan, ban ngành khác trong việc thu thập, xử lý thông tin của các doanh nghiệp như thơng qua cơ quan thuế, chính quyền địa phương, các NHTM và kể cả các doanh nghiệp. Thơng qua đó, nó sẽ giúp cho các NHTM có thể thuận lợi trong việc tiếp cận những thông tin cần thiết về doanh nghiệp vay vốn để từ đó có thể đưa ra các quyết định cấp tín dụng nhanh chóng.

Đối với nguồn thơng tin cung cấp từ chính các NHTM, NHNN cần có những quy định chặt chẽ để buộc các NHTM phải cung cấp kịp thời, chính xác các thơng tin rất quan trọng có liên quan đến lịch sử giao dịch của khách hàng như tình hình dư nợ, trả nợ, chất lượng khoản nợ, thông tin về tài sản thế chấp,… phục vụ cho công tác thẩm định DNNVV một cách chính xác nhất.

Với chức năng điều tiết vĩ mơ nền kinh tế, chính phủ cần tăng cường hồn thiện khung khổ pháp lý, tạo mơi trường đầu tư kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thơng thống cho DNNVV phát triển; ban hành những hướng dẫn hỗ trợ DNNVV một cách chi tiết cụ thể, đảm bảo hỗ trợ đúng, đủ, kịp thời. Tăng cường hoạt động của các trung tâm tư vấn hỗ trợ doanh nghiệp, giúp các DNNVV tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, tiếp cận với khoa học công nghệ tiến bộ, cải thiện khả năng quản trị kinh doanh, … Kịp thời triển khai các chính sách ưu đãi đối với DNNVV.

Quỹ Bảo lãnh tín dụng thực hiện việc bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các tổ chức tín dụng cho dự án đầu tư và bổ sung vốn phát triển sản xuất kinh doanh. Việc tăng cường chức năng bảo lãnh cho các DNNVV của ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng là một biện pháp hỗ trợ cho các doanh nghiệp này tiếp cận tài chính, tiếp cận tín dụng ngân hàng một cách hiệu quả. Vấn đề hợp tác cùng phát triển và cùng chịu rủi ro trong việc trợ giúp phát triển DNNVV trên địa bàn cần được chú trọng quan tâm hơn nữa nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp này tiếp cận với vốn tín dụng để phát triển và mở rộng sản xuất kinh doanh. Những hoạt động thiết thực cần thực hiện như: xúc tiến, phối hợp với các ban ngành, các hiệp hội/câu lạc bộ ngành nghề và các NHTM cùng gặp gỡ, trao đổi về điều kiện, thủ tục cấp tín dụng; triển khai các chương trình hỗ trợ của Chính phủ, của thành phố cho các doanh nghiệp trong vấn đề cấp tín dụng, tạo điều kiện cho các DNNVV tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng một cách tốt nhất. Quỹ Bảo lãnh có thể tham gia tư vấn cho các DNNVV trong công tác lập dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, tư vấn tài chính kế tốn giúp doanh nghiệp lành mạnh tài chính để có thể đáp ứng u cầu về hồ sơ cấp tín dụng của ngân hàng. Để hoạt động trợ giúp phát triển DNNVV được tăng cường, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cần duy trì mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tín dụng đã từng phối hợp cấp tín dụng và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV qua nhiều năm, đồng thời mở rộng và phát triển thêm các quan hệ hợp tác với các tổ chức tín dụng mới để tăng thêm quy mơ hoạt động phối hợp.

4.2.3.3. Hỗ trợ DNNVV tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng với chi phí phù hợp

Chi phí sử dụng vốn (lãi suất, chi phí vay nợ) ln ln là một mối quan tâm lớn của các DNNVV trước các quyết định vay vốn ngân hàng. Điều này sẽ càng rõ ràng hơn trong thời kỳ kinh tế khó khăn. Các DNNVV với qui mô và tiềm lực nhỏ bé nên càng yếu kém hơn trong vị thế thương lượng khi phải chấp nhận việc gia tăng lãi suất đối với các cam kết cũ.

Trong thời gian gần đây, tình hình kinh tế tài chính trong nước và trên thế giới có nhiều biến động bất lợi, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV. Tình trạng mặt bằng lãi suất tăng cao kéo dài liên tục trong một thời gian dài gây nhiều khó khăn cho khu vực DNNVV với quy mơ vốn cịn nhiều hạn chế. Các DNNVV vốn đã khó khăn về tài chính, nay lại càng thêm khó khăn. Do đó, những chính sách trợ giúp của Chính phủ về chi phí lãi suất như: các chương trình hỗ trợ lãi suất, chính sách cung ứng các gói tín dụng với lãi suất ưu đãi đóng vai trị rất quan trọng đối với DNNVV, giúp các doanh nghiệp này được tiếp cận nguồn tài trợ với chi phí thấp, hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4

Dựa trên các kết quả từ phân tích thực trạng với số liệu thứ cấp, và phân tích định lượng từ số liệu khảo sát thu thập được, cùng với định hướng phát triển tín dụng đối với DNNVV, chương 4 đã đưa ra một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

KẾT LUẬN

Trong thời gian qua, quan hệ tín dụng giữa DNNVV với các nhìn chung đã có những bước phát triển. Tuy nhiên, tốc độ phát triển còn chậm, chưa đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các DNNVV. Doanh nghiệp vẫn cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, điều này đã ảnh hưởng khơng nhỏ đến sự đóng góp của các DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của các NHTM trên địa bàn. Chính vì ngun nhân đó, đề tài nghiên cứu đã đi vào phân tích theo hai hướng: phân tích thực trạng hoạt động trên địa bàn để thấy được những tồn tại và ngun nhân của nó trong quan hệ tín dụng của các NHTM đối với DNNVV, phân tích định lượng trên cơ sở số liệu điều tra khảo sát thực tế để đề tài có sức thuyết phục hơn. Từ đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp định hướng có thể vận dụng nhằm mở rộng tín dụng của các NHTM đối với DNNVV trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Bên cạnh nỗ lực tự hoàn thiện của các NHTM, để mở rộng hơn nữa hoạt động tín dụng đối với DNVVN, rất cần có sự thay đổi, chuyển mình về chất, nâng cao hiệu quả hoạt động từ phía bản thân các DNVVN và những hỗ trợ nhất định từ các cơ quan hữu quan.

Nền kinh tế thị trường ngày càng phát triển đã khẳng định vai trị quan trọng của các DNNVV, do đó mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp này đã trở thành chiến lược phát triển của các NHTM nhằm mở rộng thị phần, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trong xu thế toàn cầu hố hiện nay, mỗi DNNVV đều phải có sự chuẩn bị chu đáo khi tham gia vào môi trường kinh doanh cạnh tranh cao. Đồng thời, các NHTM càng cần phải hoàn thiện bởi hoạt động của các ngân hàng này đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề cung ứng nguồn tài trợ và các dịch vụ khác đối với DNNVV.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu tiếng Việt

Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005.Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS.NXB Thống Kê.

Nghị định Chính phủ, 2009.Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguyễn Đình Cung, 2012.Khó khăn của doanh nghiệp: Vấn đề và giải pháp.Hội thảo Diễn đàn Kinh tế mùa Thu 2012.

http://ecna.gov.vn/ct/ht/Lists/BaiViet/Attachments/186/Kho%20khan%20cua%20 doanh%20nghiep%20-%20Van%20de%20va%20giai%20phap%20-

%20TS%20Nguyen%20Dinh%20Cung.pdf

Nguyễn Đình Thọ, 2011.Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh: Thiết kế và thực hiện.NXB Lao động - Xã hội.

Trương Quang Thơng, 2010.Tài trợ tín dụng ngân hàng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa – Một nghiên cứu thực nghiệm tại khu vực thành phố Hồ Chí Minh. NXB Đại

học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

Viện nghiên cứu và đào tạo về quản lý, 2008.Cơ chế quản lý trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ. NXB Lao động – Xã hội.

Website:

Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh,

http://www.pso.hochiminhcity.gov.vn/so_lieu_ktxh/

Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh,

http://www.dpi.hochiminhcity.gov.vn/

Tổng cục Thống kê,

Danh mục tài liệu tiếng Anh

Gerbing, David W. & Anderson, James C, 1988.An Update Paradigm for Scale Development Incorporing Unidimensionality and Its Assessments.Journal of Marketing Research, Vol.25, pp.186-192,

http://www.cob.unt.edu/slides/paswan/busi6280/Gerbing_Anderson_1988.pdf

Gorsuch, R. L., 1983.Factor analysis.2nd ed, Hillsdale NJ: Lawrence Erlbaum. Hair, J.F., Anderson, R.E., Tatham, R.L., Black, W.C., 1998.Multivariate Data

Analysis. Prentical-Hall International.

Hatcher, L., 1994.A Step-by-Step Approach to Using the SAS® System for Factor Analysis and Structural Equation Modeling. Cary, NC: SAS Institute.

Hongbo Duan & Xiaojie Han & Hongbo Yang, 2009. An Analysis of Causes for SMEs Financing Difficulty.

http://www.ccsenet.org/journal/index.php/ijbm/article/download/2320/2170

Jabnoun, Naceur. & Al-Tamimi, Hussein A. Hassan, 2003.Measuring perceived service quality at UAE commercial banks. International Journal of Quality &

Reliability Management, Vol. 20 No. 4, pp.458 – 472,

http://www.deepdyve.com/lp/emerald-publishing/measuring-perceived-service- quality-at-uae-commercial-banks-F9ipUdyC4F

Ogujiuba & Ohuche & Adenuga, 2004. Credit Availability to Small and Medium Scale Enterprises in Nigeria: Importance of New Capital Base for Banks – Background and Issues.

http://www.academia.edu/1224046/Credit_Availability_to_Small_and_Medium_ Scale_Enterprises_in_Nigeria_Importance_of_New_Capital_Base_for_Banks_Ba ckground_and_Issues

Tabachnick, B.G. & Fidell, L.S., 1996. Using Multivariate Statistics.HarperCollins College. New York.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: DÀN BÀI PHỎNG VẤN ĐỊNH TÍNH

Chào các anh/chị, tơi là Đồng Thị Kim Chi, hiện đang nghiên cứu về đề tài “Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”, rất mong anh/chị dành chút thời gian trao đổi một

số suy nghĩ của anh/chị và góp ý cho đề tài này. Những ý kiến của anh/chị được sử dụng cho nghiên cứu khoa học và được giữ bí mật.

TỪ CHỐI CẤP TÍN DỤNG: Theo anh/chị, yếu tố nào làm cho ngân hàng từ chối đề nghị cấp tín dụng cho DNNVV? Các nguyên nhân sau đây có được xem là phù hợp?

 Doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp, bảo lãnh.

 Báo cáo tài chính của doanh nghiệp khơng đầy đủ hoặc thiếu minh bạch.

 Doanh nghiệp không đủ khả năng soạn thảo phương án vay vốn.

 Vốn tự có của doanh nghiệp thấp.

 Viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh không khả quan.

 Khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp.

TIẾP TỤC CẤP TÍN DỤNG: Theo anh/chị, những cơ sở nào ngân hàng căn cứ vào đó để tiếp tục cấp tín dụng cho DNNVV? Các biểu hiện sau đây có được xem là phù hợp?

 Doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảo hơn.

 Doanh nghiệp có lịch sử giao dịch tín dụng tốt.

 Doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt.

 Có quan hệ tín dụng tốt hơn.

 Ngân hàng cho vay linh hoạt hơn.

KHÓ KHĂN KHI GIAO DỊCH TÍN DỤNG: Theo anh/chị, có những khó khăn nào khi DNNVV muốn thực hiện giao dịch tín dụng với ngân hàng? Các yếu tố sau đây có được xem là phù hợp?

 Thủ tục vay vốn khó khăn.

 Tài sản đảm bảo không đủ.

 Doanh nghiệp không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng.

 Hồ sơ thủ tục doanh nghiệp cung cấp chưa đầy đủ.

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ TÍN DỤNG: Theo anh/chị, chất lượng dịch vụ tín dụng thể hiện qua những yếu tố nào? Các đánh giá sau đây có được xem là phù hợp?

 Thời gian ngân hàng xem xét, quyết định cho vay nhanh và thuận tiện.

 Các thơng báo thay đổi chính sách tín dụng gửi cho doanh nghiệp kịp thời.

 Chủng loại sản phẩm tín dụng đa dạng.

 Trang thiết bị và công nghệ của ngân hàng rất hiện đại.

 Văn phòng, trụ sở giao dịch của ngân hàng rất khang trang.

 Hệ thống mạng lưới ngân hàng nhiều và rộng khắp.

GIÁ CẢ TÍN DỤNG: Theo anh/chị, cảm nhận về giá cả tín dụng thể hiện qua những yếu tố nào?

Phụ lục 2: BẢNG CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG PHIẾU KHẢO SÁT VỀ MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA CỦA CÁC NGÂN HÀNG

THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Kính chào Anh/Chị,

Hiện nay, tơi đang tiến hành một nghiên cứu về “Mở rộng tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”. Tơi mong nhận được sự hỗ trợ từ Anh/Chị bằng việc trả lời những câu hỏi trong phiếu khảo sát. Người thích hợp để trả lời phiếu khảo sát này là những cán bộ tín dụng ngân hàng và những nhà quản lý/chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (tiêu chuẩn để phân biệt DNNVV, vui lòng tham khảo tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009). Dữ liệu thu thập được trong quá trình khảo sát chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu đề tài này. Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của Anh/Chị.

Phần I: Anh/ Chị vui lòng cho biết ý kiến của Anh/ Chị về các phát biểu dưới đây. Đối với mỗi phát biểu, Anh/ Chị hãy đánh dấu Xvào một trong các con số từ 1 đến 5; theo quy ước số càng lớn là Anh/ Chị càng đồng ý.

1: Hồn tồn khơng đồng ý; 2: Khơng đồng ý; 3: Bình thường; 4: Đồng ý; 5: Hồn tồn đồng ý Mức độ đồng ý STT Các phát biểu Hồn tồn khơng đồng ý Khơng đồng ý thườngBình Đồngý Hồn tồn đồng ý

Câu 1: Ngân hàng có cơ sở để đưa ra quyết định từ chối cấp tín dụng cho DNNVV

1 Doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp,bảo lãnh 1 2 3 4 5 2 Báo cáo tài chính của doanh nghiệpkhơng đầy đủ hoặc thiếu minh bạch 1 2 3 4 5 3 Doanh nghiệp không đủ khả năng soạnthảo phương án vay vốn 1 2 3 4 5

4 Vốn tự có của doanh nghiệp thấp 1 2 3 4 5

doanh không khả quan

6 Khả năng trả nợ của doanh nghiệp thấp 1 2 3 4 5

Câu 2: Ngân hàng tiếp tục cấp tín dụng cho DNNVV vì giao dịch tín dụng có hướng chuyển biến tích cực hơn

7 Doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảohơn 1 2 3 4 5 8 Doanh nghiệp có lịch sử giao dịch tíndụng tốt 1 2 3 4 5 9 Doanh nghiệp có khả năng tài chính tốt 1 2 3 4 5

10 Có quan hệ tín dụng tốt hơn 1 2 3 4 5

11 Ngân hàng cho vay linh hoạt hơn 1 2 3 4 5

Câu 3: DNNVV bị khó khăn cản trở khi muốn giao dịch tín dụng với ngân hàng

12 Doanh nghiệp khơng có quan hệ cá nhânvới ngân hàng 1 2 3 4 5

13 Thủ tục vay vốn khó khăn 1 2 3 4 5

14 Tài sản đảm bảo không đủ 1 2 3 4 5

15 Doanh nghiệp không hiểu rõ yêu cầucủa ngân hàng 1 2 3 4 5 16 Hồ sơ thủ tục doanh nghiệp cung cấpchưa đầy đủ 1 2 3 4 5

Câu 4: Chất lượng dịch vụ tín dụng của ngân hàng là rất tốt

17 Thời gian ngân hàng xem xét, quyếtđịnh cho vay nhanh và thuận tiện 1 2 3 4 5 18 Các thơng báo thay đổi chính sách tíndụng gửi cho doanh nghiệp kịp thời 1 2 3 4 5 19 Chủng loại sản phẩm tín dụng đa dạng 1 2 3 4 5 20 Trang thiết bị và công nghệ của ngânhàng rất hiện đại 1 2 3 4 5 21 Văn phòng, trụ sở giao dịch của ngânhàng rất khang trang 1 2 3 4 5 22 Hệ thống mạng lưới ngân hàng nhiều và 1 2 3 4 5

rộng khắp

Câu 5: Anh/Chị cảm thấy giá cả dịch vụ tín dụng ngân hàng là khá cao

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 116 - 144)