Cơ sở của mơ hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 42)

1.4. Mơ hình nghiên cứu

1.4.1. Cơ sở của mơ hình nghiên cứu

Mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận của các ngân hàng thương mại đã đặt ra yêu cầu phải mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này, đặc biệt là việc mở rộng tín dụng, một mảng kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong các hoạt động của NHTM. Được phân bổ với mật độ cao và chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số các doanh nghiệp, các DNNVV đang là thị trường tiềm năng để cung ứng các sản phẩm dịch vụ tín dụng từ NHTM.

Để đạt được thỏa thuận cấp tín dụng, cả NHTM và DNNVV đều có những cơ sở để đưa ra quyết định và phải đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra trong q trình xem xét cấp tín dụng. Khi DNNVV trình ra hồ sơ đề nghị NHTM cấp tín dụng thì chính các

quyết định từ chối hay đồng ý cấp tín dụng sẽ ảnh hưởng đến mức độ mở rộng tín dụng của ngân hàng, về mặt số lượng khách hàng, dư nợ tín dụng, doanh số tín dụng. Riêng đối với các DNNVV đã và đang có quan hệ tín dụng với ngân hàng thì việc duy trì tiếp tục các quan hệ tín dụng này sẽ giúp các ngân hàng bảo tồn quy mơ tín dụng hiện tại khơng bị sụt giảm, tạo đà phát triển cho việc mở rộng tín dụng. NHTM quyết định từ chối hay tiếp tục cấp tín dụng được căn cứ chủ yếu vào những tiêu chí, những dấu hiệu biểu hiện cụ thể của các DNNVV. Mặt khác, chủ trương cấp tín dụng cũng phụ thuộc một phần vào chính sách thực hiện của ngân hàng trong từng thời kỳ nhất định.

Ngược lại, khi các DNNVV tìm đến NHTM với mục tiêu tìm kiếm nguồn tài trợ tín dụng, các doanh nghiệp này cũng dựa trên những đánh giá về lãi suất tín dụng của ngân hàng, về chính sách tín dụng, thời gian giải quyết hồ sơ, hệ thống mạng lưới, công nghệ ngân hàng, các yêu cầu hồ sơ thủ tục, tài sản đảm bảo, … Tùy thuộc vào các tiêu chuẩn đánh giá này mà DNNVV sẽ quyết định việc tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng từ ngân hàng, qua đó tác động đến khả năng mở rộng tín dụng của NHTM. Các tiêu chuẩn trên được sắp xếp lại thành 3 nhóm chính phục vụ cho thiết kế nghiên cứu, gồm: giá cả tín dụng, chất lượng dịch vụ tín dụng, khó khăn khi giao dịch tín dụng. Trong các yếu tố được xem là có ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng, thành phần giá cả tín dụng được nhìn nhận riêng biệt ở khía cạnh chi phí sử dụng vốn. Các yếu tố như: thời gian giải quyết hồ sơ, hệ thống mạng lưới, công nghệ ngân hàng, … thuộc về thành phần chất lượng dịch vụ, mà trong đó tín dụng ngân hàng cũng là một loại hình dịch vụ. Các yếu tố khác như: sự phức tạp rườm rà của thủ tục vay vốn, mức đảm bảo tín dụng khơng đủ, các mối quan hệ cá nhân, … sẽ làm cho DNNVV gặp khó khăn trong q trình tiếp cận tín dụng ngân hàng.

Một nghiên cứu của TS Trương Quang Thông (2010) cho thấy các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định từ chối cấp tín dụng cho các DNNVV của ngân hàng bao gồm: Khơng có tài sản đảm bảo; Báo cáo tài chính cung cấp khơng đầy đủ - thiếu minh bạch;

Doanh nghiệp có vốn tự có thấp; Doanh nghiệp khơng đủ khả năng soạn thảo phương án vay vốn; Viễn cảnh của ngành nghề sản xuất kinh doanh khơng khả quan; Khơng có quan hệ cá nhân với ngân hàng; Khả năng trả nợ thấp; Hồ sơ thủ tục cung cấp khơng đầy đủ. Trong đó, nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất và quan trọng nhất là khả năng trả nợ thấp, kế tiếp là yếu tố tài sản đảm bảo được đánh giá là có mức độ quan trọng cao trong các yếu tố khi vay vốn. Ngoài ra, những nguyên nhân để ngân hàng tiếp tục cung cấp tín dụng cho DNNVV được kể đến như: Doanh nghiệp cung cấp nhiều đảm bảo hơn; Có quan hệ tín dụng tốt hơn; Có các mối quan hệ cá nhân; Việc cho vay linh hoạt hơn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những khó khăn mà DNNVV thường gặp phải khi muốn giao dịch tín dụng với ngân hàng: Báo cáo tài chính khơng đầy đủ - thiếu minh bạch; Doanh nghiệp khơng có tài sản thế chấp hoặc khơng có bảo lãnh; Doanh nghiệp khơng đủ khả năng soạn thảo phương án; Không hiểu rõ yêu cầu của ngân hàng; Thủ tục vay vốn khó khăn.

Nguyễn Đình Cung (2012) cũng cho rằng các yếu tố: thủ tục phiền hà, khơng có thế chấp, phải trả thêm phụ phí, khơng có vốn đối ứng là rào cản tồn tại gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn tiếp cận vốn vay ngân hàng.

Ogujiuba, Ohuche và Adenuga (2004) đã chỉ ra rằng việc cho vay dựa vào báo cáo tài chính được xem là thích hợp nhất đối với các cơng ty minh bạch hóa thơng tin, có lịch sử hoạt động lâu dài, giao dịch minh bạch và báo cáo tài chính đã được kiểm toán chắc chắn.

Theo Hongbo Duan, Xiaojie Han và Hongbo Yang (2009), giữa doanh nghiệp lớn với DNNVV thì khả năng để các DNNVV có được nguồn tài trợ là thấp hơn so với doanh nghiệp lớn. Những bất lợi ảnh hưởng đến việc tài trợ được đưa ra là: tình trạng thơng tin bất cân xứng, DNNVV có vị thế thấp hơn trong chọn lọc tín dụng, nguy cơ rủi ro lớn hơn, vấn đề đảm bảo tín dụng và hạn chế trong các đặc điểm tài chính.

Trường hợp DNNVV có đề nghị cấp tín dụng nhưng ngân hàng từ chối bởi khách hàng không đáp ứng đủ điều kiện và tiêu chí của ngân hàng. Những thiếu sót như: khơng có tài sản đảm bảo, thông tin thiếu minh bạch, thủ tục cung cấp khơng đầy đủ, khả năng tài chính thấp, ngành nghề sản xuất kinh doanh khơng khả quan, … là cơ sở để ngân hàng từ chối cấp tín dụng cho DNNVV. Điều này làm cho nhu cầu mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của NHTM ngày càng trở nên khó khăn. Giả thuyết thứ nhất được đề nghị như sau:

Giả thuyết H1: Khi ngân hàng càng có nhiều hơn hoặc ít đi các quyết định từ chối cấp tín dụng thì việc mở rộng tín dụng sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

Tiếp tục cấp tín dụng và mở rộng tín dụng

Với những doanh nghiệp đã từng có quan hệ tín dụng với ngân hàng trước đây, hiện tại ngân hàng có thể xem xét tiếp tục cung cấp tín dụng cho doanh nghiệp đó dựa trên những yếu tố như: có nhiều tài sản đảm bảo hơn, lịch sử quan hệ tín dụng tốt, có quan hệ tín dụng tốt hơn, có các mối quan hệ cá nhân, việc cho vay linh hoạt hơn, … Như vậy, khi ngân hàng quyết định tiếp tục duy trì và gia tăng quan hệ tín dụng với khách hàng cũ sẽ góp phần đáng kể vào việc mở rộng tín dụng. Vì vậy, giả thuyết thứ hai được phát biểu như sau:

Giả thuyết H2: Khi ngân hàng càng gia tăng việc tiếp tục cấp tín dụng cho DNNVV thì việc mở rộng tín dụng sẽ tăng và ngược lại.

Khó khăn khi giao dịch tín dụng và mở rộng tín dụng

Khi DNNVV muốn giao dịch tín dụng với ngân hàng nhưng lại gặp phải một số khó khăn trở ngại nhất định. Những khó khăn này làm suy giảm khả năng tiếp cận tín dụng của các DNNVV. Và nếu không thể giải quyết được những khó khăn này thì doanh nghiệp có thể khơng nhận được tài trợ tín dụng nào từ ngân hàng. Những khó khăn đó thường là: báo cáo tài chính thiếu minh bạch, thiếu tài sản thế chấp hoặc khơng có bảo lãnh, không đủ khả năng soạn thảo phương án, thủ tục vay vốn khó khăn

phức tạp, sự vơ kỷ luật trong vấn đề tài chính, khơng có vốn đối ứng, … Như vậy, những khó khăn này cũng ảnh hưởng tới mở rộng tín dụng của NHTM. Giả thuyết thứ ba được phát biểu như sau:

Giả thuyết H3: Khi những khó khăn trong giao dịch tín dụng càng tăng hoặc giảm thì khả năng mở rộng tín dụng của NHTM càng giảm hoặc tăng tương ứng.

Chất lượng dịch vụ tín dụng và mở rộng tín dụng

Chất lượng dịch vụ tín dụng được thể hiện rõ qua cảm nhận của khách hàng và những phản ánh từ phía khách hàng được ngân hàng ghi nhận lại qua những lần giao dịch, bao gồm các yếu tố liên quan đến cơ sở vật chất phục vụ, thái độ phục vụ, khả năng cung cấp dịch vụ nhanh chóng kịp thời, thái độ biểu cảm của khách hàng, … Chất lượng phục vụ cùng với kinh nghiệm của khách hàng là nguyên nhân quyết định toàn bộ giao dịch được gia tăng và lặp đi lặp lại một cách đáng kể, thơng qua lời nói truyền miệng và việc duy trì sử dụng dịch vụ của khách hàng. Vì vậy, chất lượng dịch vụ tín dụng cũng có tác động đối với mở rộng tín dụng của NHTM. Giả thuyết thứ tư được đề nghị như sau:

Giả thuyết H4: Khi chất lượng dịch vụ tín dụng được đánh giá cao hoặc thấp thì khả năng mở rộng tín dụng của NHTM sẽ tăng hoặc giảm tương ứng.

Giá cả tín dụng và mở rộng tín dụng

Trong giao dịch tín dụng với ngân hàng, giá cả tín dụng được nhìn nhận ở khía cạnh chi phí sử dụng vốn. Mức chi phí thấp sẽ khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ từ ngân hàng và ngược lại. Do vậy, giá cả tín dụng có mối quan hệ nghịch biến với mở rộng tín dụng của NHTM. Giả thuyết thứ năm được phát biểu như sau:

Giả thuyết H5: Khi mức giá cả tín dụng mà ngân hàng đưa ra càng cao hoặc thấp thì mở rộng tín dụng của NHTM sẽ giảm hoặc tăng tương ứng.

1.4.2. Mô hình sử dụng nghiên cứu trong luận văn

Hình 1.1: Mơ hình nghiên cứu đề nghị

Mơ hình nghiên cứu được thể hiện như hình trên, trong đó bao gồm:

- Các biến độc lập trong mơ hình: (1) Từ chối cấp tín dụng; (2) Tiếp tục cấp tín dụng; (3) Khó khăn khi giao dịch tín dụng; (4) Chất lượng dịch vụ tín dụng và (5) Giá cả tín dụng.

- Biến phụ thuộc trong mơ hình là: (1) Mở rộng tín dụng. Từ chối cấp tín dụng

(TUCHOI) Tiếp tục cấp tín dụng

(TIEPTUC) Khó khăn khi giao

dịch tín dụng (KHOKHAN) Chất lượng dịch vụ tín dụng (CHATLUONG) Giá cả tín dụng (GIACA) Mở rộng tín dụng (MORONG) H5(-) H4(+) H3(-) H2(+) H1(-)

1.5. Kinh nghiệm mở rộng tín dụng đối với DNNVV tại một số nước trên thế giới

Tại Singapore, các ngân hàng được tổ chức theo mơ hình phân thành nhiều khối theo mảng nghiệp vụ và theo đối tượng khách hàng như khối ngân hàng bán buôn, khối ngân hàng bán lẻ, khối nguồn vốn, khối kinh doanh tiền tệ,… trong đó khối ngân hàng bán lẻ chuyên phục vụ khách hàng là DNNVV. Mỗi ngân hàng đều có chính sách và ban hành các sản phẩm dành riêng cho nhóm khách hàng là DNNVV. Để phục vụ nhóm đối tượng khách hàng này, các ngân hàng sẽ thành lập các bộ phận chun mơn có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược tiếp thị, chiến lược phát triển sản phẩm, dịch vụ, chiến lược giá dành riêng cho nhóm khách hàng DNNVV. Đặc biệt, có các chính sách ưu tiên về thủ tục, lãi suất, phí dịch vụ đối với DNNVV trong việc cung cấp sản phẩm ngân hàng.

Nhật Bản dành sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp DNNVV tháo gỡ khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay,… Có ba tổ chức tín dụng của Chính phủ chuyên cung cấp tín dụng cho các DNNVV: Tổ chức tài chính nhân dân, Tổ chức tài chính Nhật Bản cho các DNNVV, Ngân hàng cơng thương Nhật Bản. Tổ chức tài chính nhân dân với chức năng chủ yếu là cho các DNNVV vay đặc biệt là cho vay đối với các doanh nghiệp có tính chất gia đình. Chính phủ Nhật Bản thực hiện hỗ trợ dưới dạng các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản cho vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách, chẳng hạn kế hoạch cho vay cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (kế hoạch cho vay Marukei) khơng địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.

Hệ thống hỗ trợ tăng cường cơ sở quản lý của các DNNVV ở từng khu vực, tuỳ theo điều kiện của khu vực, các khoản vay được thực hiện thông qua các quỹ chung do chính quyền trung ương và chính quyền địa phương cùng tài trợ. Kế hoạch cho

vay nhằm cải tiến quản lý của DNNVV không địi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.

Ngồi ra, Hiệp hội bảo lãnh tín dụng cịn thực hiện bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn của các TCTD tư nhân trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Hệ thống bảo lãnh này có chức năng như một mạng lưới an toàn nhằm giảm nhẹ những rối loạn về tín dụng và góp phần làm giảm các vụ phá sản của DNNVV.

Các biện pháp nhằm bổ sung khả năng vay vốn của DNNVV được Nhật Bản thực hiện bằng việc thành lập hệ thống bảo hiểm và bảo lãnh tín dụng cho DNNVV. Hệ thống này giúp cho các DNNVV có khả năng phát triển mà khơng có tài sản thế chấp có thể vay vốn các NHTM. Trong hệ thống đó, Hội bảo lãnh tín dụng là tổ chức tài chính cơng cộng đứng ra bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn NHTM. Hỗ trợ hoạt động của hiệp hội bảo lãnh tín dụng là Hội bảo hiểm tín dụng DNNVV do Chính phủ sáng lập ra. Hội bảo hiểm tín dụng hoạt động như người thực hiện tái bảo hiểm khoản tín dụng mà Hội bảo lãnh tín dụng đã thực hiện. Nhờ đó, các DNNVV của Nhật Bản mở rộng được khả năng vay vốn từ các NHTM.

Ở Malaysia, một tổ chức tài chính và chính sách của Chính phủ đã được thiết lập nhằm cung cấp tín dụng nhiều hơn cho các DNNVV, việc cung cấp vốn được xem xét trên cơ sở tính thích hợp của những cơ sở công nghiệp nhằm nghiên cứu khả thi, phát triển và thiết kế sản phẩm cũng như các hoạt động nghiên cứu của DNNVV.

Đối với Hàn Quốc, Chính phủ cũng thành lập các tổ chức tài chính chuyên đảm nhận việc cung cấp tín dụng ưu đãi cho các DNNVV và các doanh nghiệp mới thành lập. Ngân hàng cơng nghiệp vừa và nhỏ (SMIB) do Chính phủ thành lập nhằm chun mơn hóa trong cơng tác tài trợ cho DNNVV. Quỹ phát triển cơng nghiệp vừa và nhỏ được hình thành từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, chịu sự quản lý của Ngân hàng công nghiệp vừa và nhỏ và Ngân hàng quốc gia cho công dân.

Năm 1976, Hàn Quốc đã thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng do Chính phủ và các thể chế tài chính đồng tài trợ. Quỹ này bảo lãnh cho các DNNVV có thể vay vốn ở NHTM. Ngồi biện pháp bảo lãnh tín dụng, để tăng khối lượng tín dụng cung cấp cho DNNVV, Chính phủ một số nước cịn áp dụng biện pháp quy định buộc các tổ chức tín dụng phải dành một tỷ lệ tín dụng nhất định để cung cấp cho các DNNVV. Tại Hàn Quốc, Chính phủ quy định tỷ lệ bắt buộc đối với NHTM quốc gia là 45% tín dụng cho các DNNVV, cịn đối với NHTM địa phương thì tỷ lệ tối thiểu đó là 80%. Ngay cả chi nhánh ngân hàng nước ngồi cũng phải dành 35% tín dụng cho DNNVV.

Chính phủ Indonesia cũng áp dụng biện pháp quy định bắt buộc đối với các NHTM phải dành ít nhất 20% tổng số tín dụng để cho các DNNVV vay.

Hệ thống bảo lãnh tín dụng cũng được hầu hết các nước Châu Á như Hàn Quốc, Đài Loan, Ấn Độ, Malaysia, Thái Lan, Philippin thực hiện.

Qua một số kinh nghiệm của một số quốc gia, có thể thấy rằng hai biện pháp hỗ trợ chủ yếu được sử dụng là: thực hiện tín dụng ưu đãi và bảo lãnh tín dụng. Cho dù đối với nền kinh tế phát triển hay đang phát triển thì vai trị của các DNNVV cũng đều hết sức quan trọng và đều được Chính phủ các nước quan tâm tạo điều kiện phát triển.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 42)