Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 110 - 116)

4.2. Giải pháp mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn

4.2.2. Đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa

Các DNNVV cần chú trọng quan tâm việc tổ chức hạch toán kế toán, cập nhật sổ sách kế tốn kịp thời đầy đủ và đảm bảo tính xác thực của thơng tin. Hiện vẫn cịn tồn tại tình trạng các DNNVV th người ngồi làm báo cáo thuế và báo cáo tài chính, khơng trực tiếp làm việc tại trụ sở của doanh nghiệp. Một số trường hợp sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng đơi khi chỉ mang tính hình thức đối phó. Khi cán bộ ngân hàng lập các bảng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp dựa trên các số liệu này, kết quả thường thiếu tính thực tế và xác thực. Đây cũng là ngun nhân vì sao các NHTM vẫn ln đặt nặng vấn đề tài sản thế chấp như là biện pháp cuối cùng để thu hồi vốn khi khách hàng khơng cịn khả năng chi trả. Do vậy, các DNNVV cần thiết nên hình thành thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán một cách nghiêm chỉnh và trung thực, đảm bảo tính minh bạch của thơng tin. Để khi cần thiết, có thể giải trình các thắc mắc của cán bộ ngân hàng về số liệu báo cáo tài chính một cách trơi chảy, thuyết phục.

4.2.2.3. Tăng tính minh bạch trong hoạt động tài chính của DNNVV

DNNVV cần gia tăng hoạt động thanh toán qua ngân hàng như: thanh tốn cơng nợ mua bán hàng hóa và dịch vụ, thanh toán lương nhân viên. Việc giao dịch qua ngân hàng càng nhiều sẽ có nhiều lợi thế hơn khi vay vốn ngân hàng. Các luồng tiền ra - vào tài khoản thanh toán tại ngân hàng được minh bạch rõ ràng sẽ giúp cho ngân hàng có đánh giá đúng về hoạt động sản xuất kinh doanh và năng lực tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn.

4.2.2.4. Chủ động tìm hiểu thơng tin về các sản phẩm tín dụng của NHTM

Các DNNVV cần chủ động tiếp cận và tìm hiểu các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng để có những dự tính phù hợp với nhu cầu vốn của doanh nghiệp mình. Thực tế, các NHTM cũng căn cứ trên cơ sở nhu cầu phát sinh của doanh nghiệp trong bối cảnh cụ thể của từng thời kỳ mà đưa ra các sản phẩm mới này. Tên gọi sản phẩm,

điều kiện thủ tục, diễn giải nội dung sản phẩm, … đều được các ngân hàng công bố rộng rãi trên website của đơn vị mình.

4.2.2.5. Chủ động trong việc soạn thảo phương án sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn

Đa số các chủ DNNVV thường khơng có nhiều kiến thức về lĩnh vực tài chính, quản trị kinh doanh, chủ yếu thuê người làm dịch vụ kế toán, và hầu hết các nhân viên không biết cách tạo lập được phương án sản xuất kinh doanh tốt. Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh còn sơ sài. Do vậy, thiếu tính thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định hỗ trợ vốn.

DNNVV trước hết cần chủ động tiếp cận tìm hiểu nghiên cứu các cơ chế, chính sách, điều kiện và thủ tục cấp tín dụng của NHNN và các NHTM để tiếp cận được nguồn vốn vay phù hợp với nhu cầu của mình. Nắm bắt thơng tin cần thiết và có kỹ năng làm việc với ngân hàng. Từ đó có thể cải thiện được khả năng tự xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư. Việc tự thân các doanh nghiệp lập dự án, phương án kinh doanh có hiệu quả và tính khả thi cao cho thấy mức độ tường tận của doanh nghiệp đối với phương án, dự án kinh doanh. Khả năng phán đốn được các tình huống có thể xảy ra và biện pháp giải quyết kịp thời sẽ dễ thuyết phục các ngân hàng hơn trong việc cấp tín dụng. Phương án kinh doanh cần đảm bảo tính trung thực, khách quan, phù hợp tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại, khả năng quản lý, khả năng vốn tự có của doanh nghiệp.

4.2.2.6. Hoạch định kế hoạch kinh doanh cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn

Các DNNVV cần thiết phải xây dựng cho mình chiến lược kinh doanh trong từng thời kỳ, từ đó điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, dịch vụ và phương thức kinh doanh nhằm nâng cao khả năng thích ứng với thị trường. DNNVV phải chủ động trong việc lập dự án, phương án đầu tư phù hợp với năng lực vốn, công nghệ và con người, đặc biệt chú trọng đến phương án lựa chọn công nghệ đảm bảo tính tiên tiến, hiện đại,

nhằm tạo ra những sản phẩm có tính cạnh tranh với chất lượng cao. Các DNNVV cũng cần phải mở rộng hoạt động nghiên cứu thị trường, nhiên cứu sản phẩm để bắt kịp nhu cầu thị trường và đáp ứng những nhu cầu đó một cách tốt nhất, để nắm bắt kịp thời những cơ hội kinh doanh quý giá.

4.2.2.7. Nâng cao vốn kiến thức, năng lực quản lý của các nhà quản trị/chủ sở hữu doanh nghiệp

Cơng tác lập báo cáo tài chính chỉ có thể được cải thiện nếu các số liệu đầu vào là chính xác trên cơ sở các hố đơn, chứng từ hợp pháp. Do đó, các nhà quản lý doanh nghiệp cần có những kiến thức cơ bản về tài chính kế tốn để có thể hiểu và nhận thức được tầm quan trọng trong việc minh bạch báo cáo tài chính. Hệ thống báo cáo tài chính đầy đủ, minh bạch là một trong những mối quan tâm của các NHTM khi cấp tín dụng cho doanh nghiệp. Ngồi ra, khả năng soạn thảo phương án kinh doanh khả thi có tính thuyết phục cũng phụ thuộc nhiều vào trình độ hiểu biết của lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày càng mạnh mẽ, yêu cầu về năng lực quản lý, kinh doanh là điều rất cần thiết đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Một nhà quản trị doanh nghiệp, một chủ sở hữu có khả năng nắm bắt phân tích thơng tin, dự đốn sản xuất kinh doanh, có tầm nhìn đối với thị trường sẽ giúp cho doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh, có uy tín, có tên tuổi, gia tăng hiệu quả hoạt động, hiệu quả sử dụng vốn. Từ đó sẽ tháo gỡ dần các rào cản về tiếp cận vốn vay, nhất là các rào cản về đảm bảo tiền vay. Tạo lập lợi thế cho doanh nghiệp trong việc tiếp cận với nguồn tài trợ tín dụng từ ngân hàng.

4.2.2.8. Chú trọng đổi mới, hiện đại hóa cơng nghệ để tăng năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm

Bất lợi đối với một số DNNVV là sử dụng cơng nghệ lạc hậu, chính vì vậy làm mất ưu thế trong cạnh tranh. Công nghệ lạc hậu làm cho năng suất lao động

không cao, sản phẩm chưa đảm bảo chất lượng. Đổi mới công nghệ hiện đại sẽ mang lại các sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của người tiêu dùng. Từ đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng suất lao đơng và nâng cao hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy sẽ giúp doanh nghiệp thuận lợi hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng.

4.2.2.9. Gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu lớn biểu hiện cho năng lực tài chính lành mạnh, đảm bảo cho khả năng thanh toán cao, hệ số nợ được cải thiện. Ngoài ra, khi DNNVV muốn mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh, tăng cường khả năng cạnh tranh, tất yếu phải tăng cường tiềm lực tài chính. Thơng thường các NHTM đều yêu cầu phía khách hàng phải có một tỉ lệ vốn tự có tham gia vào phương án sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn cho phương án càng cao, thời hạn vay càng dài thì số vốn đối ứng tham gia càng lớn.Vốn tự có càng cao sẽ càng gia tăng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng từ ngân hàng. Do vậy, các DNNVV cần chủ động gia tăng quy mơ vốn tự có để đáp ứng được các yêu cầu về vốn chủ sở hữu khi đến vay vốn tại ngân hàng.

4.2.2.10. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Các DNNVV nên chú trọng hơn nữa văn hóa trong kinh doanh và uy tín, hình ảnh riêng có của doanh nghiệp trên thị trường. Đảm bảo uy tín, chất lượng trong các quan hệ gia dịch. Doanh nghiệp phải luôn xây dựng nề nếp quản lý kinh doanh minh bạch, trung thực, chú trọng đạo đức kinh doanh, phát triển các yếu tố này dần trở thành truyền thống gắn liền với tên tuổi của doanh nghiệp.

4.2.2.11. Tham gia vào các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề để tận dụng sự hỗ trợ

DNNVV nên tham gia vào các tổ chức hiệp hội doanh nghiệp để có được những hỗ trợ nhất định từ phía hiệp hội. Đặc biệt là sự hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bảo lãnh vay vốn khi mà chính bản thân DNNVV chưa đáp ứng đủ tiêu chuẩn do NHTM đặt ra. Ngoài ra việc tham gia vào các hiệp hội, doanh nghiệp sẽ dễ nắm bắt được các cơ hội khinh doanh giữa các doanh nghiệp, các chủ trương chính sách ưu đãi dành cho những doanh nghiệp trong hội, học hỏi kinh nghiệm kinh doanh, kinh nghiệm quản lý của nhau.

4.2.2.12. Tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp lớn để tận dụng nguồn lực của nhau

Các DNNVV cần chủ động hợp tác với các doanh nghiệp lớn cùng ngành, tận dụng những ưu thế sẵn có của doanh nghiệp lớn như quy mô thị trường, quan hệ các đối tác trong và ngoài nước, kinh nghiệm quản lý điều hành, nhằm phát huy lợi thế so sánh giữa các doanh nghiệp để cùng phát triển. Giữa các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nhỏ luôn tồn tại mối quan hệ cộng sinh. DNNVV làm đầu mối cung ứng vật tư nguyên liệu, giúp các doanh nghiệp lớn phân phối và tiêu thụ hàng hoá. Doanh nghiệp lớn có thể giúp DNNVV trong hoạch định chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược sản phẩm, đổi mới công nghệ, trao đổi kỹ năng quản trị,… Việc liên kết giữa các doanh nghiệp sẽ làm tăng sức cạnh tranh của tất cả các doanh nghiệp, làm tăng cơ hội tồn tại và thành cơng của mỗi doanh nghiệp. Từ đó sẽ gia tăng thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Liên kết, hợp tác giữa các doanh nghiệp được phát triển sẽ là điều kiện thuận lợi cho các DNNVV phát huy vai trị của mình, tăng uy tín, tăng năng lực quản lý, tăng khả năng cạnh tranh, từ đó có thể tăng khả năng tiếp cận nguồn tài trợ tín dụng từ NHTM.

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 110 - 116)