Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 71 - 78)

2.4. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng NHTM đối với DNNVV

2.4.2. Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân

2.4.2.1. Về phía các NHTM

Trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, tổng số DNNVV rất lớn, nhu cầu vốn vay cao, tuy nhiên tỷ lệ DNNVV được tiếp cận được nguồn vốn TDNH vẫn còn thấp. Tỷ lệ số doanh nghiệp trong nước gặp khó khăn do lãi suất cao chiếm số lượng lớn so với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi. Có khá nhiều rào cản đối với doanh nghiệp trong tiếp cận vốn vay ngân hàng: đáng quan tâm nhất là lãi suất cao, tiếp sau là thủ tục cịn phiền hà, khơng có thế chấp, phải trả thêm phụ phí, khơng có vốn đối ứng,... Nhiều doanh nghiệp muốn tìm vốn bằng hình thức vay ngân hàng, nhưng khơng phải đơn vị nào cũng tiếp cận được. Đa số những doanh nghiệp lớn, có uy tín, thương hiệu mới đáp ứng được những u cầu của ngân hàng. Khơng ít doanh nghiệp cho rằng, thủ tục các ngân hàng đặt ra quá sức với họ, thậm chí ngay cả khi có chính sách ưu đãi của Chính phủ cũng chỉ có rất ít số DNNVV được vay.

Thực tế các NHTM chưa đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của các DNNVV trên địa bàn. Các điều kiện vay vốn trở nên dần khó khăn, lãi suất cho vay tăng cao liên tục

trong một thời gian dài đã làm khơng ít doanh nghiệp rơi vào đình trệ, hoạt động sản xuất kinh doanh cầm chừng, một số doanh nghiệp khơng thể trụ nổi thì rơi vào tình trạng buộc phá sản, giải thể.

Ngân hàng cịn hạn chế trong việc cấp tín dụng trung và dài hạn cho các DNNVV. Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn mặc dù đã được gia tăng qua các năm nhưng tốc độ gia tăng chưa nhanh và chưa đáp ứng được nhu cầu cấp bách về vốn trung và dài hạn để mua sắm tài sản cố định, máy móc, trang thiết bị phục vụ q trình sản xuất của các DNNVV. Cơ cấu nguồn vốn chủ yếu là vốn ngắn hạn nên khả năng cho vay trung và dài hạn bị hạn chế.

Thực tế hiện nay các NHTM vẫn e ngại khi cho vay đối với các DNNVV vì các doanh nghiệp này thiếu tài sản đảm bảo, cầm cố, thiếu kinh nghiệm trong quản lý, tình hình tài chính khơng minh bạch và thiếu chiến lược phát triển sản phẩm, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhỏ thấp, … nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa được hiệu quả cao. Vì vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ gặp khó khăn trong tài chính khi có sự cố trong kinh doanh như: khách hàng trì hỗn nợ kéo dài, hàng hóa chưa bán được,….

Tỷ lệ DNNVV tiếp cận nguồn vốn của các NHTM vẫn còn ở mức thấp là do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

 NHTM khá thận trọng khi xem xét năng lực, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các DNNVV. Tình trạng tài chính của các doanh nghiệp này dễ rơi vào khó khăn khi có biến cố trong kinh doanh như: các cú sốc kinh tế, giá cả đầu vào tăng cao, các khoản phải thu gia tăng và kéo dài, … Vốn tự có của DNNVV thường thấp, cơng tác kế tốn cịn chưa được chú trọng đúng mức, các báo cáo tài chính thiếu độ tin cậy.

 DNNVV thiếu tài sản thế chấp khi vay vốn. Một số tài sản của DNNVV vẫn đảm bảo tính pháp lý nhưng không đủ điều kiện theo qui định của ngân hàng để đảm bảo cho khoản vay. Giấy tờ chứng minh tài sản chỉ có hợp đồng mua nhà, mua đất dự án, nên không được ngân hàng chấp thuận cho vay. Trong khi đó giá trị của nhà

xưởng, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp thường bị đánh giá thấp hơn nhiều so với giá thị trường do tính chất xuống cấp dưới ảnh hưởng từ môi trường, đặc biệt là các cơng nghệ, dây chuyền sản xuất càng về sau thì càng mất giá do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng nhanh chóng. Các loại động sản này khó thanh lý, hoặc thanh lý với giá thấp, khơng đảm bảo cho thu hồi nợ. Tỷ lệ cấp tín dụng trên tài sản là động sản thường không đáp ứng được nhu cầu vốn của doanh nghiệp.

 Phần lớn DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, trang thiết bị công nghệ sản xuất lạc hậu, thiếu điều kiện đầu tư mở rộng sản xuất. Do đó làm cho năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường. Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định của nguồn thu nhập cho doanh nghiệp.

Các DNNVV còn gặp khó khăn trong vấn đề thời gian khi mà quá trình xét duyệt cho đến lúc giải ngân kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến cơ hội đầu tư cũng như tiến trình thực hiện các kế hoạch, dự án của doanh nghiệp. Tính chất kéo dài về mặt thời gian đôi lúc đã làm cho doanh nghiệp thối lui, và lựa chọn hình thức tài trợ khác để đáp ứng kịp thời cho sản xuất kinh doanh.

Việc chấp hành quy trình tín dụng của ngân hàng chưa được cán bộ ngân hàng coi trọng, nhiều khi chỉ là hình thức đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp nên có trường hợp món vay ngân hàng khơng dựa vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mà căn cứ vào mối qaun hệ nhân thân, phát sinh tiêu cực trong quan hệ tín dụng giữa doanh nghiệp với cán bộ ngân hàng.

Quá trình kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay cịn mang tính thủ tục, chưa thực sự đi sâu, đi sát vào tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên khơng phát hiện kịp thời để xử lý khi có dấu hiệu rủi ro.

Thực trạng hiện nay ở một số NHTM, cán bộ ngân hàng lợi dụng sự khó khăn của doanh nghiệp vay vốn trong việc hồn trả lãi và vốn gốc, đã thực hiện việc giải

chấp, đáo hạn cho doanh nghiệp bằng cách sử dụng tiền của cá nhân cho doanh nghiệp vay vốn với lãi suất khá cao để trả nợ ngân hàng, sau đó doanh nghiệp tiếp tục làm thủ tục vay vốn để lấy tiền trả lại cho các cá nhân đã cho doanh nghiệp vay.

Nguyên nhân chủ yếu của vấn đề tồn tại trên là do tính chủ quan và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ ngân hàng.

2.4.2.2. Về phía các DNNVV

Vấn đề năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp chưa đáp ứng u cầu cơng việc. Chủ doanh nghiệp khơng có những hiểu biết cơ bản về kinh tế, quản lý kinh doanh sẽ khó có khả năng đưa ra một phương án sản xuất kinh doanh khả thi hay hoạch định chiến lược kinh doanh cụ thể nên chưa đủ tính thuyết phục đối với ngân hàng. Chính điều này một phần hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của DNNVV. Chưa kể là những doanh nghiệp mà chủ/người quản lý hoạt động trái ngành nghề. Phần lớn cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp khi thành lập và hoạt động kinh doanh chủ yếu dựa trên kinh nghiệm là chính, chưa được đào tạo bài bản nên có nhiều hạn chế trong cơng tác quản lý kinh tế, tài chính cũng như ảnh hưởng đến việc thực hiện các quy định trong quá trình hoạt động kinh doanh. Khi quy mơ kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản lý sẽ dễ dẫn đến sự phá sản của các kế hoạch kinh doanh mà lẽ ra nó phải thành cơng trên thực tế.

NHTM gặp khó khăn khi hiệu quả trong việc đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp chưa cao do khả năng cung cấp đầy đủ, chính xác, đáng tin cậy các số liệu báo cáo của doanh nghiệp còn kém. Hạn chế trong cung cấp báo cáo tài chính của doanh nghiệp xuất phát từ hai yếu tố chính là: cơng tác kế tốn chưa được quan tâm đúng mực và tư tưởng chưa xem trọng việc thực hiện đầy đủ kịp thời các báo cáo theo dõi hoạt động doanh nghiệp của bộ phận lãnh đạo DNNVV:

 Tại nhiều DNNVV, hệ thống thông tin báo cáo tài chính, sổ sách kế tốn chưa được thực hiện đầy đủ, thiếu chính xác, minh bạch, cụ thể như cơ sở lập báo cáo khơng

rõ ràng, khơng có giải trình thậm chí là xây dựng các báo cáo chỉ cho có để đáp ứng đủ thủ tục, điều kiện của ngân hàng. Vì vậy, nguồn số liệu để ngân hàng phân tích, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp là không đủ độ tin cậy, công tác thẩm định của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp thường chỉ thuê kế toán thời vụ để thực hiện báo cáo tài chính định kỳ, nên khơng theo dõi xuyên suốt quá trình diễn biến hoạt động cũng như những thay đổi của doanh nghiệp, và khơng giải thích được những biến động trong kỳ, giảm độ tin cậy của NHTM về tình hình tài chính ở DNNVV.

 Yếu tố có tác động rất lớn đến chất lượng của báo cáo tài chính là bộ phận lãnh đạo doanh nghiệp. Khi mà ban lãnh đạo chưa có nhận định nghiêm túc trong vấn đề thực hiện báo cáo tài chính sẽ xuất hiện tư tưởng làm cho có, hình thức, chất lượng thơng tin cung cấp khơng phù hợp với thực tế. Sự thay đổi, sửa chữa số liệu tùy thích dẫn đến sự nghi ngờ, thiếu thuyết phục đối với ngân hàng dẫn đến kết quả thẩm định tài chính doanh nghiệp khơng đạt hiệu quả cao, khơng thể hiện đúng bản chất và tình trạng tài chính của doanh nghiệp.

Đối với các DNNVV, việc xây dựng và thiết lập phương án kinh doanh, kế hoạch trả nợ dựa trên cơ sở chưa khả thi, khó mang lại hiệu quả, nên hồ sơ vay vốn bị ngân hàng đánh giá là chưa đạt yêu cầu và từ chối cho vay. Tuy nhiên, vẫn tồn tại khá nhiều trường hợp các doanh nghiệp có ý tưởng kinh doanh tốt, có khả năng thực hiện mang lại lợi nhuận cao nhưng do năng lực chuyên môn, khả năng lập dự án của đội ngũ quản lý và lãnh đạo còn hạn chế nên phương án kinh doanh được xây dựng thiếu tính thuyết phục để ngân hàng có thể quyết định cấp tín dụng. Các phương án này được xây dựng sơ sài, thiếu tài liệu chứng minh do giao dịch khơng có hợp đồng kinh tế, khi thanh tốn tiền hàng thường ít sử dụng hóa đơn, chứng từ nên ngân hàng khó có cơ sở đánh giá và thẩm định tín dụng, mặc dù thực tế đơn vị hoạt động có uy tín, có hiệu quả. Việc khai báo thơng tin của các DNNVV trong quan hệ tín dụng với ngân hàng vẫn chưa trung thực, che giấu các thông tin bất lợi và lịch sử không tốt trước đây của

doanh nghiệp. Tình trạng thu chi ngồi sổ sách kế tốn vẫn cịn phổ biến gây khó khăn cho cơng tác thẩm định tín dụng của NHTM. Ngân hàng thiếu nguồn thông tin đáng tin cậy về doanh nghiệp đi vay vốn. Sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng nhiều khi chỉ mang tính hình thức hơn là thực chất. Thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác, rõ ràng các sổ sách kế toán chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực. Đây cũng là ngun nhân vì sao ngân hàng vẫn ln chú trọng tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuối cùng để thu hồi nợ vay.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp cịn chưa biết đến hoặc chưa nắm bắt kỹ thơng tin về các sản phẩm tín dụng của NHTM, đến khi giao dịch với ngân hàng, các DNNVV mới bắt đầu đặt câu hỏi tìm hiểu.

2.4.2.3. Các vấn đề khác

Tình trạng thơng tin bất cân xứng gây bất lợi cho NHTM trong cơng tác phân tích, thẩm định DNNVV, làm kéo dài thời gian xem xét đưa ra quyết định cấp tín dụng. Dù đã có nhiều tiến bộ về khoa học kỹ thuật, cơng nghệ thơng tin ngày càng phát triển nhưng nhìn chung, nguồn lưu trữ tổng hợp và cung cấp thông tin chưa đầy đủ xun suốt, thơng tin ít ỏi và khơng có sự liên kết liên tục, thường các cán bộ chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hoặc các mối quan hệ quen biết cá nhân để khai thác. Thiếu thông tin, các số liệu điều tra, thống kê về các hoạt động sản xuất kinh doanh còn hạn chế cơ hội để các DNNVV có thể tiếp cận, nắm bắt thị trường. Đối với các NHTM, ngoài việc mất nhiều thời gian để thẩm định hồ sơ, bất cân xứng thơng tin cịn làm cho các NHTM khó nắm bắt kịp thời sự thay đổi về thơng tin thị trường, thơng tin về tình hình lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, thơng tin về các đối tác có liên quan trong quan hệ sản xuất kinh doanh với DNNVV.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã phân tích thực trạng mở rộng tín dụng đối với các DNNVV của các NHTM trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh với số liệu thu thập từ năm 2007 đến năm 2012. Phân tích rút ra được những mặt tích cực, những hạn chế cịn tồn tại và nguyên nhâ.

Chương tiếp theo, nghiên cứu sẽ trình bày các phương pháp nghiên cứu được thực hiện để xây dựng, đánh giá thang đo và kiểm định mơ hình lý thuyết với các thơng tin khảo sát thu thập được.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN TỐ ĐẾN MỞ RỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DNNVV CỦA NHTM 3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu được thực hiện thơng qua hai giai đoạn chính: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Cụ thể hai giai đoạn thực hiện nghiên cứu được trình bày cụ thể dưới đây:

Một phần của tài liệu MỞ RỘNG tín DỤNG đối với các DOANH NGHIỆP NHỎ và vừa của các NGÂN HÀNG THƯƠNG mại TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 71 - 78)