Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sơn việt nam đến năm 2020 (Trang 46 - 58)

2.2. Phân tích những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành sơn

2.2.3.1. Phân tích các yếu tố môi trường nội bộ

* Tình hình sản xuất kinh doanh của ngành sơn Việt Nam trong thời gian qua

Trong hơn 10 năm qua, ngành sơn Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về lượng và chất. Về qui mô hoạt động, tổng sản lượng của ngành sơn năm 2000 đạt 56.5 triệu lít, đến năm 2007 đạt 236 triệu lít, vượt gần 3 lần và đến năm 2010 đạt 360 triệu lít, vượt gần 5 lần. Về giá trị, năm 2007 có tổng ước tính khoảng 0.5 tỉ USD, đến năm 2011 tổng giá trị ước tính khoảng 0.994 tỉ USD, vượt gần gấp đơi so với năm 2007.

Diễn biến tình hình tăng trưởng của sản phẩm của Việt Nam thời gian qua

được thể hiện trong bảng 2.5 sau:

Bảng 2.5: Tình hình tăng trưởng của sản phẩm sơn Việt Nam 2003-2011

Năm 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Sản lượng (triệu lít) 121 133 145 171 236 241 264 360 331 Gía trị (triệu đơla Mỹ) 274 313 341 370 500 560 617 940 994

xxxiv

Mức tăng trưởng

(%)

- 14.2 8.9 8.5 35.1 12 10.1 52.3 5.7

Nguồn: Forst&Sullivan, VPIA & Tổng cục Thống Kê [52][19]

Nhìn chung, đóng góp của cơng nghiệp sơn trong GDP quốc gia còn khiêm tốn, chỉ khoảng 0.92% GDP cả nước năm 2010 và 0.84% GDP cả nước năm 2011, tuy nhiên ngành công nghiệp sơn đã khẳng định được là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao so với những ngành công nghiệp khác. Trung bình, mức tăng trưởng là 18.35%/năm trong giai đoạn 2004-2011, năm 2010 tăng khoảng 50% so với năm 2009, đạt 940 triệu USD. Trong năm 2011, sự tăng trưởng có giảm sút, chỉ

đạt 5.7% do ảnh hưởng của tình hình kinh tế suy thối chung của thế giới.

* Tình hình xuất nhập khẩu của ngành sơn Việt Nam trong thời gian qua

Với sự gia tăng về qui mô của ngành, nhưng kim ngạch xuất khẩu của ngành sơn Việt Nam trong thời gian qua rất nhỏ, không đáng kể. Ngành sơn Việt Nam

đang nhập khẩu từ thị trường Xingapo, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc,

Malaysia và xuất khẩu đến các thị trường như Campuchia, Malaysia, Thụy Điển,

Nhật Bản và Anh Quốc. Từ bảng 2.2, cho thấy sản lượng xuất khẩu chỉ chiếm số lượng rất nhỏ ở mức trung bình 2.300 tấn so với 29.000 tấn của lượng nhập khẩu,

nhỏ hơn 10 lần so với lượng nhập khẩu trung bình giai đoạn năm 2006-2008. Điều này, cho thấy năng lực cạnh tranh của ngành sơn Việt Nam còn thấp, chưa thể vươn ra được thị trường thế giới, chỉ mới đáp ứng được nhu cầu nội địa.

Bảng 2.6: Tình hình xuất nhập khẩu sản phẩm sơn Việt Nam 2006-2008 (tấn và đô la Mỹ) (tấn và đô la Mỹ)

Sản lượng (tấn) Gía trị (ngàn đơ la Mỹ)

Năm 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Nhập khẩu 26,442 30,553 30,885 99,460 128,960 141,796

Xuất khẩu 1,917 2,606 2,362 7,223 10,369 10,710

Nguồn: A profile of the Asia Pacific Paint Industry -9th edition [54]

xxxv

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2011 tại Việt Nam [42] là 51,39 triệu người, tăng 1,97% so với năm 2010, trong đó lao động nam chiếm

51,6%; lao động nữ chiếm 48,4%. Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động là 46,48 triệu người, tăng 0,12%. Có thể nói nguồn lao động trẻ, dồi dào là lợi thế của Việt Nam nói chung và của ngành cơng nghiệp sơn Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh đó giáo dục đào tạo cũng là lĩnh vực được nhà nước quan tâm và

ưu tiên phát triển. Số lượng các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể, năm học 2009- 2010, cả nước có 149 trường đại học, tăng 3 trường so với

năm học trước; 227 trường cao đẳng, tăng 4 trường; 282 trường trung cấp chuyên nghiệp, bao gồm 207 trường công lập và 75 trường dân lập. Tổng số sinh viên đại học, cao đẳng năm học 2009-2010 là 1,9 triệu sinh viên, tăng 12% so với năm học trước, trong đó hơn 85% là sinh viên các trường cơng lập. Tỷ lệ nữ sinh viên trong các trường cao đẳng là 53% và trong các trường đại học là 48%. Tổng số học sinh trung cấp chuyên nghiệp năm học 2009-2010 là trên 685 nghìn học sinh, tăng 9,4% so với năm học trước. Số sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng năm 2010 là 257 nghìn sinh viên, tăng 15% so với năm trước, số học sinh tốt nghiệp hệ trung cấp chuyên nghiệp là 207 nghìn học sinh, tăng 5%. Cơng tác đào tạo nghề cũng được

quan tâm đầu tư mở rộng. Năm 2010, cả nước có 118 trường cao đẳng nghề; 280 trường trung cấp nghề; 810 trung tâm dạy nghề và 1000 cơ sở khác có dạy nghề. Số học sinh học nghề tuyển mới trong năm 2010 của cả nước là trên 1748 nghìn lượt học sinh, trong đó 360,4 nghìn học sinh cao đẳng và trung cấp nghề, tăng 17% so với năm trước và 1387 nghìn lượt học sinh sơ cấp nghề và học nghề thường xuyên, tăng 3,9%. (GSO, truy cập 12/2012).

Tuy nhiên, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho ngành công

nghiệp sơn chưa có được quan tâm đúng mức từ xã hội. Hiện tại, Việt Nam chưa có trường chuyên ngành hoặc phân ngành chuyên trách để đào tạo công nhân và

chuyên gia ngành sơn. Lực lượng nhân lực tiềm năng chủ yếu đến từ lượng sinh viên tốt nghiệp ngành hóa tại các trường đại học, trung học chuyên nghiệp. Việc đào tạo huấn luyện chủ yếu là do công ty thực hiện trực tiếp để nhằm đảm bảo trình độ đáp

xxxvi

ứng yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty bằng cách tổ chức những

khóa đào tạo nội bộ với các giảng viên bên ngoài và ứng dụng ngay tại nhà máy

hoặc gửi người đi tham dự các khóa đào tạo ngắn hạn trong và ngồi nước.

Có thể nói, nguồn nhân lực Việt Nam chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu của

ngành sơn Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

* Tình hình thiết bị và cơng nghệ

Hoạt động chính trong sản xuất sơn là trộn, nghiền các nguyên liệu (nhựa, bột, dung môi và chất phụ gia) thành dung dịch có tính chất mong muốn. Do đó, thiết bị chính sử dụng trong ngành sản xuất sơn là thiết bị khuấy trộn và thiết bị nghiền.

Do ngành sản xuất sơn của Việt Nam có xuất phát điểm thấp, nhiều thiết bị trong dây chuyền là tự chế tạo hoặc nhập ngoại thuộc thế hệ những năm 70 của thế kỷ XX. Trong giai đoạn những thập kỷ trước, ngành sơn Việt Nam còn lạc hậu cả về công nghệ, thiết bị so với các nước trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung. Từ những năm 2000, ngành sơn của Việt Nam đã bắt đầu có sự đổi mới. Hầu hết các cơ sở đã nhập thêm thiết bị và công nghệ mới. Đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, trình độ cơng nghệ đều ở mức cao. Từ năm 2006, hàng loạt các nhà đầu tư quốc tế như Sigma, Nippon, sơn ICI, Hempel của Đan Mạch đã bắt bắt đầu có nhà máy sản xuất ở Việt Nam và đi kèm theo những công ty này là kỹ thuật và công nghệ hiện đại nhằm đáp ứng nhu cầu càng cao của thị trường. Hơn nữa, trong năm 2007, các nhà nghiên cứu tại Viện vật lý ứng dụng quốc gia và Viện khoa học công nghệ đã phát triển được sản phẩm sơn nano, sơn tự làm sạch đầu tiên với công nghệ Việt Nam [2].

Tuy nhiên về cơng nghệ thơng tin thì chưa được áp dụng rộng rãi trong ngành, một số cơng ty có vốn đầu tư nước ngồi và trong nước có qui mơ lớn đã thiết lập website cho riêng công ty nhưng nội dung vẫn sơ sài và chưa được cập nhật thông tin thường xuyên.

Việc áp dụng cơng nghệ thơng tin và tự động hóa như hệ thống giám sát và

điều khiển từng phần, hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm đầu vào phục vụ hoạt động sản xuất mới chỉ áp dụng tại một số cơng ty có qui mơ lớn và có vốn đầu tư

xxxvii

nước ngồi. Tuy nhiên, hiện nay quy trình sản xuất sơn trên thế giới đã được tự

động hóa hồn tồn, sử dụng các phần mềm ứng dụng để kiểm sốt quy trình sản

xuất.

Theo đánh giá về trình độ cơng nghệ thì các DN thuộc ngành sơn Việt Nam hiện tại đều thuộc loại trung bình khá và tiên tiến.

* Tình hình sử dụng nguyên liệu

**Chất tạo màng sơn:

Mặc dù các doanh nghiệp sản xuất đã chủ động tìm kiếm và đầu tư cơng nghệ máy móc để sản xuất một số loại polymer dung làm chất tạo màng cho sơn như Alkyd, nhũ tương Acrylic…nhưng sản lượng và chất lượng vẫn còn hạn chế, nên lượng nhập khẩu nguyên liệu vẫn chiếm hơn 50% [2]. Theo báo cáo của VPIA, mức tiêu thụ chất tạo màng của cả nước cho ngành sơn trong năm 2004 vào khoảng 55.000 tấn, và đến năm 2010 vào khoảng 110.000 tấn [3]. Điều này cho thấy nhu cầu sử dụng chất tạo màng cho nhựa đã tăng gấp đôi, nhưng khả năng sản xuất trong nước chưa tăng lên một cách tương ứng.

Hiện nay, về phía đầu tư trong nước có cơng ty Sơn Tổng hợp Hà Nội là cơ sở đầu tiên tại Việt Nam sản xuất nhựa Alkyd với công suất 6.000 tấn/năm. Công ty sơn Hải Phòng với dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd của Đức. Cơng ty Cổ phần Hóa Chất Sơn Hà Nội cũng có dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd. Cơng ty sơn Hồng Gia tại miền Trung cũng đã đầu tư một dây chuyền sản xuất nhựa Alkyd với công suất 2.500 tấn/năm với vốn đầu tư 50 tỷ đồng tại khu công nghiệp Phú Bài, Huế. Hầu hết các công ty này chỉ sản xuất và phục vụ cho nội bộ trong công ty là chủ yếu.

Bên cạnh đó, một số cơng ty chun sản xuất nhựa acrylic cho sơn gốc nhũ tương nước có vốn đầu tư nước ngồi như: cơng ty Nuplex của Úc với nhà máy

thành lập năm 1995, tọa lạc ở Đồng Nai, với vốn đầu tư hơn 11 triệu đô la Mỹ. Công ty Best South của Đài Loan thành lập năm 1996, tọa lạc ở Bình Dương. Cơng ty

PNP Chemitech của Thái Lan đã xây dựng nhà máy sản xuất và cung cấp nhựa acrylic và alkyd với công suất 2.400 tấn/tháng vào năm 2005 tại Long An. Công ty Rohm & Hass Việt Nam đã đầu tư gần 10 triệu USD để xây dựng nhà máy nhũ

xxxviii

tương acrylic cơng suất khoảng 25 nghìn tấn/năm ở Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và

dự kiến đi vào hoạt động năm 2012. [36]. Công ty Dow Advanced Materials, một bộ phận của Cơng ty Hóa chất Dow – Hoa Kỳ, đã làm lễ động thổ xây dựng một nhà máy sản xuất mới tại tỉnh Đồng Nai, cho việc sản xuất nhựa acrylic và styrene-

acrylic được sử dụng trong ngành công nghiệp sơn, dự kiến đi vào hoạt động trong

tháng 9/2011. [39]

Phần còn lại, các loại nhựa chất lượng cao đều được nhập khẩu từ nước ngồi qua các cơng ty như: Eternal của Đài Loan, BASF của Đức, Rhodia của Pháp, Cray valley của Nam Phi, Bayer của Đức, Revertex của Malaysia…

Có thể nói, với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghiệp sơn Việt Nam, sự đầu tư sản xuất chất tạo màng cho nhựa sơn đang tăng tốc trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhìn chung nguồn cung cấp chất tạo màng sơn của Việt Nam vẫn

còn phụ thuộc nhập khẩu phần lớn.. ** Chất phân tán:

Các chất phân tán thường gồm các dung môi hữu cơ hydrocacbon và dung môi oxy. Dung môi Hydrocacbon đều được sản xuất theo công nghệ chưng cất phân

đoạn dầu thô tạo ra các loại dung môi thương mại như white spirit, toluene,

xylen…Dung mơi oxy có chưa oxygen gắn vào mạch cacbon được ứng dụng rông rãi trong cơng nghiệp sơn thơng qua q trình tổng hợp các hóa chất cơ bản bằng các phản ứng hydrat hóa, dehydrate hóa, hydrogen hóa, dehydrogen hóa, dimmer

hóa, ester hóa…

Để sản xuất các loại dung mơi trên cần thiết bị công nghệ cao, nguồn lực

mạnh…Hiện nay, hầu hết đều tập trung vào các tập đồn hóa chất lớn trên thế giới như Dow (Mỹ), ExxonMobil (Mỹ), Shell (Hà Lan), Total (Pháp)…

Vì vậy, đối với các loại hóa chất này, ngành sơn Việt Nam hồn tồn phải nhập khẩu. Theo số liệu thống kê [32], năm 2004, tiêu thụ dung môi trong ngành sơn là khoảng 20.000 tấn, tập trung ở các công ty như Mobil, Shell, Dow…

** Bột màu:

xxxix

tổng lượng bột màu sử dụng trong sơn. Có ảnh hưởng tới giá thành của thành phẩm sơn và Việt Nam cũng có tiềm năng loại quặng để sản xuất ra bột màu titan. Do đó, chúng ta sẽ làm rõ hơn về bột màu Titan dioxit.

Theo dự báo của Bộ Tài nguyên Môi trường, trữ lượng quặng Titan trong tầng cát đỏ của Việt Nam lên đến 300 triệu tấn. Với con số khổng lồ này, Việt Nam sẽ trở thành một trong những nước có trữ lượng Titan lớn nhất thế giới.

Tuy nhiên, thực trạng ngành khai thác Titan Việt Nam bộc lộ nhiều hạn chế. Hiện Việt Nam chủ yếu xuất khẩu Titan thô (tinh quặng Ilmenite) khoảng 500.000 tấn/năm với giá xuất từ 100 – 140 USD/tấn. Cũng có một số doanh nghiệp hoạt

động trong lĩnh vực chế biến xỉ Titan (sản phẩm trung gian) nhưng lại đang trong

tình trạng thua lỗ [24].

Trong khi đó có thể thấy hằng năm nhu cầu và giá cả sản phẩm Titan dioxit

đều có sự gia tăng. Dự báo năm 2015 toàn thế giới có nhu cầu tiêu thụ khoảng 6

triệu tấn Pigment Titan Dioxit và hơn 1,5 triệu tấn Zirconium. Thêm vào đó giá bột màu Titan Dioxit đang có xu hướng tăng từ 2000 USD/Tấn lên 2500 USD/Tấn, sản phẩm Nano Pigment Titan Dioxit có giá từ 20.000 – 88.000 USD/Tấn. Riêng lương tiêu thụ bột màu Titan Dioxit cho ngành sơn năm 2004 đã đạt đến 12,000 tấn được cung cấp từ các nhà cung cấp chính như Dupont (Mỹ), Millennium, Kerr Mcgee, Hunstman [25].

Do công nghệ sản xuất TiO2 trên thế giới đã ở mức cao, vì vậy giá thành sản phẩm thấp, chất lượng sản phẩm cao, phù hợp cho rất nhiều mục đích và cần có thị trường đủ để tiêu thụ sản phẩm, vì vậy Việt Nam chưa có nhà máy để sản xuất sản phẩm này. Tuy nhiên, chúng ta có nguồn quặng khá phong phú và chất lượng tốt. Chúng ta có axít sunfuric, có clo, vì vậy về ngun liệu chúng ta có thể đảm bảo được. Nhưng chúng ta thiếu cơng nghệ và trang thiết bị. Hơn nữa sản phẩm này

chưa được Nhà nước quan tâm đúng mức.

*** Bột màu khác

Có 2 loại là bột màu cơ bản là bột màu vô cơ và hữu cơ.

xl

33%), hiện tại chủ yếu sử dụng các loại oxit sắt, oxit kẽm, cromat chì…Đối với loại bột màu vơ cơ, hiện tại Việt Nam có thể tự chủ sản xuất chủ yếu là bột màu oxit sắt dùng trong sơn công nghiệp, xây dựng…như Doanh nghiệp tư nhân Bột Màu Hồng Hà ở Bình Dương [5], Doanh nghiệp tư nhân Minh Hùng ở Bình Dương. Cịn lại, hầu hết nhập khẩu từ Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Đức…

Bên cạnh đó, bột màu hữu cơ tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng là những màu cần thiết trong quá trình sản xuất sơn bởi tính chất đẹp, đa dạng màu sắc. Hiện tại, trong nước chỉ có Xí nghiệp Hóa màu thuộc Cơng ty Cao su Thống nhất thành phố Hồ Chí Minh hiện tại là một cơ sở duy nhất đầu tư nhiều vào nghiên cứu sản xuất thành công một số bột màu ở 3 vùng phổ cơ bản là vàng, đỏ, xanh lam. Còn lại, hầu hết các loại bột màu đều nhập khẩu từ các công ty đa quốc gia như Dainichislika, Sun Chemical, BASF, Hoechst Clariant, Lanxess, Elementis, Ciba-Geigy, ICI….[37].

Tổng lượng màu được tiêu thụ trong sơn ở Việt Nam trong năm 2004 được dự báo vào khoảng 1,520 tấn [25].

***Chất độn:

Bột độn thường được sử dụng là thạch cao, canxi cacbonat, bột talc, đất

sét...Tổng lượng tiệu thụ trong ngành sơn năm 2004 là khoảng 60,000 tấn [25], chủ yếu được cung cấp từ các cơng ty nước ngồi như Degussa, Omya, Imerys...Trong số các sản phẩm trên, Việt Nam có tiền năng về bột nhẹ Canxi cacbonat, cao lanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành sơn việt nam đến năm 2020 (Trang 46 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)