2.2. Phân tích những yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành sơn
2.2.1.5. Sự ảnh hưởng của yếu tố công nghệ và kỹ thuật
Việt Nam được cho là nước đang phát triển, trong giai đoạn đầu của quá
trình phát triển, Việt Nam chủ yếu là gia công lắp ráp.
Về mặt công nghiệp, theo Kenichi Ohno, Việt Nam được xếp vào nấc đầu tiên trong bốn dạng công nghiệp phổ biến trên thế giới. Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển, phụ thuộc nhiều vào công nghệ và quản lý của các DN nước ngoài. Nên trong thời gian qua, Việt Nam chỉ là nước chuyên gia công và lắp ráp. Thể hiện nền công nghiệp Việt Nam đang ở mức thấp nhất trên thế giới
theo bảng 2.2. Trong thời gian tới, nền công nghiệp Việt Nam cần nỗ lực phát huy hơn nữa để thoát khỏi tình trạng lạc hậu này.
Bảng 2.2: Các dạng cơng nghiệp của các nước
Dạng Đặc điểm Quốc gia
Nấc 1: Chỉ gia cơng, lắp ráp
Khơng có các ngành cơng nghiệp phụ trợ. Phụ thuộc năng nề vào cơng nghệ và quản
lý của nước ngồi Việt Nam
Nấc 2: Gia công lắp ráp và sản xuất linh kiện
Có các ngành phụ trợ quan trọng. Vẫn phụ thuộc nặng nề vào công nghệ và quản lý của nước ngoài
Thái Lan, Malaysia (TQ) Nấc 3: Năng lực
nội địa cao
Công nghệ và quản lý phần lớn được nội
địa hóa. Có thể sản xuất các sản phẩm chất
lượng cao nhưng chưa thể đi đầu trong đổi mới hoặc thiết kế sản phẩm
Hàn Quốc,
Đài Loan
Nấc 4: Đầy đủ năng lực đổi mới
Trang bị đầy đủ năng lực nội địa bao gồm cả việc đổi mới và thiết kế sản phẩm trong lĩnh vực phát minh công nghệ
Nhật Bản, Mỹ, Liên minh Châu
Âu Nguồn: Kenichi Ohno, "Thiết kế một chiến lược phát triển cơng nghiệp tồn diện
và hiện thực", trang 21 [58] Phát triển bền vững là yêu cầu hàng đầu cho tất cả các ngành công nghiệp. Do vậy, khi lựa chọn máy móc thiết bị và cơng nghệ đầu tư, cần lựa chọn thiết bị, công nghệ thân môi trường và hạn chế ô nhiễm.