CHƯƠNG 4 : KIỂM ĐỊNH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. Phân tích mối tương quan giữa các biến độc lập với tỷ lệ nợ
4.3.2.2. Nhóm các Cơng ty Cổ phần có vốn nhà nước từ 30% đến 50% vốn điều lệ:
lệ:
- Biến SiZE có tác động tương quan thuận (+) tới tổng nợ, nợ ngắn hạn (LEV, STD) và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), doanh nghiệp có quy mơ tương đối lớn có xu hướng đa dạng hơn và ít bị phá sản, do đó các doanh nghiệp lớn cần có tỷ số nợ cao hơn, điều này cho thấy quy mơ doanh nghiệp có tác động tích cực đến địn bẩy tài chính.
Quy mơ doanh nghiệp có tương quan thuận (+) với nợ vay, doanh nghiệp thuộc nhóm này với tỷ lệ vốn nhà nước vừa phải không chi phối, nhưng vẫn có quyền đồng kiểm sốt nên trong hoạt động kinh doanh vẫn khởi sắc hơn so với 2 nhóm cịn lại vì thừa hưởng được những lợi thế của doanh nghiệp nhà nước đồng thời phát huy được sự năng động của các thành phần kinh tế khác cùng tham gia. Trong việc tham gia cạnh tranh chọn thầu nhóm doanh nghiệp này thường được các chủ đầu tư ưu ái hơn.
- Biến ROA có tác động tương quan nghịch (-) tới tổng nợ, nợ ngắn hạn (LEV, STD) nhưng khơng có tác động đến nợ dài hạn (LTD).
Biến ROA có tác động tương quan nghịch (-) đối nợ ngắn hạn và tổng nợ và đều có ý nghĩa (thống kê t ở mức 5%), mối tương quan này có thể lý giải theo thuyết trận tự phân hạng, các công ty ưu tiên sử dụng tài trợ nội bộ (lợi nhuận giữ lại) hơn so với các
nguồn tài trợ từ bên ngồi. Cơng ty có lợi nhuận cao sẽ ít sử dụng nợ vay hơn ((Chang (1987), Wessels (1988), Kester (1986), hay Friend & Lang (1988), Rajan và Zingales (1995)).
Các công ty đã được tiếp nhận, sử dụng, sở hữu một lượng lớn tài sản từ việc chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước với các lợi thế sẵn có nên ưu thế trong việc tạo ra lợi nhuận từ các tài sản, lợi thế cạnh tranh khá dễ dàng ,nhóm cơng ty này chủ yếu sử dụng các nguồn lực vốn có của chính doanh nghiệp để tài trợ do đó ít sử dụng nợ vay đặc biệt là nợ vay dài hạn. Khai thác sử dụng có hiệu quả các tài sản hữu hình ,vơ hình. ROA khơng có tác động tới LTD (tỷ lệ nợ dài hạn trên tổng tài sản), có thể lý giải tương tự như trên, nhóm cơng ty đã được tiếp nhận, sử dụng, sở hữu một lượng lớn tài sản và vốn từ việc chuyển thể từ doanh nghiệp nhà nước, trong tình hình suy thối kinh tế nhóm cơng ty chủ yếu sử dụng các nguồn lực vốn có của chính minh để sản xuất kinh doanh; mặt khác, việc thu hồi vốn nhanh, lời nhuận mang lại từ việc đầu tư ngắn hạn sẽ giúp doanh nghiệp thanh khoản tốt hơn với các khoản nợ, do vậy nhân tố ROA không tác động tới nợ dài hạn giai đoạn này.
- Biến FA đều có tác động tương quan nghịch (-) đối với nợ ngắn hạn và tổng nợ nhưng lại có tác động tương quan thuận (+) đến nợ dài hạn, cả hai mối tương quan này đều có thống kê tại mức 5%, kết quả này khơng phù hợp với giả thiết đặt ra, theo lý thuyết thì mối tương quan nghịch (-) là hợp lý cho các biến phụ thuộc, vì khi tỷ lệ địn bẩy hoạt động càng cao thì tạo rủi ro nhiều hơn cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên nó lại có mối tương quan thuận (+) với nợ dài hạn, điều đó cũng có thể lý giải là do giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do chịu tác động từ sự suy thoái kinh tế,
- Biến LIQ có tương quan (-) đối với tổng nợ (thống kê t ở mức 5%). Tình hình lãi suất cho vay tăng cao ở giai đoạn này, làm cho doanh nghiệp rất ít hoặc khơng dám
vay dài hạn và ln có thường chiếm dụng vốn trong hoạt động, cố gắng xoay vòng vốn nhanh.
- Biến VOL có tác động tương quan thuận (+) đến nợ dài hạn, có ý nghĩa thống kê tại mức 5%, sự tác động tương quan thuận (+) này là trái với giả thiết và có thể giải thích bởi tính đặc thù của loại hình doanh nghiệp có vốn nhà nước.