1.5 BÀI HỌC QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG
1.5.3 Bài học quản trị rủi ro thanh khoản tại các ngân hàng Việt Nam ACB
Sự việc lần đầu tiên xảy ra vào tháng 10/2013 liên quan hệ thống NHTM Việt Nam xuất phát từ tin đồn thất thiệt TGĐ ACB bỏ trốn đã tác động đến hàng ngàn khách hàng gửi tiền tại ACB. Hàng ngàn khách hàng đã kéo đến các chi nhánh ngân hàng này yêu cầu rút tiền. Chỉ riêng ngày 14/10/2013 đã có hơn 4000 người
đến rút tiền với tổng số tiền ra khỏi ngân hàng xấp xỉ 700 tỷ đồng và 16 triệu đô la Mỹ. Đối mặt với khủng hoảng thông tin, cũng trong ngày 14/10/2013 TGĐ ACB đã xuất hiện trong buổi họp báo bác bỏ tin đồn khơng có thật và khẳng định ACB sẵn sàng chi trả cho bất kỳ yêu cầu rút tiền nào. NHNN cũng vào cuộc hỗ trợ ACB vượt qua khó khăn, ơng Lê Đức Thuý – Thống đốc NHNN đã xuất hiện tại trụ sở ACB khẳng định ACB là ngân hàng hoạt động hiệu quả, đáng tin cậy và có tình hình tài chính lành mạnh. Trong hai ngày 15 và 16/10, thống đốc NHNN đã ký quyết định cấp hạn mức chiết khấu cho NH Á Châu là 950 tỷ với thời hạn cho vay là 90 ngày, đây là động thái hỗ trợ của NHNN và lãnh đạo bộ công an cũng vào cuộc điều tra nguồn gốc tin đồn.
Với sự nỗ lực của bản thân ACB và sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, dịng vốn rút khỏi ngân hàng có dấu hiệu chững lại. Đến ngày 16/10 hoạt động của ACB đã trở lại bình thường với lượng tiền gửi dần tăng và các hoạt động giải ngân diễn ra lại sau 6 ngày tạm dừng kiểm soát rủi ro thanh khoản. Tổng kết trong vòng 06 ngày, tổng số tiền ACB chi trả cho khách hàng là 1.100 tỷ đồng hoàn toàn nằm trong khả năng kiểm soát của ACB, hơn nữa tỷ lệ tiền gửi của ACB trong hệ thống ngân hàng chỉ chiếm tương ứng 1%, NHNN hoàn toàn đủ khả năng cứu trợ ACB vượt qua cơn khủng hoảng.
Bài học kinh nghiệm:
Qua sự việc xảy ra cho thấy tính dễ tổn thương với thơng tin trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Và kinh nghiệm khi đối mặt với khủng hoảng thông tin cần công tác truyền thông, trấn an và sự hỗ trợ của cơ quan chức năng trong đó vai trị của NHNN là quan trọng nhất. Cần có sự hỗ trợ, phối hợp cũng như phát ngôn của NHNN ứng phó khi đối mặt với khủng hoảng cũng như hỗ trợ điều phối thanh khoản từ NHNN để vượt qua. Quan trọng nhất là xây dựng các kịch bản ứng phó và áp dụng linh hoạt đối phó khủng hoảng và sự phối hợp truyền thông đồng bộ kênh thơng tin nội bộ, bên ngồi.
- Căng thẳng thanh khoản trên toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam năm
Đầu năm 2008, trước sức ép kiềm chế lạm phát, NHNN đã triển khai chính sách tiền tệ thắt chặt thông qua một số biện pháp mạnh như: tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, phát hành trái phiếu bắt buộc, khống chế tăng trưởng tín dụng. Chính sách này đã tác động làm thiếu hụt thanh khoản tại các NHTM đẩy lãi suất liên ngân hàng tăng cao. Bên cạnh đó các NHTM đua nhau tăng lãi suất huy động từ dân cư khiến chi phí vốn tăng mạnh. NHNN buộc phải can thiệp khi hệ thống thiếu thanh khoản bằng cách bơm vốn ngắn hạn vào hệ thống ngân hàng. Diễn biến:
Ngày 16/01/2008, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% lên 8,75%, tương đương tăng 10.000 tỷ đồng dự trữ bắt buộc. Nhiều NHTM không huy động kịp buộc phải vay nóng trên thị trường liên ngân hàng, đẩy lãi suất thị trường liên ngân hàng lên cao.
Ngày 31/01/2008, NHNN điều chỉnh lãi suất cơ bản tăng từ 8,25% lên 8,75%, cận dịp tết nguyên đán nên người dân có nhu cầu rút tiền làm tăng cầu tiền của các NHTM.
Ngày 17/02/2008, NHNN phát hành 23.000 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc, tại thời điểm đó, lãi suất huy động bình quân trên thị trường từ 14 – 15%, cá biệt có một số ngân hàng nhỏ, lãi suất lên đến 16 – 17%. Ngày 16/05/2008 NHNN ra QĐ số 16/2008/QĐ-NHNN, theo đó, các NHTM được ấn định lãi suất kinh doanh nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố.
Đến ngày 03/03/2011, thông tư 02 đã áp mức trần lãi suất huy động là 14% bao gồm mọi chi phí, hình thức khuyến mại. Quyết định này đã đưa chính sách lãi suất của VN trở về đầu những năm 2000 sau bao nỗ lực để tiến đến tự do hố lãi suất. Vì mục tiêu thanh khoản, các NHTM phải kéo căng đường cong lãi suất thành đường thẳng khi buộc phải niêm yết cùng một mức lãi suất cho mọi kỳ hạn, thậm chí lãi suất kỳ hạn dài cịn thấp hơn kỳ hạn ngắn.
Quy định trần lãi suất huy động nhưng lãi suất cho vay lại được thả nổi, lẽ tự nhiên, NHTM định giá cho vay theo lãi suất đầu vào để bảo lợi nhuận kinh doanh, hậu quả là các doanh nghiệp phải vay vốn với lãi suất cao. Với một chi phí vốn cao và tỷ suất lợi nhuận ở một mức nhất định, doanh nghiệp rơi vào tình trạng
khó khăn tài chính dẫn đến chất lượng các khoản tín dụng bị ảnh hưởng trầm trọng. Hậu quả rõ rệt nhất là đến năm 2012, nợ xấu ngân hàng thương mại Việt Nam là 11,8% theo số liệu công bố của uỷ ban tài chính quốc gia (Nguyễn Thị Mùi, 2012).
Giai đoạn này, hệ thống NHTM Việt Nam thường xuyên đối mặt với những biến động trái chiều về lãi suất và thanh khoản do một số nguyên nhân chính như sau:
- Thứ nhất, tăng trưởng tín dụng q nóng so với tốc độ tăng trưởng kinh tế
và huy động đi kèm cơ cấu đầu tư không hợp lý, tập trung lớn vào lĩnh vực bất động sản chạy theo lợi nhuận làm phát sinh rủi ro khi thị trường đóng băng, tạo sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản Có và tài sản Nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn, đây là nguyên nhân chính gây ra rủi ro thanh khoản cao đối với NHTM.
- Thứ hai, cơ chế điều hành chính sách và lãi suất thường chậm so với diễn
biến của nền kinh tế. Yêu cầu cơ bản của điều hành chính sách tiền tệ là tính chất đi trước, dẫn dắt, định hướng. Trong khi đó, ở Việt Nam dễ nhận thấy hiện tượng chính sách chỉ được đề ra khi có q nhiều phàn nàn và chịu sức ép từ thực tế. Ví dụ điển hình vào năm 2008, sau nhiều tháng các NHTM lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản nặng nề, NHNN mới chấp thuận nâng lãi suất cơ bản lên 14% để tăng trần lãi suất huy động.
- Thứ ba, sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, gây mất ổn định trong hệ thống
ngân hàng và tình hình kinh tế vĩ mơ. Bên cạnh việc âm thầm “chi ngoài” lãi suất huy động bên cạnh lãi suất niêm yết, các NHTM cịn tìm mọi cách đẩy mạnh cho vay để tìm kiếm lợi nhuận hoặc tiến hành các hoạt động cho vay mạo hiểm do sức ép phải tìm đầu ra với lãi cao. Hậu quả là tạo ra sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, thậm chí cấu thành tội phạm và vỡ nợ tín dụng dây chuyền là tăng rủi ro và mất ổn định của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế vĩ mô.
- Thứ tư, công tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM Việt Nam
cịn nhiều hạn chế. Các NHTM Việt Nam thường có xu hướng ỷ lại vào cơ chế nhà nước, trong khi đó, các ngân hàng nước ngồi, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các
tỷ lệ an tồn vốn, chính sách cơ chế còn thường xuyên nghiên cứu khảo sát, dự báo diễn biến của thị trường nên có biện pháp dự phịng thanh khoản, ứng phó kịp thời với những tác động thị trường. Bên cạnh đó, cơng tác quản trị rủi ro thanh khoản điển hình là quản trị tài sản Nợ - Có của các ngân hàng chưa tốt, NHNN khó nắm bắt tình hình thanh khoản cũng như sự thay đổi lớn trong tổng tài sản của NHTM để có giải pháp, cơ chế phù hợp kịp thời.
- Thứ năm, thơng tin bất cân xứng từ phía khách hàng mà các NHTM khó
có thể dùng cơng cụ thị trường để điều tiết có hiệu quả thanh khoản. Trong điều kiện thông tin không minh bạch xảy ra cả khách hàng cá nhân và pháp nhân, vì chạy theo lợi nhuận khách hàng rút tiền từ ngân hàng này sang ngân hàng khác để mua ngoại tệ, vàng tích trữ, gây khó khăn trong cơng tác dự đốn hành vi làm suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của hệ thống.
Bài học kinh nghiệm:
- Đa dạng hoá các kênh sử dụng vốn, tránh tập trung vào một vài ngành, lĩnh vực. Đa dạng hoá danh mục đầu tư phân bổ nguồn vốn hợp lý đảm bảo đồng thời hai mục tiêu: an toàn và lợi nhuận.
- Hệ thống ngân hàng Việt Nam dễ bị tổn thương cho dù chỉ là một tin đồn thất thiệt. Vì vậy, bài học đầu tiên là không chủ quan trước tin đồn. Các NHTM cần xây dựng các kịch bản đối phó và điều phối cán bộ nhân viên các cấp ứng phó với tình huống rút tiền hàng loạt của khách hàng để điều tiết nguồn tiền giữa các kênh với chi phí xử lý khủng hoảng thấp nhất.
- Vai trò đặc biệt của ngân hàng trung ương trong việc quản lý và biện pháp đối phó khi xảy ra khủng hoảng thanh khoản. NHNN là cơ quan đưa ra các quyết định kịp thời nhằm hỗ trợ NHTM trong việc đối phó với khủng hoảng thanh khoản. Đồng thời là cơ quan điều tiết vĩ mô, áp dụng triệt để các cơ chế thanh tra giám sát nhằm đảm bảo cạnh tranh lành mạnh trong hệ thống ngân hàng.
Kết luận chương 1
Trong Chương 1, luận văn đã đề cập đến lý thuyết về thanh khoản và quản trị rủi thanh khoản ngân hàng thương mại, đồng thời phân tích những nguy cơ rủi ro tiềm tàng khi trong quá trình hoạt động. Từ đó đưa ra tính cấp thiết phải quản lý chặt chẽ rủi ro thanh khoản. Bên cạnh đó, Chương 1 cũng tổng hợp một số nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro thanh khoản và các tiêu chí đo lường rủi ro thanh khoản.
Ngoài ra, trong chương cũng đề cập đến một số bài học kinh nghiệm đối mặt và quản trị rủi ro thanh khoản điển hình tại Việt Nam và các quốc gia trên thế giới.
Thay lời kết Chương 1, xin dẫn lời của Bộ trưởng Tài chính Timothy Geitner, phát biểu tại cuộc họp của 20 quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất thế giới (G20) tại London năm 2009: “Cuộc khủng hoảng ngân hàng và tài chính tồn
cầu với hậu quả là khủng hoảng kinh tế sau năm 2007 gây ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt đối với Bắc Mỹ và Châu Âu có nguyên nhân chủ yếu là do sự vận hành khơng đúng ngun tắc, tình trạng chỉ quan tâm đến lợi ích cục bộ, thiếu sự hợp tác và giám sát giữa các chức năng Kinh doanh, Quản lý Rủi ro và Quản lý Tài sản có, Tài sản nợ tại các ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng khác.
Các chức năng giám sát của tổ chức tài chính kèm theo việc giám sát lỏng lẻo của các cơ quan chức năng đã ngày càng chứng tỏ rằng hệ thống quy chế tự giám sát là khơng có hiệu quả. Đánh giá trên góc độ chủ quan của ngân hàng và khách quan từ bên ngồi đều có thể thấy rõ, để phát triển trong tương lai, các chức năng Kinh doanh, Quản lý Rủi ro và Quản lý Tài sản Nợ, Tài sản Có phải được rà sốt thường xun thông qua hệ thống giám sát và qui chế chặt chẽ và mạnh mẽ hơn. Đây không đơn thuần là một lựa chọn mà chính là giải pháp duy nhất để đảm bảo sự ổn định trong tương lai của hệ thống tài chính tồn cầu”
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH