Mục tiêu phát triển đến năm 2020

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 69 - 88)

ROE 24%

ROA 1.3%

Lợi nhuận trước thuế 6,730 tỷ đồng

Tổng tài sản 471,492 tỷ đồng

Tăng trưởng tài sản bình quân hàng năm 55%

Tăng trưởng tín dụng bình qn hàng năm 71%

Tăng trưởng huy động bình quân hàng năm 1 62%

Vốn chủ sở hữu trung bình 21,031 tỷ đồng

Nguồn: Tóm tắt chiến lược HDBank đến năm 2020

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quản trị rủi ro thanh khoản tại HDBank 3.2.1 Nhóm giải pháp do bản thân HDBank tổ chức thực hiện 3.2.1 Nhóm giải pháp do bản thân HDBank tổ chức thực hiện

3.2.1.1 Kiện toàn bộ máy nhân sự và nâng cao hiệu quả công tác quản trị điều hành

So với các NHTM của các nước có nền kinh tế phát triển thì cơng tác quản trị, điều hành của các NHTM VN nói chung và HDBank hiện nay cịn hạn chế, do đó các NHTM trong nước cần nâng cao công tác quản trị điều hành ở tất cả các khâu như: tổ chức, nhân sự, quản trị tài sản và nợ, quản trị rủi ro thanh khoản, lãi suất, tỷ giá…tất cả những vấn đề trên là rất bức thiết, quan trọng nhằm tạo ra những định hướng đúng đắn để dẫn dắt các định chế tài chính hoạt động an tồn và hiệu quả hơn.

Nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của hệ thống các ngân hàng. Một đội ngũ cán bộ hạn chế về trình độ, yếu kém về đạo đức thì sẽ khó lịng đưa ngân hàng phát triển theo đúng mục tiêu, định hướng đã đề ra, thậm chí sẽ đẩy ngân hàng xuống “vực sâu” của khủng hoảng. Do đó, HDBank cần đặc biệt quan tâm đến cơng tác cán bộ, điều đó cần được thực hiện từ khâu tuyển dụng, đào tạo đến khâu bổ nhiệm cán bộ, làm sao để xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng

lực trình độ, có bản lĩnh và đạo đức nghề nghiệp đặc biệt là nhân sự phụ trách mảng quản trị rủi ro đảm bảo hệ thống hoạt động một cách an toàn, hiệu quả.

3.2.1.2 Quản lý bảng cân đối Tài sản, hoàn thiện khả năng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn

Chiến lược quản lý bảng cân đối tài sản được thiết kế để đảm bảo rằng các mục tiêu lợi nhuận và dự thảo ngân sách cùng với biên độ lãi suất thuần (NIM) được duy trì qua sự quản lý hiệu quả rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất. Điều này được thực hiện bằng cách đo lường rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất của ngân hàng sử dụng các mơ hình đo lường rủi ro, thực hiện phân tích tình huống dưới các trường hợp lãi suất và thanh khoản khác nhau.

Do tính đến biến động của môi trường kinh tế vĩ mô và các thị trường tài chính cũng như sự cạnh tranh với các ngân hàng đối thủ của HDBank, ALCO thực hiện đánh giá điều kiện thị trường và các chỉ số rủi ro liên quan trên cơ sở hàng tháng để đảm bảo:

 Đáp ứng nhu cầu thanh khoản ngắn hạn và dài hạn của HDBank; và  Duy trì và cải thiện NIM.

Tuy nhiên, trong trường hợp có biến động mạnh và nhanh trên thị trường, ALCO có thể quyết định họp đánh giá các chỉ số rủi ro liên quan trên cơ sở hàng tuần. Đồng thời cần cải thiện công tác cân đối nguồn vốn hàng ngày để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt thanh khoản quá mức.

3.2.1.3 Hoàn thiện chiến lược Đầu tư

Chiến lược đầu tư của ngân hàng phải gắn liền với trạng thái thanh khoản và phải tránh đầu tư vào các khoản đầu tư dài hạn nếu ngân hàng đang cần vốn cho các mục đích thanh khoản ngắn hạn. Hầu hết các ngân hàng đều sẵn sàng giảm tỷ lệ lợi tức để có thể đảm bảo thanh khoản mọi lúc.

Trong điều kiện hiện tại, HDBank nên tập trung đầu tư vào Trái Phiếu Chính Phủ, là cơng cụ tài chính dễ được chiết khấu thơng qua giao dịch “repo” với Ngân Hàng Nhà Nước hoặc các tổ chức tài chính ngân hàng và phi ngân hàng. Đầu tư vào các công cụ không giao dịch hoặc khơng niêm yết (OTC) nhìn chung khơng được

khuyến khích vì những khoản đầu tư này không dễ định giá, không dễ bán và thường không thể bán trên thị trường khi khủng hoảng.

Vì vậy, chiến lược đầu tư nên giữ các khoản đầu tư dễ bán và dễ chuyển đổi thành tiền mặt hoặc giữ lại các khoản đầu tư có thể sử dụng làm tài sản bảo đảm trong trường hợp cần thiết.

Khoản đầu tư vào tài sản cố định như trụ sở, thiết bị và phương tiện cơ giới, hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng nên được tài trợ từ các khoản lợi nhuận chưa phân phối hoặc vốn chủ sở hữu hoặc cả hai.

Các chiến lược đầu tư khác nên có thể cân nhắc:  Lợi nhuận từ đầu tư phải cao hơn rủi ro tiềm ẩn

 Nếu có nhiều phương án đầu tư cùng độ rủi ro, vốn phải được đầu tư vào phương án có lợi nhuận cao nhất.

 Mặt khác, nếu có nhiều phương án đầu tư có cùng mức lợi nhuận, vốn phải được đầu tư vào phương án có rủi ro thấp nhất

 Nên cân nhắc để tránh chỉ đầu tư vào một lĩnh vực/sản phẩm/ngành. Nói cách khác, Ngân hàng cần đa dạng hóa đầu tư để giảm thiểu rủi ro.

 Chỉ đầu tư vào các chứng khốn có thể giao dịch trên thị trường, có xếp hạng đầu tư từ tổ chức xếp hạng danh tiếng.

 Các khoản tiền Việt Nam Đồng nhàn rỗi cần được đầu tư vào các khoản đầu tư thanh khoản như trái phiếu Chính phủ hay trái phiếu Kho bạc.

3.2.1.4 Hồn thiện chiến lược phịng ngừa rủi ro (Hedging)

Hedging rủi ro lãi suất ở Việt Nam hiện nay là khó khăn bởi vì khơng có năng lực thị trường để đáp ứng nhu cầu về các công cụ này. Hơn nữa, một số ngân hàng đầu tư, trước đây đã cung cấp các công cụ hedging “không niêm yết” (OTC), khơng cịn xuất hiện ở thị trường Việt Nam từ khủng hoảng năm 2007/08. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007/08, các ngân hàng không mặn mà với việc sử dụng công cụ hedging “không niêm yết” (OTC) do gặp khó khăn trong việc định giá, thanh khoản thị trường thấp trong trường hợp muốn bán hay mua lại các công cụ này và các rủi ro

đáng kể từ bên đối tác và thị trường tại những thời điểm cần đến tính hiệu quả của các hedging này.

Vì vậy, chiến lược của các ngân hàng là thực hiện chính sách rủi ro lãi suất nhằm khớp tài sản Nợ và tài sản Có. Ở Việt Nam, mức độ rủi ro lãi suất có xu hướng thấp bởi vì kỳ định lại lãi suất của tài sản Nợ và tài sản Có rất ngắn hạn và vì vậy rủi ro lãi suất thường chỉ trong khoảng thời gian trung bình là 3 tháng.

Chiến lược hedging cho việc quản lý rủi ro thanh khoản cũng rất hạn chế. Rất nhiều ngân hàng có nhiều thanh khoản USD có thể chuyển đổi sang thanh khoản VND bằng nghiệp vụ hoán đổi USD thành VND. Thị trường hoán đổi USD/VND khá hạn chế do cầu cơng cụ hốn đổi vượt q cung và rất ít ngân hàng sẵn sàng cho việc chào bán cơng cụ hốn đổi khi đồng VNĐ và lãi suất VND đang bất ổn. Một lựa chọn mạo hiểm hơn cho ngân hàng là thực hiện “bán giao ngay (USD và nhận VND), cho vay VND (trong ngày thứ nhất) và “mua giao ngay (USD tại thời điểm đáo hạn nợ vay bằng tiền trả nợ vay” ở đó ngân hàng có thể bán USD giao ngay và mua VND và sử dụng VND để tài trợ cho các tài sản bằng VND (chủ yếu là các khoản cho vay), tại thời điểm đáo hạn các khoản cho vay bằng VND, các khoản cho vay bằng VND được trả lại và ngân hàng mua USD bằng tiền cho vay được trả lại để thay thế khoản USD đã bán trong ngày thứ nhất. Tại các thị trường nơi khơng có thị trường kỳ hạn, các ngân hàng có thặng dư USD hoặc khoản tiền tệ có thể quy đổi, sẽ sử dụng cơ chế trên để tạo ra các khoản vốn nội tệ cho mục đích thanh khoản và cho vay. Những giao dịch này phụ thuộc vào quy định hạn mức trạng thái mở ngoại tệ.

Các cân nhắc khác:

 Cố gắng tránh những trạng thái mở từ các giao dịch thương mại với khách hàng của ngân hàng bởi sẽ gây ra sự mất cân bằng cơ cấu trong bảng cân đối tài sản mà không thể bù đắp hiệu quả bằng các giao dịch đền bù (ví dụ, tối đa hóa các khoản cho vay cân xứng với khoản tiền gửi về số dư, thời gian đáo hạn và tần suất xác định và xác định lại lãi suất).

cao hơn chi phí hedging và nếu có quyền chọn mua lại được bảo đảm bởi bên đối tác có mức xếp hạng tối thiểu tương đương BBB+.

 Lập mối quan hệ hedging với các đối tác có danh tiếng và được thừa nhận với xếp hạng tín dụng tương đương BBB+ để giảm thiểu tối đa rủi ro tín dụng từ đối tác.

3.2.1.5 Hoàn thiện chiến lược huy động vốn

Những ngân hàng có tiền gửi lõi (TK TGTT) chiếm hơn 60% tổng tiền gửi của khách hàng có lịch sử đứng vững ngay cả trong những khủng hoảng ngân hàng khắc nghiệt. Những ngân hàng này cũng được coi là ngân hàng "thanh toán” và các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng được liên kết với nhau khiến cho khách hàng khó rời bỏ ngân hàng.

Mặc dù có những khó khăn thực tế trong việc tăng tiền gửi lõi, việc cơ cấu nguồn vốn huy động theo hướng tăng tiền gửi lõi trong dài hạn sẽ góp phần:

 Giảm rủi ro do khơng có khả năng chi trả các nghĩa vụ đến hạn hoặc không thể giải quyết vấn đề “rút tiền hàng loạt” (rút tiền gửi lượng lớn), mà có liên quan với sự biến động và tính chất ngắn hạn của tiền gửi có kỳ hạn và tiền vay liên ngân hàng.

 Giảm chi phí vốn, cải thiện NIM và lợi nhuận tổng thể, trong khi vẫn duy trì chính sách tín dụng và chất lượng cho vay.

 Đạt được khả năng cạnh tranh lớn hơn bằng cách áp dụng lãi suất linh hoạt hơn.

Đây là một thay đổi lớn trong chiến lược và sẽ mất nhiều năm để đạt được và như vậy ngân hàng cần phải bắt đầu thực hiện ngay bây giờ để tăng các khoản tiền gửi lõi chi phí thấp và dần thay thế các khoản vay liên ngân hàng và tiền gửi có kỳ hạn chi phí cao. Chiến lược này phải có sự cố gắng phối hợp từ Hội Sở Chính đến các chi nhánh khơng chỉ ở việc tiếp thị tập trung mà còn trong việc liên kết các sản phẩm tiền gửi đến các dịch vụ và sản phẩm khác mà ngân hàng cung cấp, nâng cấp hệ thống, chức năng sản phẩm, tính linh hoạt, áp dụng lãi suất cao hơn cho các khoản tiền gửi cốt lõi nếu cần thiết và nâng cao các sản phẩm tiền gửi để hấp dẫn

thêm khách hàng và ưu đãi cho khách hàng để giữ vốn huy động trong thời gian dài hơn. Theo đó, điều quan trọng là tăng KPI của chi nhánh theo hướng khuyến khích họ tập trung vào tăng trưởng tiền gửi lõi.

Các sự cân nhắc khác:

 Tránh hỗn hợp huy động vốn (tiền gửi khơng kỳ hạn và có kỳ hạn) chỉ tập trung vào một vài khoản lớn. Điều này có thể gây ra rủi ro thanh khoản cho ngân hàng trong tương lai.

 Tránh sự phụ thuộc vào các khoản huy động vốn liên ngân hàng có kỳ hạn ngắn hạn giá trị lớn, là những khoản có xu hướng kém ổn định trong thời điểm thanh khoản căng thẳng. Việc vay mượn thường xuyên số lượng lớn ở thị trường liên ngân hàng sẽ cho thấy dấu hiệu của sự thiếu hụt thanh khoản và dẫn đến chi phí vay lớn hơn mức thơng thường

 Ngân hàng sẽ thực hiện chênh lệch lãi suất, ví dụ vay ngắn hạn và cho vay dài hạn trong môi trường lãi suất giảm. Tuy nhiên nếu lãi suất được dự báo tăng, chiến lược nên là cho vay ngắn hạn và nhận tiền gửi dài hạn ngay cả khi lãi suất tiền gửi cao hơn được đưa ra, để thu được lợi nhuận từ các điều kiện thị trường khơng hồn hảo ở Việt Nam.

 Tạo ra sự đa dạng hóa sản phẩm bên tài sản Nợ.

3.2.1.6 Hoàn thiện chiến lược gia tăng kiểm sốt chi phí, gia tăng ROE, ROA

Hầu hết các ngân hàng áp dụng mức NIM mục tiêu và xây dựng chính sách và chiến lược định giá để đạt được NIM mục tiêu. Tuy nhiên, cách thức này không phải lúc nào cũng khả thi, do các ngân hàng phải thường xuyên tính đến lãi suất tiền gửi và cho vay của đối thủ cạnh tranh. Việc này cũng còn phụ thuộc vào việc ngân hàng nằm trong nhóm nào trên thị trường. Thông thường, việc so sánh chuẩn và định giá được thực hiện so với những ngân hàng trong cùng nhóm. Ví dụ, những ngân hàng có chi phí huy động vốn thấp có thể có NIM cao hơn hoặc có thể có NIM thấp hơn, ở mức phù hợp với nhóm của họ, song lại có danh mục cho vay có chất lượng cao.

hàng đối thủ. Tại Việt Nam, cuộc cạnh tranh tín dụng và tiền gửi khá gay gắt và do đó mức NIM bình qn có xu hướng tương đối thấp so với các ngân hàng trong khu vực. Những ngân hàng được mệnh danh là “nhà điều khiển lãi suất” thường là những ngân hàng chi phối thị trường và có NIM cao, trong khi đó những ngân hàng “đi theo về lãi suất” có xu hướng chạy theo lãi suất tiền gửi và cho vay và thường có NIM thấp hơn và danh mục cho vay có chất lượng thấp hơn.

Chiến lược định giá cũng là một bộ phận chức năng trong cơ cấu tiền gửi của ngân hàng. Với các ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn và vay liên ngân hàng lớn, chi phí vốn của các ngân hàng này cao hơn nhiều lần so với những ngân hàng có tỷ trọng tiền gửi lõi cao. Điều này có nghĩa là để duy trì mức NIM cao, ngân hàng phải có lãi suất cho vay cao hơn so với những ngân hàng mà lượng tiền gửi lõi với chi phí thấp của họ chiếm tỷ lệ phần trăm cao hơn. Điều này có thể dẫn tới việc danh mục cho vay có fchất lượng thấp hơn.

Duy trì NIM thấp cũng có thể gia tăng hệ số giữa chi phí so với thu nhập của ngân hàng. Nếu hệ số đó > 80%, nó cũng sẽ làm giảm Tỷ suất lợi nhuận vốn cổ đông (ROE) và Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) của ngân hàng so với các ngân hàng khác.

Do đó, với điều kiện thực tế như trên, ngân hàng không thể theo đuổi một chiến lược định giá độc lập nếu không điều chỉnh cơ cấu tiền gửi theo hướng gia tăng “các khoản tiền gửi lõi”.

Một số vấn đề khác cần xem xét là:

 Cần khẳng định rõ ràng rằng doanh thu mà Ngân hàng thu được phải cao hơn chi phí phát sinh tại Ngân hàng để bán một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.  Trong q trình quyết định mức giá của một sản phẩm nguồn vốn, Ngân

hàng phải xem xét các vấn đề sau:

 Hỗn hợp Nguồn vốn cần phải được xác định rõ ràng trong chiến lược huy động vốn của Ngân hàng, trong đó cơ cấu nguồn vốn, giá trị và kỳ hạn của nguồn vốn được xác định bằng cách cân nhắc mức chi phí vốn hiệu quả nhất và thấp nhất

 Giá trị tiền gửi, nói chung, ngân hàng sẽ trả lãi suất cao hơn cho một khách hàng có giá trị tài sản ròng cao. Tuy nhiên, Ngân hàng phải lưu ý rằng đơi khi những khách hàng chính có số dư tiền gửi lớn tại Ngân hàng có thể gây ra rủi ro thanh khoản trong tương lai nếu những khách hàng này quyết định không tái tục những khoản tiền gửi của họ. Do đó, việc lệ thuộc vào những khoản tiền gửi có giá trị lớn là khơng thích hợp về mặt chiến lược.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển TP HCM (Trang 69 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)