Bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại việt Nam sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35)

khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ:

Cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp nhà đất dưới chuẩn ở Mỹ có những ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế nước Mỹ nói riêng và nền kinh tế tồn cầu nói chung. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ hoạt động cho vay có phần dễ dãi và ồ ạt của các ngân hàng đối với người vay tiền mua nhà trả góp với hi vọng sau đó bán đi để kiếm lời. Trong giai đoạn 2004-2006, cho vay thế chấp dưới chuẩn chiếm khỏang 21% tổng các khoản vay thế chấp, tăng so với mức 9% giai đoạn 1996-2004, trong đó chỉ tính riêng năm 2006 tổng trị giá các khoản vay thế chấp dưới tiêu chuẩn lên đến 600 tỷ USD, bằng 1/5 thị trường cho vay mua nhà của Mỹ. Đối tượng đi vay là người khơng có việc làm ổn định, vị thế xã hội thấp và có lịch sử thanh tốn tín dụng khơng tốt trong q khứ dẫn đến mất khả năng thanh toán ngay khi thị trường biến động xấu. Do nhận thức được hiệu quả khoản vay của mình là xấu, các ngân hàng bù đắp rủi ro tín dụng chủ yếu bằng lãi suất cho vay cao và bằng tài sản thế chấp. Khi thị trường địa ốc Mỹ rơi vào tình trạng đóng băng, người vay tiền để mua nhà bán kiếm lời lại không thể bán được nhà, trong khi nhu cầu nhà ở lại giảm mạnh, cứ như thế món nợ vay mua nhà bỗng tăng vọt. Đến lúc này các ngân hàng bắt đầu nhận thấy nợ xấu, nợ khó địi tăng vọt. Số lượng nợ xấu và khách hàng vỡ nợ cứ thế tăng, đẩy các tổ chức cho vay vào cảnh thua lỗ đáng sợ.

Như vậy, cuộc khủng hoảng cho vay thế chấp tại Mỹ xuất phát từ việc các ngân hàng giảm nhẹ các tiêu chuẩn cho vay đối với các khoản vốn vay để mua nhà có độ rủi ro cao và việc các ngân hàng nước này có xu hướng chứng khốn hóa các khoản cho vay đó.

Qua cuộc khủng hoảng trên có thể rút ra hai bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau:

- Cần tuân thủ các quy định về cho vay và rà soát, kiểm tra sau cho vay một cách chặt chẽ, thường xuyên. Theo đó, các Ngân hàng cần chú ý đến việc định giá tài sản thế chấp là bất động sản sao cho đúng với giá trị thực, đánh giá năng lực

trả nợ của người vay cũng như phương án trả nợ khả thi, hiệu quả. Đồng thời, ngân hàng cần tính đến các yếu tố biến động làm giảm khả năng trả nợ của người vay, làm giảm giá trị của tài sản đảm bảo để có quyết định cho vay ở mức hợp lý cũng như có biện pháp phịng ngừa rủi ro kịp thời.

- Nhận thức rõ các rủi ro có tác động dây chuyền khi cho vay bất động sản bởi mối quan hệ mật thiết của thị trường bất động sản với thị trường tài chính, thị trường lao động. Các ngân hàng cần giới hạn cho vay bất động sản và danh mục cho vay được phân bổ hợp lý giữa các ngành nghề để bù trừ rủi ro, đảm bảo an toàn và hiệu quả cho hoạt động của ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả đã làm rõ một số vấn đề sau:

− Lý luận cơ bản về bất động sản, thị trường bất động sản: nêu lên vai trò của thị trường bất động sản.

− Những vần đề cơ bản của cho vay bất động sản, nêu lên vai trò của cho vai bất động sản đối với nền kinh tế – xã hội, ngân hàng và đối với khách hàng.

− Khái niệm hiệu quả tín dụng trong lĩnh vực cho vay bất động sản, nêu ra các tiêu chí về định tính và định lượng để làm cơ sở đính giá hiệu quả cho vay bất động sản tại ACB.

− Nêu ra các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả cho vay bất động sản từ đó có cơ sở để đánh giá và tìm ra giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng .

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ TÍN DỤNG TRONG LĨNH

VỰC CHO VAY BẤT ĐỘNG SẢN TẠI NGÂN HÀNG

TMCP Á CHÂU 2.1 Sơ lược về ngân hàng TMCP Á Châu:

2.1.1 Lịch sử hoạt động của ngân hàng TMCP Á Châu: 2.1.1.1 Ngày thành lập: 2.1.1.1 Ngày thành lập:

Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) được thành lập theo giấy phép số 0032/NH-GP do NHNN Việt Nam cấp ngày 24/04/1993 và giấy phép số 533/GP- UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

2.1.1.2 Lĩnh vực hoạt động:

Các hoạt động chính của ACB và các công ty con (Ngân hàng và các cơng ty con gọi chung là tập đồn) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, cơng trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh tốn, mơi giới và tư vấn đầu tư chứng khốn; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác.

2.1.1.3 Quá trình phát triển:

- Giai đoạn từ năm 1993-1995: đây là giai đoạn hình thành ACB. Những người sáng lập ACB có năng lực tài chính, học thức và kinh nghiệm thương trường, cùng chia sẻ một nguyên tắc kinh doanh là “quản lý sự phát triển của doanh nghiệp an tồn, hiệu quả” và đó là chất kết dính tạo sự đồn kết bấy lâu nay. Giai đoạn này, ACB hướng về khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực tư nhân, với quan điểm thận trọng trong việc cấp tín dụng, đi vào sản phẩm dịch vụ mới mà thị trường chưa có.

- Giai đoạn từ năm 1996-2000: là ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam phát hành thẻ tín dụng quốc tế MasterCard và Visa. Cơ cấu tổ chức được thay đổi theo định hướng kinh doanh và hỗ trợ.

- Giai đoạn từ năm 2001 -2005: Năm 2003, ACB xây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong một số lĩnh. Năm 2005, ACB và Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện; và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB. ACB triển khai giai đoạn hai của chương trình hiện đại hóa cơng nghệ ngân hang.

- Giai đoạn từ năm 2006 -2010: trong giai đoạn này ACB đẩy nhanh việc mở rộng mạng lưới hoạt động, đã thành lập mới và đưa vào hoạt động 223 chi nhánh và phòng giao dịch, tăng từ 58 đơn vị vào cuối năm 2005 lên 281 đơn vị vào cuối năm 2010.

- Năm 2009, ACB hồn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực; xây dựng mơ hình chi nhánh theo định hướng bán hàng; áp dụng hệ thống chấm điểm tín dụng đối với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp; triển khai hệ thống bàn trợ giúp (help desk).

Năm 2010, ACB tăng cường cơng tác dự báo tình hình để có các quyết sách phù hợp nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả hoạt động.

Năm 2011, tháng Giêng, Định hướng chiến lược phát triển của ACB giai đoạn 2011 – 2015 và tầm nhìn 2020 được ban hành. Định hướng này có 2 nội dung nền tảng:

+ Tầm nhìn và sứ mệnh: ACB cần tận dụng tất cả các thời cơ trong giai đoạn phát triển mới của Việt Nam để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ hiệu quả hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp trong cộng đồng xã hội.

+ Tham vọng và mục tiêu:

• Với phương châm hành động “ Tăng trưởng nhanh- Quản lý tốt- hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nổ lực phấn đấu để đến năm 2015 trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mơ lớn nhất, hoạt động an toàn và hiệu quả ở Việt Nam

• Để đảm bảo năng lực quản lý vận hành hiệu quả một NH lớn mà ACB có tham vọng đạt tới, ACB sẳn sàng chấp nhận các thay đổi cần thiết để có thể sớm đưa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế tốt nhất vào áp dụng trong quản trị, điều hành ngân hàng, phù hợp với các điều kiện cụ thể của ACB và thị trường Việt Nam.

2.1.2 Hoạt động huy động vốn:

Nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận giữ lại, song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động, nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của ngân

hàng. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng khơng nằm ngồi ảnh hưởng của quy luật này, đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ.

Tình hình huy động vốn của ACB trong thời gian qua gặp khơng ít khó khăn, đặc biệt trong những năm gần đây, khi ngày càng có nhiều ngân hàng có chất lượng phục vụ khách hàng tốt, có những chính sách, những ưu đãi dành cho khách hàng nhằm tìm kiếm, lôi kéo khách hàng về ngân hàng họ.

Tuy nhiên, với những chính sách hợp lý, những chương trình ưu đãi dành cho khách hàng ACB đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể như sau:

Bảng 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động của ACB qua các năm (2008 đến tháng 06/2012). (ĐVT: triệu đồng) NĂM 2008 2009 2010 2011 Tháng 06/2012 Tiền gửi của TCTD khác 9.901.891 10.449.828 28.129.963 34.714.041 19.671.617 Tiền gửi của khách hàng 64.216.949 86.919.196 106.936.611 142.218.091 145.616.489 TỔNG CỘNG 74.118.840 97.369.024 135.006.574 176.932.132 165.288.106

Hình 2.1: Tăng trưởng nguồn vốn huy động của ACB qua các năm (2008 đến tháng 06/2012).

Tổng nguồn vốn huy động tại chỗ gồm: + Tiền gửi của TCTD khác

+ Tiền gửi của khách hàng

Số liệu trên cho thấy kết quả của công tác huy động vốn của ACB qua các năm, nguồn vốn huy động tăng dần qua các năm, kể cả trong giai đoạn khó khăn nhất. Tính đến 12/2011, tổng nguồn vốn huy động của ACB đạt 176.932.132 triệu đồng tăng 31,05% so với năm 2010.

Tiền gửi của khách hàng duy trì và tăng trưởng qua các năm do ngân hàng không ngừng triển khai các sản phẩm với các hình thức dự thưởng với nhiều giải thưởng có giá trị cao.

Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012, số dư tiền gửi có sự sụt giảm. hơn so với năm 2011. Trong thời gian này tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến động, tình hình kinh tế khó khăn, hầu hết các ngành nghề đều gặp khó khăn, số tiền nhàn rỗi của khách hàng ngày càng ít đi. Hơn nữa, lãi suất ngân hàng có chiều hướng giảm, trong khi giá vàng trong nước lại tăng cao, một số lượng khách hàng

rút tiền để mua vàng, hoặc đầu tư vào một số kênh khác với hi vọng có nhiều lợi nhuận hơn gửi vào ngân hàng. Ngồi ra, khi mà tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, việc khách hàng rút tiền ở ngân hàng này và gửi tiền ở một ngân hàng khác với mức lãi suất cạnh tranh hơn, với những ưu đãi tốt hơn là điều thường thấy. Tóm lại, số dư tiền gửi tại ACB tính đến ngày 30/06/2012, cảnh báo rằng ACB cần phải nổ lực hơn nữa trong việc chăm sóc khách hàng cũ và phát triển khách hàng mới để hoàn thành mục tiêu đề ra vào cuối năm.

Nguồn vốn huy động là một tiêu chí cực kỳ quan trọng đối với các tổ chức tín dụng. Nó quyết định sự tăng trưởng về tín dụng, quy mơ hoạt động, phát triển mạng lưới. Do đó, làm sao để đạt được tăng trưởng về nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn có kỳ hạn, ổn định lâu dài và sử dụng vốn một cách có hiệu quả là bài tốn nan giải hiện nay. Vì vậy, trong thời gian tới khi mà nền kinh tế có thể cịn nhiều diễn biến phức tạp, ngay từ bây giờ ACB cần có những giải pháp chiến lược nhằm tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt là nguồn vốn huy động dài hạn.

Nguồn vốn huy động tăng trưởng qua các năm, sở dĩ là do ACB đã tạo được niềm tin từ phía khách hàng, là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần có uy tín trong tâm trí của người dân. Mặc dù vậy, ACB cũng không ngừng mở rộng mạng lưới đến các khu vực đông dân cư và song song với việc triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi với nhiều giải thưởng có giá trị. Nguồn vốn huy động tăng thể hiện quy mô hoạt động của ngân hàng cũng tăng tương ứng, điều này cho thấy hoạt động của ACB ngày càng có những bước phát triển tốt. Mặc khác, điều này được thể hiện ở chỗ thị phần huy động của ACB so với tất cả các ngân hàng khác tăng dần qua các năm.

Bảng 2.2: Thị phần huy động vốn của ACB so với các NH khác qua các năm. (2008 đến tháng 06/2012) (ĐVT: triệu đồng) Nguồn vốn huy động của ACB Tổng nguồn vốn huy động của toàn ngành Thị phần huy động của ACB so với tình hình huy động tồn ngành Năm 2008 74.118.840 838.997.000 8,83% Năm 2009 97.369.024 847.222.000 11,49% Năm 2010 135.006.574 1.267.813.000 10,65% Năm 2011 176.932.132 1.420.682.000 12,45% Đến tháng 06/2012 165.288.106 1.557.771.000 10,61%

(Nguồn : báo cáo kết quả hoạt động ngân hàng của NHNN)

Hình 2.2 : Thị phần huy động vốn của ACB so với các NH khác qua các năm (2008 đến tháng 06/2012).

Tóm lại, những năm qua, ACB đã thực hiện tốt công tác huy động vốn, nguồn vốn tăng liên tục và ổn định trong thời gian dài, giúp ngân hàng không những có thể thực hiện cung cấp tín dụng trong nền kinh tế mà còn dùng để điều hòa vốn trong toàn hệ thống. Tuy nhiên, trong thời gian tới, ACB cần phải nổ lực nhiều hơn nữa để có thể giữ vững vị trí của mình và tiến xa hơn các NH khác.

2.1.3 Hoạt động tín dụng:

Song song với hoạt động huy động vốn thì hoạt động tín dụng đóng vai trị quyết định trong q trình hoạt động kinh doanh của NH, những sai lầm trong công tác sử dụng vốn sẽ dẫn đến hậu quả khơn lường, thậm chí có thể làm phá sản một ngân hàng và ảnh hưởng khơng nhỏ đến tồn hệ thống.

Như bao tổ chức tín dụng khác, hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận chủ yếu của ngân hàng là hoạt động tín dụng, lợi nhuận tạo ra từ hoạt động cho vay luôn chiếm hơn 90% tổng nguồn thu của ngân hàng. Trong những năm qua, với sự quyết tâm, nổ lực, bằng nhiều giải pháp tích cực, hoạt động cho vay của ACB đã vượt qua những giai đoạn khó khăn, giữ vững ổn định. Điều đó thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 2.3: Tình hình cho vay của ACB qua các năm (2008 đến tháng 06/2012).

(ĐVT: triệu đồng)

NĂM 2008 NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011 Tháng 6/2012

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)