Những mặt hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62 - 64)

2.3 Đánh giá về hiệu quả tín dụng trong lĩnh vực cho vay bất động sản tạ

2.3.2 Những mặt hạn chế

Hàng hóa bất động sản là một hàng hóa đặc biệt, có giá trị lớn, có tính thanh khoản thấp, thời gian đầu tư dài và thu hồi vốn lâu, điều này làm cho thị trường bất động sản là một thị trường chứa nhiều rủi ro, kéo theo nguồn vốn cung cấp cho thị trường bất động sản cũng chứa nhiều rủi ro.

Qua đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng trong lĩnh vực cho vay bất động sản tại ACB trong những năm qua ta nhận thấy mặc dù ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong việc nâng cao hiệu quả tín dụng nhưng vẫn bộc lộ một số hạn chế sau:

- Chính sách tín dụng: thời gian qua, chính sách tín dụng của ACB thay đổi liên tục, một phần cũng do sự thay đổi chính sách chung của Chính phủ và của NHNN, một phần cũng do hạn chế về mặt kiến thức của nhân viên hướng dẫn nghiệp vụ. Một số hướng dẫn chưa rõ ràng, chưa thật sự chặt chẽ, chưa cụ thể, khó hiểu, gây khó khăn cho cơng tác thực hiện. Bên cạnh đó, các hướng dẫn của Khối, Phịng ban đơi khi mâu thuẫn nhau, lúc phát sinh thì lại khơng biết thực hiện theo hướng dẫn của Khối nào. Bên cạnh đó, một số hướng dẫn, cơng văn ban hành không ghi tên, số điện thoại của nhân viên giải đáp thắc mắc, kênh phân phối có thắc mắc thì lại khơng biết liên hệ bộ phận nào để được hướng dẫn, điều này gây chậm trễ trong việc giải quyết hồ sơ của khách hàng.

- Chưa tuân thủ quy trình cho vay: quy trình tín dụng được ban hành, hướng dẫn cụ thể, chi tiết các bước thực hiện, nhiệm vụ của từng nhân viên. Tuy nhiên, việc giám sát thực hiện đúng quy trình tín dụng thật sự chưa được chú trọng lắm. Nhiều khoản tín dụng được cấp khá vội vàng, chạy theo yêu cầu của khách hàng mà thiếu đi sự phân tích, thẩm định tín dụng. Việc cấp tín dụng mang tính cảm tính, nặng vào tài sản đảm bảo mà khơng dựa vào q trình thu thập thơng tin, phân tích và xử lý thiếu thận trọng. Quá trình giám sát sau cho vay cịn tiến hành lõng lẽo.

Nhiều chi nhánh cịn cho vay ra ngồi địa bàn hoạt động nên việc kiểm tra tình hình kinh doanh, năng lực tài chính, tính trung thực trong việc sử dụng vốn vay, kiểm sốt dịng tiền của khách hàng không được đảm bảo. Thực tế tại ACB tình hình kiểm tra, giám sát khoản vay chưa thường xun và cịn mang tính hình thức: đây cũng là đặc điểm chung của ngân hàng trong nước, thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay. Theo dõi nợ là một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của cán bộ tín dụng nói riêng và của ngân hàng nói chung. Việc kiểm tra, giám sát khoản vay sau giải ngân nhằm đảm bảo khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trường hợp khách hàng sử dụng vốn sai hoặc khơng đúng mục đích, ngân hàng có biện pháp thu hồi nợ kịp thời nhằm hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất. Thực tế, việc kiểm tra, giám sát khoản vay tại các chi nhánh chưa được thường xun. Có nhiều trường hợp khơng đi kiểm tra thực tế mà chỉ căn cứ trên các chứng từ khách hàng cung cấp để ghi biên bản kiểm tra. Nội dung biên bản còn sơ sài chưa phản ánh đúng tình hình thực tế của khách hàng.

- Trình độ của cán bộ, phẩm chất đạo đức của nhân viên:

Mặc dù ngân hàng luôn quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, ngay trong việc tuyển lựa cán bộ tín dụng cũng đặt ra yêu cầu trình độ đại học, đã qua cơng tác tín dụng ở Ngân hàng khác, hiểu biết về các ngành kinh tế khác. Song điều bất cập xảy ra là trình độ bằng cấp thì nhiều song việc áp dụng vào thực tế cơng việc lại địi hỏi phải năng động, nhanh nhạy địi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống để quyết đoán một món vay cho phù hợp, đúng cơ chế, tính tốn được hiệu quả cho cả Ngân hàng và khách hàng, và có thể lường trước được những bất trắc có thể xảy ra.Thực tế tại ACB, với tình hình chảy máu chất xám hiện nay thì đội ngũ nhân viên ACB cịn rất trẻ nên cán bộ tín dụng chưa có bề dày kinh nghiệm trong vấn đề kiểm tra theo dõi chặt chẽ món vay, dẫn đến việc KH sử dụng vốn sai mục đích, do vậy khi đến hạn không trả được nợ phải chuyển qua nợ quá hạn.

Vẫn còn trường hợp nhân viên thẩm định áp đặt ý kiến chủ quan của mình đối với khách hàng. Chẳng hạn, nhận thấy được khách hàng tốt đã giúp khách hàng sửa lại phương án kinh doanh cho phù hợp. Ví dụ, khách hàng vay đầu tư bất động sản, nhưng để dễ dàng được duyệt, nhân viên đã giúp khách hàng làm phương án vay mua nhà để ở, hoặc là thay bằng phương án sản xuất kinh doanh, điều này thật sự không rủi ro nếu như thị trường bất động sản không gặp nhiều bất ổn nhưng sẽ vơ cùng nguy hiểm khi tình hình bất động sản đóng băng như hiện nay. Có một số trường hợp là cán bộ tín dụng đã tìm cách tăng thêm thu nhập của khách hàng để được duyệt hồ sơ vay vốn một cách dễ dàng.

Vẫn còn một số trường hợp bất động sản được định giá cao hơn qui định là do nhân viên thẩm định tài sản cố tình làm sai, dùng một số biện pháp tinh vi can thiệp nhằm giúp khách hàng vay vốn được số tiền nhiều hơn.

- Trong quan hệ với khách hàng mặc dù có những cố gắng nhưng ngân hàng vẫn chưa thể hiện được vai trò “người bạn của khách hàng”. Sự giúp đỡ của ngân hàng chỉ mới dừng lại ở các hoạt động như điều chỉnh gia hạn nợ, cho vay thêm vốn chứ chưa thực hiện được vai trò tư vấn định hướng giúp khách hàng tháo gỡ những khó khăn để có thể hồn thành nghĩa vụ trả nợ vay đối với ngân hàng.

- Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ luôn thấp hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trong nước, thấp hơn nhiều so với quy định của NHNN nhưng dư nợ của ACB cao nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại cổ phần nên con số tuyệt đối của nợ quá hạn tính ra khơng nhỏ. Do đó, để tránh những tổn thất xảy ra trong q trình cấp tín dụng, ACB cần quản trị tốt hơn nữa rủi ro tín dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng, để đạt mục tiêu “tăng trưởng trong tầm kiểm soát và chỉ tăng trưởng khi kiểm soát được rủi ro”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả tín dụng cho vay bất động sản tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)